Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-4-2019] Bà Lưu Kiến Hà, một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hà Nam, đã bị biệt giam và bị ngược đãi trong Nhà tù Nữ Tân Hương hơn 100 ngày, từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018. Mặt bà Lưu bị sưng vù và bà bị khó thở. Hiện tại, những triệu chứng bệnh này ngày một nghiêm trọng, và tính mạng bà Lưu đang ở trong tình trạng nguy hiểm và bà phải dùng một lượng lớn thuốc mỗi ngày để duy trì sự sống.

Pháp Luân Công, hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện tính mệnh song tu gồm các bài công pháp nhẹ nhàng và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp môn đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Bà Lưu đã nhiều lần trở thành mục tiêu của chính quyền vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà Lưu bị kết án oan sai sáu năm hai tháng tù giam sau lần bị bắt gần đây nhất vào tháng 4 năm 2016.

Vô số lần bị giam giữ và cầm tù

Bà Lưu, ngoài 50, sống ở thành phố Tam Môn Hiệp. Bởi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, nên bà Lưu đã bị bắt và bà bị đưa tới Trại Lao động Thập Bát Lý Hà. Sau đó, các quan chức Tòa án Tam Môn Hiệp đã kết án bà Lưu sáu năm tù giam.

Để tránh bị bức hại thêm nữa, bà Lưu đã buộc phải sống xa nhà sau khi bà được tại ngoại. Các viên chức của Phòng 610 Tam Môn Hiệp đã liệt bà Lưu vào danh sách truy nã toàn quốc.

Ngày 10 tháng 4 năm 2016, bà Lưu và một học viên khác – ông Dương Trung Tỉnh đã bị cảnh sát theo dõi và bị bắt giữ. Sau đó 10 ngày, một viên chức từ Trại giam Số 3 Trịnh Châu đã gọi cho cha của ông Dương và nói rằng ông đã tử vong. Ngày 28 tháng 6 năm 2013, anh trai của ông Dương – ông Dương Trung Cảnh, đã bị đánh đến chết tại nhà tù chỉ sau khi ông bị bắt bốn ngày. Lúc đó, ông mới chỉ 38 tuổi.

Đầu tiên, bà Lưu bị giam tại Cục Công an Trịnh Châu và sau đó bà bị chuyển tới Trại tạm giam Tam Môn Hiệp. Sau khi bị kết án bí mật sáu năm hai tháng tù, bà Lưu bị chuyển đến thụ án trong Nhà tù Nữ Tân Hương.

Tẩy não và lao động cưỡng bức

Sau khi đến nhà tù, bà Lưu bị giam trong Khu 9, một khu được thiết kế chuyên biệt để giam giữ và tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Ban đầu, bà Lưu bị cách ly với các học viên khác và bị buộc phải trải qua các buổi tẩy não được điều hành bởi các tù nhân hay các cựu học viên Pháp Luân Công, những người đã từ bỏ tu luyện. Sự tẩy não cường độ cao diễn ra cả ngày lẫn đêm và bà Lưu chỉ được phép ngủ từ nửa đêm cho đến 4 giờ sáng. Sau khi thức dậy, bà bị buộc phải viết những tuyên bố phỉ báng đức tin của mình.

Đối với các học viên không khuất phục, các viên chức sẽ tìm lý do trừng phạt họ hay đơn giản là đưa vào phòng biệt giam –một phòng nhỏ với mỗi chiều chưa đầy một mét. Các học viên bị đưa tới đó được cung cấp rất ít thức ăn và bị buộc phải đứng cả ngày. Rất nhiều học viên kiên định với đức tin của mình đã bị tra tấn như vậy trong đó có bà Lưu. Kết quả, chân của họ bị sưng lên rất nghiêm trọng, và họ không thể đứng thẳng hay đi lại.

Nhà tù Tân Hương đã tiếp nhận các học viên Pháp Luân Công từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999. Các học viên bị kết án trên khắp tỉnh Hà Nam thường bị chuyển đến cơ sở này, nơi mà họ đối mặt với việc tẩy não, tra tấn và lao động cưỡng bức. Kết quả là, nhiều học viên đã qua đời tại nhà tù hay ngay sau khi trở về nhà. Hiện nhà tù này vẫn tiếp tục tiếp nhận học viên Pháp Luân Công.

Cá nhân chịu trách nhiệm chính:

Trương Truyền Sinh, Giám đốc Nhà tù nữ Tân Hương, +86-13735092601

Hầu Mỹ Lệ, Phó giám đốc Nhà tù nữ Tân Hương, +86-13735092603

Dư Hải Yến, Phó giám đốc Nhà tù nữ Tân Hương, +86-13735092605


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/25/385487.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/4/176715.html

Đăng ngày 07-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share