Bài viết của các học viên Pháp Luân Công tại Séc, Pháp và Canada

[MINH HUỆ 26-07-2019] Các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đã tổ chức diễu hành, mít-tinh và thắp nến tưởng niệm ôn hòa nhằm ghi dấu 20 năm kháng nghị phản đối cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ngày 20 tháng 7 năm 1999, theo lệnh của Giang Trạch Dân, lãnh đạo của chính quyền Cộng sản Trung Quốc bấy giờ, ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại nhắm vào các học viên Pháp Luân Công. Pháp Luân Công là một môn tu luyện ôn hòa, tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên việc thực hành nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Trang web Minh Huệ đã xác nhận cái chết của hơn 4.000 học viên Pháp Luân Công do cuộc bức hại trong 20 năm qua. Tuy nhiên, con số thực tế được cho là còn lớn hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của mình còn nhiều hơn. Đã có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ đã tích cực tham gia thu hoạch tạng từ các học viên bị giam giữ, những học viên này đã bị giết hại để cung cấp tạng cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng.

Dưới đây là các báo cáo ghi nhận từ các buổi mít-tinh và thắp nến tưởng niệm tại Cộng hòa Séc, Pháp và Canada

Mít-tinh tại Prague, Cộng hòa Séc

Các học viên Pháp Luân Công tại Cộng hòa Séc đã tổ chức sự kiện hai ngày để kỷ niệm 20 năm kháng nghị phản đối cuộc bức hại. Họ đã cử hành buổi mít-tinh trên Quảng trường Malostranske Namesti vào tháng 7 năm 2019.

Sau đó, các học viên xếp thành hàng dài từ Thượng viện Séc đến Văn phòng Tổng thống, mỗi người đứng cách nhau hai đến ba mét. Họ cầm di ảnh của các học viên đã qua đời trong cuộc bức hại của ĐCSTQ và trò chuyện với người qua đường về sự tàn bạo của ĐCSTQ.

Một số học viên phát tặng tờ rơi. Các học viên đã trình Nghị quyết số 131/2019 của Thượng viện Séc và phán quyết của Tòa án Trung Quốc tại London lên Văn phòng Tổng thống. Họ hối thúc chính phủ Séc kêu gọi chính phủ Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại và thả tất cả các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù.

33652f59ebb0dc22d3224ae5622ab113.jpg

Một học viên trò chuyện với du khách về Pháp Luân Công và cuộc bức hại

cc55e197c39638a60ae0c323e52e08ed.jpg

Tưởng niệm các học viên đã qua đời do cuộc bức hại của ĐCSTQ

56eb4d07dc13dbf31b25871ec103e8f3.jpg

Tái hiện một số hình thức tra tấn của ĐCSTQ

681afddbd1ab28cefe2ae82292ad0a81.jpg

Tái hiện việc ĐCSTQ thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống trước Đại sứ quán Trung Quốc

56ad444a0da7b742d7fc186736ed4698.jpg

68b35e97084bcaae085da91da4392cec.jpg

Các học viên Pháp Luân Công đứng xếp hàng dọc đường phố để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại của ĐCSTQ

Các học viên đã tổ chức buổi mít-tinh và thắp nến tưởng niệm trước Đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 20 tháng 7.

f2f291af8782c29734f01c51e4174a83.jpg

Ứng viên Tổng thống Marek Hilser (ở giữa, áo sơ mi màu xanh nhạt), cựu Bộ trưởng Văn hóa Daniel Herman (đứng thứ sáu từ trái sang), đại diện của Tổ chức Ân xá Quốc tế (đứng thứ hai từ phải sang), và một mục sư đã cùng tham gia với các học viên để thể hiện sự ủng hộ của họ

e8f72332121af4fdfcbdadafd2390f2a.jpg

Nghị sỹ Quốc hội Bělobrádek đã gửi thư cho các học viên

Paris, Pháp: Nâng cao nhận thức dưới chân Tháp Eiffel

Sau khi tổ chức một loạt sự kiện, bao gồm mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc và diễu hành ở trung tâm thành phố Paris vào ngày 19 tháng 7 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại trên Quảng trường Nhân quyền dưới chân Tháp Eiffel vào ngày 20 tháng 7 năm 2019.

a5f1141394f1497e5d5d04326ac89550.jpg

Các học viên Pháp Luân Công nâng cao nhận thức về cuộc bức hại trên Quảng trường Nhân quyền

80c2a50d0a86956b215a5f1226003178.jpg

Nhiều người dừng chân để tìm hiểu sự kiện

4be67a056bbe3b02d2da57359087d4b6.jpg

8b542d3bd8b3725fbc5647b60845e56c.jpg

b762040e336cdabd592b00dde2780d23.jpg

Du khách đọc thông tin trên các tấm áp phích về Pháp Luân Công và cuộc bức hại

b762040e336cdabd592b00dde2780d23.jpg

Ký tên vào bản kiến nghị phản đối cuộc bức hại

Đoàn Nhạc Tian Guo đã biểu diễn trên quảng trường và thu hút sự chú ý của nhiều du khách. Các học viên Pháp Luân Công cũng trình diễn các bài công pháp, dựng các tấm áp phích và trò chuyện với du khách về cuộc bức hại. Nhiều du khách đã đọc thông tin trên các tấm áp phích và ký vào bản kiến nghị phản đối cuộc bức hại. Một số du khách Trung Quốc đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó ngay tại đó.

Anh Bouhnik Fabio, làm việc trong ngành công nghiệp điện ảnh, đã đọc thông tin trên các tấm áp phích và ký vào bản kiến nghị phản đối cuộc bức hại. Anh cho biết: “Tôi không biết lại có loại hành vi tàn bạo như vậy (thu hoạch tạng sống). Tôi nghe nói ĐCSTQ đã sử dụng xe tăng để đè nát những người bất đồng chính kiến. Tôi không dám hình dung sự tàn ác của Đức quốc xã đối với người Do Thái lại có thể tái hiện trong thời đại ngày nay. Mọi người bị đánh đập và bị giết hại.”

Đối với những nỗ lực kháng nghị của các học viên nhằm phản đối cuộc bức hại, anh Fabio nhận xét: “Chúng ta cần phải đấu tranh. Thật đau lòng khi biết điều này.”

Montreal, Canada: Lên án cuộc bức hại trước Lãnh sự quán Trung Quốc

Các học viên Pháp Luân Công đã cử hành lễ mít-tinh trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Montreal vào ngày 17 tháng 7 năm 2019. Họ đã lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ.

f3a9977e5f9d01c2fc58949a650bb342.jpg

Các học viên Pháp Luân Công lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ

Một số học viên Pháp Luân Công từng bị cầm tù ở Trung Quốc vì đức tin của mình đã tường thuật lại những gì họ đã trải qua. Đại diện các học viên, tên Ngụy, đã lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ và kêu gọi ĐCSTQ lập tức chấm dứt cuộc bức hại này.

Các học viên còn thu thập chữ ký vào bản kiến nghị nhằm hối thúc ĐCSTQ thả các học viên bị cầm tù ở Trung Quốc. Nouha, một học sinh ở ngôi trường ngay cạnh lãnh sự quán, đã ký vào bản kiến nghị và nói: “Cuộc bức hại này là sai. Mọi người cần phải có quyền tự do tín ngưỡng.”

Các báo cáo liên quan bằng tiếng Hán:

Paris, France và Montreal, Canada


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/26/390634.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/31/178659.html

Đăng ngày 03-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share