Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-06-2019] Trong năm 2018, hai đợt bắt giữ quy mô lớn nhắm vào các học viên Pháp Luân Công đã xảy ra tại Mỏ dầu Thắng Lợi ở thành phố Đông Doanh, tổng cộng 21 người đã bị bắt giữ. Mặc dù nhiều người đã được thả mà không bị xét xử, nhưng có một người bị kết án và năm người vẫn đang bị giam giữ.

Bà Hạ Đức Vân cùng chồng, em gái và em rể đã bị bắt vào tháng 4 năm 2018. Bà đã bị kết án một năm tù vào tháng 5 năm 2018, và được trả tự do vào ngày 27 tháng 5 năm 2019. Hiện tại em rể của bà là ông Quách Thụ Sâm vẫn đang bị giam giữ.

Trong đợt bắt giữ trên diện rộng vào tháng 11 năm 2018, hơn 10 học viên ở thành phố Đông Doanh đã bị bắt. Trong số họ, ông Cao Hoành Vĩ, bà Trương Ái Lệ, ông Vương Tử Minh và bà Thương Triệu Hương vẫn đang bị giam.

Ngoài những đợt bắt giữ trên diện rộng tại thành phố Đông Doanh, ông Chu Hằng Đức, 70 tuổi, đã bị kết án phi pháp ba năm tù vào tháng 10 năm 2018 và ông Thạch Cường đã qua đời ở tuổi 46 vào tháng 5 năm 2019 do bị cầm tù và tẩy não cường độ cao. Ông Chu và ông Thạch là nhân viên của Mỏ dầu Thắng Lợi, bị nhắm đến vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công.

Chi tiết vụ bắt giữ bà Hạ Đức Vân và người thân

Ngày 21 tháng 4 năm 2018, khi đưa cha mẹ đến Nhà ga Xe lửa Đông Doanh, bà Hạ Đức Vân, chồng bà là ông Vương Chí An, em gái bà là Hạ Đức Trân, cùng em rể là ông Quách Thụ Sâm đã bị bắt sau khi bị khám người tại cổng an ninh. Một ổ cứng di động đã bị tịch thu.

Sau đó, người của Đồn Công an Cấp Địa và Đồn Công an Tân Đông đã lục soát nhà hai cặp vợ chồng này. Bốn học viên đã tuyệt thực để phản đối việc bị bắt giữ và sau đó họ đã được chuyển đến Bệnh viện Thắng Lợi.

Phó Đồn Công an Tân Hải cùng hơn 20 người đã ở tại bệnh viện để giám sát họ. Bấp chấp họ đang tuyệt thực, công an vẫn thẩm vấn họ nhiều lần.

Sức khoẻ của ông Vương Chí An đã suy giảm nhanh chóng trong 40 ngày tuyệt thực. Không muốn chịu trách nhiệm nếu ông tử vong, chính quyền đã cho ông Vương và bà Hạ Đức Trân tại ngoại điều trị y tế và thả họ vào ngày 5 tháng 6 năm 2018.

Ba tuần sau ông Vương bị bắt trở lại và bị giam thêm một tuần. Ông Vương là một kỹ sư địa chất cao cấp của Trung tâm Quản lý và Thăm dò của Cục Dầu mỏ Thắng Lợi. Ông giữ một vị trí cao tại văn phòng cho đến khi bị bắt.

Bà Hạ Đức Vân cùng em rể là ông Quách Thụ Sâm đã bị chuyển đến Trại tạm giam Tân Hải vào cuối tháng 5 năm 2018. Bà đã bị kết án một năm tù và đã kết thúc án tù vào ngày 27 tháng 5 năm 2019. Bà Hạ là kỹ sư của Học viện Khoa học Địa chất Mỏ dầu Thắng Lợi. Bà bị buộc phải nghỉ hưu sớm vì từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.

Ông Quách Thụ Sâm bị xét xử vào ngày 12 tháng 4 năm 2019. Vợ ông không được phép tham dự phiên toà. Thẩm phán Trần Trung Hà đã đuổi bà ra khỏi phòng xử trước khi phiên toà diễn ra. Không có bản án nào được công bố và ông Quách vẫn bị công an giam giữ. Ông Quách là một kỹ thuật viên tại Tập đoàn Thắng Đại [thuộc] Mỏ dầu Thắng Lợi.

Hơn 10 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ

Ngày 24 tháng 11 năm 2018, 12 học viên ở thành phố Đông Doanh đã bị bắt giữ. Họ bị thẩm vấn và nhà của họ bị lục soát. Trong số họ, ông Cao Hoành Vĩ, bà Trương Ái Lệ, ông Vương Tử Minh và bà Thương Triệu Hương hiện vẫn đang bị giam.

Chính quyền địa phương đã lên kế hoạch bắt giữ trên diện rộng từ tháng 7 năm 2018. Nhiều học viên ở thành phố Đông Doanh đã bị giám sát và theo dõi trong nhiều tháng trước khi xảy ra đợt càn quét.

Người của Cục Công an Thành phố Đông Doanh, Đồn Công an Văn Hối, Đồn Công an Đông Tam Lộ và Đồn Công an Thắng Lợi Nhà máy Bát Phân đã tham gia vào việc theo dõi và bắt giữ các học viên.

Ông Cao Hoành Vĩ là một quản lý của một công ty lọc nước. Vợ ông, bà An Á Quân, là một bác sỹ châm cứu. Phòng khám của bà đã bị người của Đội An ninh Nội địa địa phương lục soát sau khi bà bị bắt giữ. Bà đã bị theo dõi và giám sát chặt chẽ từ khi được thả.

9e3ec117a605869112868ab2e0077bc6.jpg

Ông Cao Hoành Vĩ

Bà Trương Ái Lệ, 65 tuổi, là một y tá nghỉ hưu. Bà từng làm việc tại Bệnh viện Trung tâm Mỏ dầu Thắng Lợi. Người của Đội An ninh Nội địa thuộc Phân cục Công an Khu Đông Doanh đã bắt bà khi bà đang làm tờ tài liệu thông tin về Pháp Luân Công tại nhà của một học viên địa phương khác. Nhà bà bị lục soát và bà bị giam tại trại tạm giam Thành phố Đông Doanh.

f22e58d4d233de47cd137e74e1c1eba2.jpg

Bà Trương Ái Lệ

Bà Trương Thiệu Hương độ tuổi ngũ tuần và cư ngụ tại thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông. Trước khi bị bắt, bà cùng chồng là ông Lưu Minh Quốc kinh doanh một tiệm giặt là nhỏ. Tiệm đã bị đóng cửa từ đó. Để chu cấp cho gia đình, chồng bà đã phải làm một công việc tạm thời tại một công trường xây dựng.

3c2f989eb940ec5cea4bdc14eb326b51.jpg

Bà Trương Thiệu Hương

Ông Vương Tử Minh là một công nhân thời vụ ở thành phố Đông Doanh.

f3c3eb3e198ab37cf49f3b2d284fdc21.jpg

Ông Vương Tử Minh

Những trường hợp bị bức hại khác tại Mỏ dầu Thắng Lợi

Ông Chu Hằng Đức, 70 tuổi, là một nhân viên nghỉ hưu của Nhà máy Cô Đảo thuộc Mỏ dầu Thắng Lợi. Ông đã bị kết án ba năm tù vào ngày 25 tháng 10 năm 2018 vì từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Hiện ông đang bị giam tại Nhà tù Tỉnh Sơn Đông.

Ông Thạch Cường từng làm việc tại Nhà máy Vận chuyển Mỏ dầu Thắng Lợi. Ông đã bị kết án hai năm tù, với một tháng tẩy não cường độ cao, khiến sức khoẻ và tinh thần của ông bị thương tổn nghiêm trọng. Ông đã qua đời ở tuổi 46, vào ngày 17 tháng 5 năm 2019 (xem thêm: Tù đày và tẩy não đã cướp đi mạng sống của người đàn ông 46 tuổi ở tỉnh Sơn Đông)

7701cfe246157591b4d1fefab3e3a839.jpg

Ông Thạch Cường

8bd290fd587ac286d8d5c8ac9a106605.jpg

Ông Thạch Cường sau khi được thả khỏi nhà tù và trại tẩy não

Kêu gọi trả tự do cho các học viên

Ngày càng nhiều người dân trên khắp thế giới nhận ra cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc là sai trái, những vụ bắt giữ mới đây đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Các học viên bên ngoài Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ Pháp Luân Công và kêu gọi chính quyền Trung Quốc trả tự do cho những học viên này ngay lập tức.

5463f613495955c6ef660e50e4b5ae51.jpg

Các học viên từng làm việc tại Mỏ dầu Thắng Lợi kêu gọi chính quyền Trung Quốc thả các học viên trong vùng bị giam giữ. Ảnh chụp vào ngày 16 tháng 5 năm 2019, trong một cuộc diễu hành tại thành phố New York.

Bức hại Pháp Luân Công trên diện rộng tại thành phố Đông Doanh

Đông Doanh ở gần biển Bột Hải, nơi sông Hoàng Hà đổ ra biển Hoàng Hải. Từ lâu, nơi đây đã trở thành một vùng đất quý với trữ lượng dầu mỏ phong phú. Mỏ dầu Thắng Lợi, mỏ dầu lớn thứ hai ở Trung Quốc, đã được phát hiện ra chính tại cửa sông Hoàng Hà này.

Tháng 2 năm 1994, Ông Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã đích thân đến Đông Doanh và tổ chức khoá giảng Pháp chín ngày. Pháp Luân Công và Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn đã được truyền khẩu đến mọi ngõ ngách của vùng châu thổ sông Hoàng Hà.

Kể từ khi Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc, phát động bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, hàng nghìn học viên ở Đông Doanh đã bị chính quyền địa phương nhắm đến.

Nhiều quan chức của Đảng đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công để được đề bạt hoặc trọng dụng khi Giang đang còn tại chức. Điển hình là Chu Vĩnh Khang, đã nhanh chóng trở thành nhân vật quyền lực thứ ba trong Đảng. Ông ta đã giành được quyền kiểm soát Mỏ dầu Thắng Lợi, được xem là nơi vơ vét tiền bạc chủ yếu của các quan chức các cấp chính quyền.

Sự tham lam tiền bạc và quyền lực đã khiến các quan chức ở Đông Doanh điên cuồng đàn áp Pháp Luân Công. Hàng nghìn người đã bị giam giữ, đưa đến các trại lao động cưỡng bức, bị kết án tù, bị sa thải, giám sát và sách nhiễu.

Trại tẩy não địa phương đã giam gần một nghìn học viên, 11 người đã chết vì bị bức hại, một học viên không rõ tung tích và hơn 200 người bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức hoặc kết án tù.

Ít nhất sáu người bị giam trong bệnh viện tâm thần, ở đó họ bị tra tấn, tiêm thuốc phá huỷ thần kinh trung ương và sốc điện.

Mỏ dầu Thắng Lợi còn có hai trại tẩy não, là Tập Thâu và Thắng Thái (xem hình bên dưới). Chúng hoạt động khá tốn kém.

059165068277b4c1def104e22ae62d27.jpg

Trại tẩy não Tập Thâu


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/8/388428.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/22/178164.html

Đăng ngày 07-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share