Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Sơn Đông

[MINH HUỆ 27-05-2019] Anh Dương Nãi Kiện, một học viên Pháp Luân Công, đã ra tù vào ngày 2 tháng 5 năm 2019. Anh đã bị giam 6 năm chỉ vì nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Bà Lưu Tú Trinh, mẹ của anh, đã qua đời hồi đầu năm nay sau ba năm bị cầm tù. Bà và con trai đã không được gặp nhau lần cuối trước khi bà qua đời.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện thiền định với các bài công pháp và yêu cầu học viên hành xử theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại nhóm tu luyện này vào tháng 7 năm 1999, đã có rất nhiều học viên bị bắt và tra tấn chỉ vì đức tin của họ.

Bắt giữ phi pháp, cầm tù, tra tấn và thiệt mạng

Vào ngày 2 tháng 5 năm 2013, hơn 70 cảnh sát từ thành phố Thanh Đảo đã xông vào nhà của bà Lưu. Họ đã bắt giữ 16 học viên, trong đó có bà Lưu, anh Dương, cũng như họ hàng và bạn bè. Vào ngày 4 tháng 6, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) và Tân Hoa Xã đã tuyên bố đây là một chiến thắng lớn của Công an Thanh Đảo trong việc ngăn cản các học viên minh họa và công bố các phương thức tra tấn. Vào ngày 9 tháng 6, lệnh bắt giữ được gửi đến người nhà họ, trong đó buộc tội họ đã phá hoại việc thực thi pháp luật. Sau đó, cảnh sát lại thay đổi lý do cáo buộc thành “kích động lật đổ chính quyền” và ép người nhà họ ký các biên bản.

Trong thời gian bị giam giữ tại trại tạm giam Tích Phúc, anh Dương bị đánh đập, tra tấn và bị kết án 6 năm tù. Bà Lưu, mẹ của anh, cũng bị kết án 3 năm tù. Các học viên khác cũng bị kết án tù – ông Viên Thiệu Hóa là 4 năm và Lục Tuyết Cầm 10 năm. Trong 6 tháng ở Nhà tù Nữ Tỉnh Sơn Đông, bà Lưu bị hành hạ về tinh thần và thể xác. Bà bị chẩn đoán ung thư phổi, nhưng cán bộ nhà tù vẫn tiếp tục sách nhiễu và đe dọa bà, khiến bà tử vong vào tháng 1 năm 2019.

Bị ngược đãi về thể xác trong tù

Vào ngày 11 tháng 11 năm 2014, anh Dương bị đưa vào Nhà tù Tỉnh Sơn Đông. Ba ngày sau, tù nhân Doãn Quân ra lệnh cho Dương Hồng Hữu và các tù nhân khác tra tấn anh trong phòng tắm vì ở đó không có camera giám sát.

Sau đó, các tù nhân này trói chặt anh vào một cái ghế, hai chân bị trói vào hai chân ghế trước. Để ngăn anh hô to “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, họ đã dán miệng anh lại. Sau đó, họ ngả ghế về phía sau để cả chiếc ghế dựa vào một chiếc ghế gỗ, khiến hai chân ghế trước không chạm được lên sàn.

4446f1c6eecf4dc08d960e453e5f34ba.jpg

Minh họa phương thức tra tấn: Bị trói chặt

Các tù nhân còn quấn một sợi dây thừng quanh đầu anh Dương rồi buộc vào các ống dẫn nhiệt, khiến thân thể và đầu của anh bị ngả về phía sau, trong khi thân thể, cổ và đầu anh hầu như không có điểm tựa. Anh không thể ngẩng đầu lên, cổ bị ngửa ra rất khó chịu, miệng bị bịt kín, gây khó thở. Tư thế này khiến anh vô cùng đau đớn. Sau một thời gian, anh bắt đầu bị ảo giác. Nhưng trong tâm, anh Dương vẫn rất rõ ràng rằng anh sẽ không từ bỏ đức tin của mình.

Khi biết anh Dương bị bệnh tim và có vấn đề về huyết áp do bị tra tấn trong trại tạm giam, các tù nhân đã mang thuốc đến cho anh trước khi trói anh. Nhưng anh từ chối uống thuốc. Anh bị trói chặt từ 8 giờ sáng cho đến chiều trong tư thế này. Trong quá trình này, một tù nhân liên tục đo mạch và huyết áp của anh.

Anh Dương đứng trước hai lựa chọn: một là nhượng bộ thì được cởi trói; nếu không, sẽ phải chịu đựng cái đau khôn thấu này. Hết lần này đến lần khác, anh cảm giác như đứng bên bờ vực của cái chết, kiểu tra tấn này khiến anh đau khôn tả. Nhưng, anh vẫn kiên định với đức tin của mình.

Cấp cứu

Vì bị tra tấn nên anh Dương đã rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Anh đã cận kề cửa tử và bị sùi bọt mép. Tù nhân Dương Hồng Hữu đã báo cho cai tù về tình trạng của anh. Anh Dương được đưa đến bệnh viện nhà tù để cấp cứu hai lần. Một lần, huyết áp của anh lên đến 180, có lần thì 170, nhịp tim lần lượt là 134 và 136. Ngoài ra, anh còn bị thiếu máu cơ tim cũng như phì đại tâm nhĩ và tâm thất.

Lúc đó, toàn bộ cơ thể anh Dương bị run lẩy bẩy, không sao đứng được. Lưu Bác, một bác sỹ của bệnh viện nhà tù, đã kê đơn và một tù nhân đã ép anh Dương uống thuốc.

Anh vẫn trong tình trạng rất yếu, không còn sức lực và run lẩy bẩy. Ngoài ra, anh còn thấy khó thở, tức ngực. Anh thường rơi vào trạng thái mê man, hễ đi lại là bị nôn. Để leo lên tầng 6, anh cần phải nghỉ ba lần mới tới nơi. Thấy tình trạng của anh như thế, vào ngày 27 tháng 11 năm 2014, các cán bộ nhà tù lại đưa anh vào bệnh viện của nhà tù. Lưu, bác sỹ ở bệnh viện này, đã từ chối điều trị cho anh. Cuối cùng, anh Dương được chuyển đến Bệnh viện Cảnh sát Thành phố Tế Nam.

Trong trại giam, cai tù đã còng tay anh và treo anh lên trong ba ngày ba đêm với mục đích ép anh thú nhận điều gì đó để họ dùng làm bằng chứng nhằm buộc tội anh. Để phản đối bị bức hại, anh Dương đã tuyệt thực, cuối cùng, cán bộ nhà tù phải bỏ cuộc.

Sự đau khổ của người nhà anh Dương

Sáu năm anh Dương bị cầm tù cũng đã gây ra nhiều đau khổ cho gia đình anh. Trong những năm qua, mấy lần, người nhà anh Dương qua đời mà không được gặp mặt người thân lần cuối vì cuộc bức hại:

  • Ngày 2 tháng 5 năm 2007, khi ông ngoại của anh Dương qua đời, mẹ anh đang bị giam tại Nhà tù Nữ Thành phố Tế Nam.
  • Khi bà ngoại của anh Dương qua đời vào ngày 8 tháng 2 năm 2018, bà không được gặp mặt anh kể từ khi anh bị giam tại Nhà tù Tỉnh Sơn Đông.
  • Khi mẹ anh Dương qua đời vào ngày 4 tháng 1 năm 2019, anh Dương vẫn bị giam cầm hơn bốn tháng nữa.

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/27/387913.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/28/178235.html

Đăng ngày 07-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share