Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Luân Đôn

[MINH HUỆ 26-07-2019] Hàng năm, cứ đến khoảng ngày 20 tháng 7 là các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới lại tổ chức các sự kiện để tưởng niệm những người đã bị thiệt mạng do cuộc bức hại ở Trung Quốc. Năm nay là năm đặc biệt quan trọng, vì năm 2019 đánh dấu 20 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Dưới sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của chính quyền cộng sản, ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại nhắm vào môn tu luyện vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Ngày 20 tháng 7 năm 2019, các học viên tại Vương quốc Anh đã tham gia một loạt các sự kiện ở Luân Đôn để thông tin cho mọi người về cuộc bức hại kéo dài 20 năm ở Trung Quốc. Một số học viên sống sót sau cuộc bức hại đã chia sẻ trải nghiệm của họ và kêu gọi công chúng trợ giúp chấm dứt những thảm kịch đang diễn ra này.

Các hoạt động bắt đầu lúc 9 giờ sáng trước Đại sứ quán Trung Quốc bằng một cuộc họp báo và màn luyện công tập thể, tiếp theo là một lễ diễu hành lớn qua trung tâm thành phố Luân Đôn. Sau đó, các học viên tổ chức một cuộc mít-tinh tại tòa nhà Saint Martin’s Place. Các học viên cũng đến Chính phủ Anh tại số 10 đường Downing để nộp thư kháng cáo và đơn thỉnh nguyện đã được công chúng ký. Những sự kiện này kết thúc vào buổi tối với lễ thắp nến tưởng niệm trước Đại sứ quán Trung Quốc.

Một loạt các hoạt động này đã mang đến cho người dân Luân Đôn và khách du lịch cơ hội tận mắt trông thấy các học viên Pháp Luân Công và tìm hiểu thêm về cuộc bức hại. Mọi người đã hưởng ứng bằng cách ký vào đơn thỉnh nguyện và khuyến khích bạn bè và người thân của họ cùng hợp sức để phản đối cuộc bức hại.

Một số người, trong đó có nhiều người Trung Quốc, cũng bày tỏ muốn học Pháp Luân Công.

2f475a7dd31b67647ad893e7dbcd142a.jpg

Một người qua đường xem học viên Pháp Luân Công tọa thiền kháng nghị trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Luân Đôn vào ngày 20 tháng 7 năm 2019.

cfc601afba645af61527e094850d01b5.jpg

Khu phố Tàu ở Luân Đôn: Một cặp vợ chồng người Anh lần đầu tiên biết đến Pháp Luân Công, sau khi xem cuộc diễu hành họ đã đến Khu phố Tàu để ký đơn thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại ở Trung Quốc.

37d7b409026a07ef0a5668e398977ba1.jpg

15955f804ce213c86372b46cf598a3f3.jpg

Người qua đường, bao gồm nhiều người Trung Quốc, đọc bảng trưng bày ở Khu phố Tàu

01462ef54f2ba5ba6bb879a6cf2ee037.jpg

Một sinh viên quốc tế ký đơn thỉnh nguyện tại một hoạt động của Pháp Luân Công ở St Martin-in-the-Fields

1dc2e94090f330e182e3a8a34f825658.jpg

St Martin-in-the-Field: Cô Inn (bên phải), một cô giáo trẻ, muốn học các bài công pháp Pháp Luân Công

a3dbed5f4307d6c7ca0b828ffdaadcaf.jpg

Hoạt động của Pháp Luân Công tại St Martin-in-the-Field

b920af4b37c54463a0753bf71b62ab19.jpg

Anh Mashel (bên phải), đến từ Thụy Điển, ký đơn thỉnh nguyện trong hoạt động Pháp Luân Công gần Văn phòng Thủ tướng tại số 10 đường Downing.

0363363320515f2d77aa4d3f7178bb0a.jpg

Hai khách du lịch đến từ Đan Mạch ký đơn thỉnh nguyện

a55319936a73077327266ab44179e9af.jpg

Các học viên Pháp Luân Công trò chuyện với khách du lịch gần Văn phòng Thủ tướng

c1504555b926cab2c86962d7e843625e.jpg

Anh Jeff, một cư dân Luân Đôn làm việc tại Westminster, muốn cuộc bức hại Pháp Luân Công sẽ chấm dứt ngay lập tức.

Anh Jeff, một cư dân Luân Đôn làm việc tại Westminster, lần đầu tiên gặp Pháp Luân Công cách đây vài năm tại thành phố New York. Khi nói đến các sự kiện gần đây tại Hồng Kông, anh Jeff cho hay anh đã nhận ra bản chất tàn bạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc.

Anh bình luận: “Một cuộc bức hại nhắm vào những người thực hành thiền định ôn hòa là quá xấu xa và phải dừng lại ngay lập tức … Tôi sẽ kể cho nhiều người hơn nữa [về cuộc bức hại]. Tốt hơn là để cho nhiều người hơn biết [sự thật của cuộc bức hại].

d6e320b361b6f1db5ce7eea7e387e17f.jpg

Hai bác sĩ từ một bệnh viện ở Luân Đôn, anh Ben và cô Emma đọc tờ rơi về Pháp Luân Công sau khi xem cuộc diễu hành. Anh Ben nhận xét: “Điều này thật sốc, vì tôi vừa đọc về [tội ác] thu hoạch nội tạng cưỡng bức trên tờ rơi. Thật là vô nhân đạo và khó chịu. Không chỉ bác sĩ chúng tôi, mà là mọi người đều có cùng cảm nhận như thế.”

64e6402da3c35b57682f616fac955923.jpg

Tất cả bốn thành viên của gia đình Lavia từ Budapest, Hungary đã ký đơn thỉnh nguyện.

a4227ff0408ef0d5e69afb698914ffb1.jpg

Ông Joseph, một giáo sư nghỉ hưu đến từ Bồ Đào Nha, ký đơn tỉnh nguyện tại một hoạt động Pháp Luân Công gần Văn phòng Thủ tướng. Ông cho biết: “Thật tồi tệ khi cuộc bức hại đã kéo dài 20 năm. Tôi ước tôi có thể trợ giúp các bạn. Chính quyền Trung Quốc thật là vô đạo đức. Thử nghĩ mà xem, họ đã giết hàng ngàn người ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989. Họ không hề có chút lòng khoan dung nào.”

Ông Michael, một quý ông lớn tuổi, từ Preston đến đây để tham gia một hoạt động cùng ngày ở Luân Đôn, và ông đã ký đơn thỉnh nguyện

Ông Michael nói: “Tôi tin các nguyên lý của Pháp Luân Công là ôn hòa và nó giúp tôi nhớ đến phong trào bất bạo động của ông Gandhi đã chấm dứt thành công chế độ chuyên quyền của Anh ở Ấn Độ. Cuộc bức hại này sẽ không kéo dài mãi mãi. Tôi không biết rồi sẽ xảy ra điều gì, nhưng tôi biết hiện nay tình hình đang thay đổi.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/26/390654.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/31/178660.html

Đăng ngày 03-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share