Bài viết của Đức Tường, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 23-07-2019] Ngày 19 tháng 7 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc mít-tinh tại Marienplatz ở Munich để kỷ niệm 20 năm kháng nghị ôn hòa đối với cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Một nhà lập pháp người Đức, một cựu bác sỹ người Trung Quốc, một nhà báo, và các nhà hoạt động nhân quyền đã phát biểu ủng hộ sự kháng nghị ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công.

f1ab5cc5b1b2b86dbf7c6b00b82cac13.jpg

53b2843be9bda2f6af90fee02d52a40c.jpg

Trình diễn các bài công pháp Pháp Luân Công tại cuộc mít-tinh ngày 19 tháng 7 năm 2019 tại Munich

74d20cda913125c12e3428eda5081152.jpg

Các du khách ký đơn thỉnh nguyện lên án cuộc bức hại

Người dẫn chương trình lễ mít-tinh giới thiệu về Pháp Luân Công và việc môn tu luyện này đã được hồng truyền trên khắp thế giới như thế nào. Sau đó, ông trình bày về những sự việc chính yếu của cuộc bức hại trong 20 năm qua ở Trung Quốc, và về tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ các học viên bị giam giữ tại Trung Quốc do nhà nước hậu thuẫn.

Nghị sỹ: Các chính trị gia cần lên tiếng cho Pháp Luân Công

1c1ddfe007eec1648433c165235567e4.jpg

Nghị sỹ Wolfgang Wiehle phát biểu tại cuộc mít-tinh

Nghị sỹ Liên bang Đức Wolfgang Wiehle phát biểu tại lễ mít-tinh: “Hôm nay, các học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ đã hội tụ tại Marienplatz, Munich. Tôi hy vọng rằng mọi người đều quan tâm đến sự việc này.”

Nghị sỹ Wiehle cho rằng cuộc bức hại cần được chú ý hơn, và các chính trị gia cần công khai lên tiếng cho Pháp Luân Công.

Ông cho hay Đảng Con đường khác cho Đức (AfD) thực sự quan ngại về sự việc này, và mới đây AfD đã đưa cuộc bức hại ra bàn luận trong phiên điều trần của Ủy ban Nhân quyền của họ. AfD đã yêu cầu chính phủ liên bang quan tâm sát sao, và có báo cáo về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Họ tin chắc rằng các quan chức chính phủ Đức sẽ đưa các vấn đề về nhân quyền ra thảo luận với các đối tác Trung Quốc khi họ đến thăm quốc gia này.

Nghị sỹ Wiehle phát biểu thêm rằng việc quan tâm đến cuộc bức hại Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ là cực kỳ quan trọng. Song, đôi khi các phương tiện truyền thông lại im hơi lặng tiếng. Vì vậy, ông cho rằng việc tổ chức các cuộc mít-tinh là rất trọng yếu và ông hy vọng sau cuộc mít-tinh sẽ có thêm nhiều người hơn quan tâm đến những vấn đề về nhân quyền nghiêm trọng này.

Sau cuộc mít-tinh, Nghị sỹ Wiehle đã tham gia một cuộc phỏng vấn. Ông cho biết ông thường nghe về những vi phạm nhân quyền của Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công và những nhóm người khác. Điều đó đã khiến ông thực sự quan ngại.

Ông chỉ ra rằng những câu chuyện như thế hiếm khi được các phương tiện truyền thông Đức đưa tin, và ông hy vọng điều đó sẽ thay đổi.

Ông phát biểu: “Cuộc bức hại đã kéo dài 20 năm rồi. Chúng ta không có lý do gì phải e ngại khi đề cập đến nó cả. Mà trái lại, nó không thể được bỏ qua, và không ai được phép thừa nhận nó.”

Nghị sỹ Wiehle ca ngợi tinh thần ôn hòa của Pháp Luân Công. Ông nói: “[Pháp Luân Công] thật sự rất ôn hòa. Tôi không thể hình dung nổi nó lại có thể đe dọa gì cho ai được.”

Bác sỹ / Các Nhà hoạt động Nhân quyền: Không hợp tác với cái ác

ea32be1ada2089903ca99b71e5121dae.jpg

Ông An Hoa, cựu bác sỹ Trung Quốc đến từ Tân Cương, phát biểu tại cuộc mít-tinh

Ông An Hoa, một cựu bác sỹ đến từ Tân Cương, Trung Quốc, kể về việc ông đã tận mắt chứng kiến tội ác thu hoạch tạng ở Trung Quốc. Ông kêu gọi công chúng trợ giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.

“Nếu bạn không hài lòng với thực trạng ở Trung Quốc, bạn nên nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công vì họ đã tìm thấy được bản nguyên chân thực của con người. Họ chính là hy vọng và tương lai của Trung Quốc,” ông phát biểu.

Bác sĩ An nhận xét ĐCSTQ là nguồn gốc của những thảm họa đã xảy ra đối với Trung Quốc. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế không hợp tác với ác đảng này.

Nhà báo độc lập: Cấp bách chấm dứt cuộc bức hại

Ông Ethan Gutmann, nhà báo độc lập và cũng là tác giả của các cuốn Đại thảm sát: Giết người hàng loạt, Thu hoạch nội tạng, và Giải pháp bí mật của Trung Quốc đối với vấn đề bất đồng chính kiến, nhớ lại rằng những người đồng nghiệp Trung Quốc của ông đã bật khóc khi xem bản tin thông báo phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công trên truyền hình tại văn phòng của họ ở Bắc Kinh 20 năm trước. Ông đã không nhận ra rằng đó là sự bắt đầu của một cuộc khủng hoảng nhân quyền kéo dài đến 20 năm.

Suốt 20 năm qua, ông Gutmann đã thu thập được rất nhiều bằng chứng chi tiết về cuộc bức hại Pháp Luân Công cũng như tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.

Ông Gutmann cho biết, giờ đây, chúng ta đã biết buôn bán tạng là ngành kinh doanh 2 tỷ đô tại Trung Quốc. Ông chỉ ra rằng đằng sau việc thu hoạch nội tạng là máu thịt của hàng nghìn học viên Pháp Luân Công.

Ông nói thảm kịch như vậy lẽ ra đã phải kết thúc từ lâu, và việc chấm dứt tội ác vi phạm nhân quyền này là cực kỳ cấp bách.

Trưởng Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế tại Munich: Sự phản kháng ôn hòa của Pháp Luân Công thật đáng khâm phục

Ông Jürgen Thierack, chủ tịch Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế tại Munich (IGFM), cho rằng vấn đề chính của cuộc bức hại đang diễn ra là vì nhiều lý do này khác đã khiến nhiều người không tin, hoặc không muốn tin, khi đối mặt với sự thật.

Ông Thierack cho hay ông đã biết các học viên Pháp Luân Công nhiều năm rồi. Ông nói: “Họ thật can đảm khi theo đuổi tự do tín ngưỡng và sự phản kháng ôn hòa của họ thật đáng khâm phục. Cuộc bức hại này đặc biệt khốc liệt và đẫm máu. Là một tổ chức nhân quyền, chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ Pháp Luân Công và hy vọng cuộc bức hại sẽ sớm kết thúc.”

Chủ tịch Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế: Hãy nhận ra bản chất tà ác của ĐCSTQ, và đừng bị lừa dối

Ông Ngô Mạn Dương, chủ tịch Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế, nói rằng trong hơn 70 năm qua, tuy những nạn nhân mà ĐCSTQ bức hại đã thay đổi, nhưng bản chất bức hại tàn ác của nó thì chẳng thay đổi chút nào.

Ông Ngô cho rằng các học viên Pháp Luân Công đã truyền rộng sự thật suốt 20 năm qua, giống như việc người nông dân gieo hạt vậy, và một ngày nào đó sẽ đến mùa thu hoạch. Ông tin là thời khắc đó đang đến gần.

0092898ff580ea112a2a5f3d0d1bb8af.jpg

Học viên Pháp Luân Công Loan Tường Thành kể về việc anh đã bị tra tấn ở Trung Quốc vì đức tin của mình. Anh đã bị mất việc, bị ép phải ly hôn và trở thành một kẻ vô gia cư, bị theo dõi, cũng như bị sách nhiễu chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công

Người đi bộ: Chấm dứt hành vi thu hoạch tạng

Bà Anna Cubin, một giáo viên nghỉ hưu, người theo dõi lễ mít-tinh và lắng nghe những lời phát biểu, cho biết: “Mọi người đều có nhân phẩm – cuộc bức hại không đáng xảy ra. Điều này khiến tôi bị sốc. Tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp chấm dứt nó.”

957440a9ad6ae0abfacece47bce17cdc.jpg

Bà Anna Cubin, giáo viên nghỉ hưu

Bà cho rằng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công là tối quan trọng, vì nó có thể mang đến một cuộc sống hạnh phúc và bình ổn. Bà cảm nhận được rằng các bài công pháp Pháp Luân Công mang đến sự bình yên.

“Chúa là từ bi”, bà nói. “Từ bi là một từ thật tuyệt vời, một từ mà tôi cần luôn giữ trong tim.”

Bà Cubin biết rất rõ bản chất của đảng cộng sản. Bà nói rằng ở Nam Tư cũ từng có rất nhiều linh mục đã bị tử hình mà không hề qua xét xử.

“Tôi tôn trọng cuộc sống mỗi người. Nhưng việc thu hoạch nội tạng khiến tôi bị sốc. Mọi người nên trợ giúp chấm dứt nó. Chính phủ Đức cũng nên hành động,” bà nói thêm.

Giống như bà Cubin, nhiều người qua đường cũng lên án cuộc bức hại và bày tỏ ủng hộ cho sự phản kháng ôn hòa của Pháp Luân Công.

b24895ec2c2267c084165a107c16c041.jpg

bdeceb1977c20d853d8abeecd057482c.jpg

c3664ffed185827413ce3afc672ed836.jpg

Người đi bộ ở Marienplatz ký đơn thỉnh nguyện lên án cuộc bức hại

6f04bd14855f510b4d318bd25f477061.jpg

Ông Reneeg Trachsel và bà Gabriela Bonfiglioli ký đơn thỉnh nguyện ủng hộ sự kháng nghị [ôn hòa của các học viên]. Cặp đôi này tỏ ra rất buồn khi một cuộc khủng hoảng nhân quyền như vậy lại vẫn còn đang tiếp diễn ở Trung Quốc

6667352d3f58e72b3e6546cacf9ab0ca.jpg

Anh Stefan Schmider (bên phải), một người làm công tác xã hội, cùng một đồng nghiệp ký đơn thỉnh nguyện. Anh Stefan đã từng nghe nói đến nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng trên các phương tiện truyền thông

Anh Stefan Schmider, một người làm công tác xã hội, cho rằng cuộc bức hại một nhóm người hành xử theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn là một thảm họa, và nó cần phải chấm dứt ngay lập tức.

Anh nhận thấy việc các học viên phơi bày cuộc bức hại ra công chúng là rất quan trọng. Anh nói: “Chúng ta cần sự trợ giúp của tất cả mọi người. Hợp lực có thể tạo nên sức mạnh.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/23/390445.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/31/178667.html

Đăng ngày 03-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share