Bài viết của Hạ Quân, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 28-3-2019] (Tiếp theo Phần 8)

Đền Văn Võ bên Hồ Nhật Nguyệt được xây dựng lại vào năm 1969 theo phong cách kiến trúc cung điện của miền Bắc Trung Quốc. Đó là một công trình kiến trúc rộng lớn và ấn tượng, từ đây mọi người có thể ngắm được toàn cảnh Hồ Nhật Nguyệt.

8ddb383475f9b2cac9955593a0a73214.jpg

Đền Văn Võ bên Hồ Nhật Nguyệt

Pháp Luân Công chào đón du khách tại điểm du lịch Hồ Nhật Nguyệt

Năm 2008, từ khi Đài Loan mở cửa cho du khách Trung Quốc Đại lục đến tham quan Đài Loan, Hồ Nhật Nguyệt và ngôi đền nơi đây đã trở thành điểm tham quan không thể bỏ qua đối với du khách Trung Quốc.

Hàng năm, các học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan đã đến điểm du lịch này để giảng chân tướng cho du khách Trung Quốc cũng như các du khách khác về cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Bên ngoài cổng đền là một bậc thềm lớn có thể đứng ngắm cảnh, tại đây, du khách có thể chụp ảnh. Đây cũng là nơi các học viên Pháp Luân Công dựng các bảng trưng bày, phát tặng cuốn tài liệu nhỏ và trình diễn năm bài công pháp của Pháp Luân Công.

Các bảng trưng bày giới thiệu về lợi ích của Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) và cung cấp thông tin về cuộc bức hại tàn bạo nhắm đến Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ngoài ra, đây cũng là nơi du khách có thể ký vào bản thỉnh nguyện để giúp chấm dứt cuộc bức hại này.

Một số du khách đã thể hiện sự ủng hộ của mình và đánh giá cao nỗ lực của các học viên, một số người đã ký vào bản thỉnh nguyện, một số người học các bài công pháp và một số du khách Trung Quốc đã thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó.

Bảng trưng bày với các thông tin chân thực về Pháp Luân Công

2c60668b8f552140eebf2dca08e3e9b2.jpg

bdd13e1d5c834a2ff9ab4804c51e58fd.jpg

Du khách Trung Quốc đọc thông tin trên các bảng trưng bày

8689e5b58ff5f5369bb23a8f174fd9a3.jpg

65dfd73fd6ef1866b6bf748f2476b5eb.jpg

Du khách xem và chụp ảnh các học viên trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công

ad279afb7974c5077b59767c43c443ca.jpg

Một du khách giải thích chi tiết về cuộc bức hại cho cậu con trai

Học viên Đài Loan giới thiệu Pháp Luân Công cho du khách

Học viên Tuấn Hiền đã trợ giúp rất nhiều cho du khách trong gần một thập kỷ qua. Ông nói rằng người dân địa phương, cảnh sát, nhân viên quản lý đền, cũng như hướng dẫn viên du lịch và tài xế xe buýt giờ đây đã hiểu được sự cần thiết của sự có mặt của các học viên tại điểm du lịch này. Họ thường hỗ trợ và giúp các học viên giảng chân tướng cho du khách. Khi một xe buýt đến, hướng dẫn viên thường sẽ đưa nhóm du khách của mình đến khu vực trưng bày và giới thiệu Pháp Luân Công.

Ông Tuấn Hiền thích tu luyện ngay từ khi còn rất trẻ. Ông đã được thụ ích từ Pháp Luân Công, cả về sức khỏe và tinh thần, kể từ khi ông bắt đầu tu luyện. Ông nói rằng giờ đây khi đối mặt và giải quyết các vấn đề, ông có cách hành xử và nhìn nhận khác so với trước đây. Ông nói rằng tâm trí của ông đã thăng hoa đến một cảnh giới cao hơn. Chứng kiến những thay đổi của ông, vợ ông cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Đã tám năm kể từ khi ông bắt đầu giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho các du khách. Ban đầu, ông cảm thấy thân thể có chút khó chịu, do thời tiết nắng nóng.

Ông cảm thấy an lòng khi thấy cả một nhóm du khách vây quanh người giới thiệu lắng nghe những câu chuyện về Pháp Luân Công. Sự khao khát được nghe chân tướng của các du khách Trung Quốc đã khích lệ ông quay lại nơi đây để giảng chân tướng hết năm này sang năm khác.

Du khách Trung Quốc: Tôi ủng hộ các bạn!

Ông đã chia sẻ câu chuyện về một cuộc gặp gỡ gần đây với một người đàn ông đến từ Bắc Kinh. Khi ông nói về những hành động xấu xa mà ĐCSTQ đã gây ra, người đàn ông đã nói với giọng thách thức: “Ông hãy giải thích xem chẳng lẽ Đảng không làm được một việc gì tốt sao.”

Ông Tuấn Hiền đã giải thích rằng ĐCSTQ đã làm mọi việc vì chính lợi ích của nó chứ không phải là vì người dân. Ông đã kể về lịch sử các cuộc vận động không ngừng của ĐCSTQ, giết hại hàng triệu người dân Trung Quốc, bao gồm cả các thành viên của chính nó. Hiện nay, ĐCSTQ lại ngụy trang cho ý đồ của mình dưới cái tên Viện Khổng Tử để truyền bá hệ tư tưởng của nó. Ông đã nói về vô số sự việc đã gây hại cho người dân, bao gồm sữa công thức trẻ em bị nhiễm độc, vắc-xin nhiễm độc và nhà hàng dùng dầu tái chế từ hệ thống thoát nước để chế biến thực phẩm. Nói tóm lại, Đảng chỉ quan tâm đến sự sống còn của nó, chứ không phải là những gì xảy ra với người dân Trung Quốc.

Người đàn ông này đã cảm ơn ông và nói: “Tôi ủng hộ anh. Qua những gì anh nói, anh đã giúp tôi hiểu mọi việc. Tôi cũng sẽ nói với bạn bè và người thân của mình.”

Du khách đến từ Bắc Kinh: Các bạn thực sự tuyệt vời!

Một người đàn ông Trung Quốc, nổi giận sau khi đọc thông tin trên các bảng trưng bày về sự bạo ngược mà ĐCSTQ đã gây ra. Vị khách này đã hỏi ông Tuấn Hiền: “Ý anh là tất cả đảng viên của ĐCSTQ đều là người xấu sao?”

Ông Tuấn Hiền đáp lại: “Chúng tôi đến đây vì những người tốt như anh. Có nhiều người tốt trong Đảng. Sau khi anh biết được sự thật, anh sẽ không mù quáng tuân theo mệnh lệnh và làm những việc xấu nữa. Người xấu sẽ bị quả báo. Những người đã gia nhập Đảng nên thoái xuất và cắt đứt liên hệ với nó để tránh bị liên lụy khi Đảng mất quyền lực.”

Du khách đến từ Bắc Kinh nói rằng ông tin điều đó. Ông nói: “Các bạn thật tuyệt vời!”

Du khách đến từ Việt Nam: Pháp Luân đúng là rất tốt

Học viên Quýnh Phát cũng lái xe ba tiếng mỗi ngày để đến Hồ Nhật Nguyệt. Ông muốn lên tiếng cho Pháp Luân Công và giúp du khách Trung Quốc hiểu chân tướng và không còn bị lừa gạt bởi tuyền truyền của ĐCSTQ nữa.

Ông nói rằng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp giúp ông biết quan tâm đến người khác hơn. Trước đây, giữa ông với vợ thường xảy ra mâu thuẫn, nhưng hiện giờ, ông đã biết cảm thông cho những khó khăn của vợ. Vì vậy, ông đã thay đổi và bây giờ, ông đã chủ động giúp đỡ vợ các công việc nhà. Gia đình ông trở nên hòa thuận và ủng hộ ông đến Hồ Nhật Nguyệt giảng chân tướng.

Các học viên mang các cuốn tài liệu nhỏ bằng nhiều ngôn ngữ khác đến điểm du lịch này. Một hôm, một người đàn ông đến từ Việt Nam đã không vào Đền Văn Võ mà lại ở ngoài đọc thông tin trên các bảng trưng bày.

Khi ông Quýnh Phát tặng vị du khách này một cuốn tài liệu nhỏ, vị du khách đã nói: “Pháp Luân Công thực sự rất tốt”. Vị du khách nói rằng ông đã du học ở Bắc Kinh và đã đến tham quan Đài Loan nhiều lần. “Trung Quốc chính xác là như những gì các bạn miêu tả ở đây. Một chế động cộng sản kiểm soát tư tưởng của người dân, đàn áp người dân, Pháp Luân Công là một trong những đối tượng mà họ đàn áp.”

Tháng trước, khi một người đàn ông đến từ Nội Mông Cổ đang đọc thông tin trên các bảng trưng bày, anh bỗng thốt lên: “Những gì được viết trên các bảng trưng bày này hoàn toàn đúng. Các quan chức Trung Quốc cực kỳ hủ bại. Người dân Trung Quốc xem thường họ. Nhưng bất kể ai nhận một vị trí nào trong Đảng, chừng nào họ theo cộng sản, họ sẽ không có một cuộc sống tốt đẹp.”

Du khách đến từ Hồng Kông: Pháp Luân Công là nhóm kiên định nhất

Học viên Bích Dao thường xuyên đến Hồ Nhật Nguyệt trong những năm gần đây. Một người đàn ông trung niên từng đến chỗ bà và nói: “Tôi đến từ Hồng Kông. Tôi nghĩ các vị là những người kiên định nhất mà tôi từng thấy.”

Cách đây vài ngày, một du khách Trung Quốc đã lấy một cuốn tài liệu nhỏ, đến chỗ bà và nói: “Mao Trạch Đông đã làm nhiều việc xấu.” Bà Bích Dao đáp lại: “ĐCSTQ cũng làm nhiều điều xấu. Nó sẽ không kéo dài được.” Người đàn ông đồng ý và nói: “Các vị có công vì điều đó.”

Thu thập chữ ký vào bản thỉnh nguyện

4f3d5c9ea656e6a0a669ecd0b8e2c7ab.jpg

ae26a5c5e070efd779f8cf0838188bd5.jpg

Một học viên (mặc áo mưa vàng) thu thập chữ ký vào bản thỉnh nguyện nhằm giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công

Bà Dư, một học viên cao tuổi, thu thập chữ ký vào bản thỉnh nguyện nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công. Cho đến nay, bà đã thu thập được hơn 2.000 chữ ký.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/28/384449.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/3/176372.html

Đăng ngày 05-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share