Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-3-2019] Trung Quốc có lịch sử về câu đối Tết có từ hàng ngàn năm trước. Họ thường có những câu nói hay được viết và treo lên trong dịp Tết Nguyên đán để cầu may cho mọi người.

Vì cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, ngay cả truyền thống này cũng đang bị ngăn cấm. Nhiều người chọn đăng câu đối mang thông điệp về Pháp Luân Công lại bị đối lập với chính quyền cộng sản Trung Quốc do chính quyền này vẫn đang cố gắng xóa bỏ môn tu luyện thân – tâm ôn hòa này.

Cảnh sát ở thị trấn Thất Thụ Trang, tỉnh Hà Bắc gần đây đã cho các cán bộ địa phương thuê người đến phá hủy bất kỳ câu đối nào có từ ngữ liên quan đến Chân – Thiện – Nhẫn, những nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Công. Được cảnh sát ở thị trấn bảo trợ, dân làng được thuê đã xé bỏ câu đối từ hơn 100 ngôi nhà.

Những câu đối này là do chính cư dân hoặc các học viên Pháp Luân Công treo lên trước Tết Nguyên đán vào tháng Hai, với sự đồng ý của chủ nhà.

Vì bị các cảnh sát và cán bộ địa phương đe dọa nên hầu hết các gia đình giữ im lặng trong cuộc khám xét gần đây. Chỉ có một vài gia đình phản đối, họ nói rằng họ thích các câu đối và từ ngữ trên đó. Các cán bộ đã rời đi và những câu đối này không bị gỡ xuống.

ccadcca24be3d271ae151b237f0a69b5.jpg

Câu đối Tết trên cửa nhà ở Trung Quốc. Hai bên có nội dung: “Chân thành thiện lương gia hòa nhân vượng; Dung nhẫn khoan dung nhân thọ niên phong.” Câu bên trên ghi: “Hiền đức chi gia.”

3b4119b3e277d1e48a2ad63e0ef258b1.jpg

Một cánh cửa khác ở Trung Quốc với câu đối. Hàng chữ hai bên có nội dung: “Nhớ kỹ Chân Thiện Nhẫn, Trọng đức phúc đầy nhà.“ Câu đối bên trên: “Vận may tới.”

Một ngày trước khi cảnh sát dẫn những người dân làng được thuê đi khắp nơi xé bỏ các câu đối, một số cảnh sát và cán bộ thị trấn đã dừng lại trước cửa nhà ông Quách Lập Quần và vợ là bà Hoàng Tố Tân, cả hai đều tu luyện Pháp Luân Công.

Cảnh sát Hình Chân Hoành hỏi họ lấy các câu đối ở đâu và họ còn câu đối nào nữa không. Ông Quách trả lời rằng những gì viết trên các câu đối là những giá trị phổ quát và nhiều người, trong đó có gia đình ông, đều thích những thông điệp này.

Hình hỏi: “Có bao nhiêu học viên trong làng này?”

Ông Quách trả lời: “Tôi không biết. Nhưng tôi nghe nói Pháp Luân Công được thực hành trên khắp thế giới.”

Các cảnh sát đã ở lại một lúc rồi rời đi.

Mặc dù các câu đối của ông Quách vẫn được giữ lại ngày hôm đó, nhưng vài ngày sau, cảnh sát đã quay lại sau cuộc khám xét. Khi bà Hoàng đi ra ngoài để xem chuyện gì xảy ra, một cảnh sát đã yêu cầu bà gỡ bỏ các câu đối vì Đại hội Nhân dân Toàn quốc thường niên và Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân sắp bắt đầu. (Lưu ý của biên tập viên: những hội nghị như vậy thường được coi là sự kiện nhạy cảm chính trị và các quan chức thường tăng cường bức hại Pháp Luân Công trước những sự kiện đó).

Bà Hoàng đã từ chối gỡ bỏ các câu đối, bà nói rằng hai hội nghị sắp tới không liên quan gì đến các câu đối. Bà nói: “Nó ở trên cửa nhà tôi và các từ ngữ trên đó là tốt. Đó không phải là việc của các anh.” Các cảnh sát lờ bà đi và đã bóc các từ “Chân, Thiện, Nhẫn” ra khỏi cặp câu đối.

Cảnh sát đã quay lại vào khoảng 7 giờ tối hôm đó, nhưng vài phút sau là rời đi. Khi bà Hoàng ra ngoài để kiểm tra, bà thấy các câu đối còn lại đã bị phủ một lớp sơn đen.

Những người chịu trách nhiệm chính:

  • Thạch Lỗi: Trưởng Đồn Cảnh sát Thất Thụ Trang: +86-13832987607
  • Chu Thế Dân: Trưởng thôn: +86-18833397999
  • Chu Chấn Hà: người dân được thuê để phá hủy các câu đối Tết: +86-15102509736
  • Đàm Phượng Hoa: người dân được thuê để phá hủy các câu đối Tết: +86-15100522776

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/23/384231.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/30/176317.html

Đăng ngày 06-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share