Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-01-2019] Ông Lưu Toàn Vượng làm việc tại mỏ than Tiểu Lăng Hà, một chi nhánh của Cục khai thác Than Nam Phiếu ở thành phố Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh. Ông đã từng mắc đủ các loại bệnh tật, như bụi phổi than silic (xơ phổi), viêm khớp dạng thấp, loét dạ dày và bệnh tim. Nhưng chỉ trong vòng sáu tháng luyện Pháp Luân Công vào năm 1996, mọi chứng bệnh của ông đều khỏi và ông đã có được một cuộc sống khỏe mạnh.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu chính sách đàn áp Pháp Luân Công, ông đã trở thành mục tiêu bị bức hại, bị giam giữ nhiều năm, lao động khổ sai và bị cầm tù chỉ vì ông tu luyện và lên tiếng bảo vệ cho Pháp Luân Công, bao gồm sáu tháng tại trại tạm giam thành phố Hồ Lô Đảo, hai năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Hồ Lô Đảo, hai năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Tuân Hóa, một năm rưỡi tại Trại Lao động Cưỡng bức Cẩm Châu, năm năm tại Nhà tù Bàn Cẩm. Tổng cộng ông đã bị tra tấn trong 11 năm. Dưới đây là một số tra tấn mà ông đã phải chịu đựng.

Những ngày trong trại tạm giam Hồ Lô Đảo

Khi ông Lưu đến Bắc Kinh vào tháng 10 năm 1999 để lên tiếng cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công, ông đã bị Văn phòng Liên lạc thành phố Hồ Lô Đảo ở Bắc Kinh đưa trở lại quê nhà. Quay trở về nhà, ông đã bị giam giữ ở trại tạm giam địa phương và bị cảnh sát tên là Vương Thụ Lâm đánh đập vì đọc sách Pháp Luân Công và luyện công. Khi ông Lưu tuyệt thực để phản đối bị ngược đãi, ông đã bị bức thực.

Khi một cảnh sát bắt gặp một người bị giam cùng phòng với ông Lưu (cũng là một học viên) đang đọc sách Chuyển Pháp Luân, các cảnh sát khác đã xông vào phòng giam và tịch thu cuốn sách. Ông Lưu đã giữ chặt cuốn sách trước ngực trong khi các học viên khác trong phòng bao quanh để bảo vệ ông. Cảnh sát đã đẩy mọi người ra, tóm chân ông Lưu để lôi ông ra khỏi phòng giam khiến đầu ông bị kéo lê trên sàn nhà. Cảnh sát đã dùng ống cao su để đánh ông từ đầu đến chân và khiến toàn thân ông bầm tím. Sau đó, ông bị còng hai tay ra sau lưng và bị cùm một tuần. Ông bị bức thực vì đã tuyệt thực phản đối.

bb9a813de7f9f74ab8cda4b0f87c9cb7.jpg

Minh họatra tấn: Còng tay ra sau lưng và cùm chân

Sau 15 ngày ở trại tạm giam, phòng bảo vệ nơi ông công tác đã đưa ông về và tiếp tục cố ép ông phải từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Khi ông từ chối, phòng bảo vệ lại đưa ông trở lại trại giam 15 ngày. Ông cứ bị chuyển qua lại giữa trại giam và phòng bảo vệ của cơ quan như thế trong hơn sáu tháng. Cuối cùng, ông bị kết án hai năm lao động cưỡng bức và bị đưa tới Trại Lao động Cưỡng bức Thành phố Hồ Lô Đảo.

Bị tra tấn trong Trại Lao động Cưỡng bức Thành phố Hồ Lô Đảo

Sáu học viên, trong đó có ông Lưu đã từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Họ tiếp tục luyện công và cự tuyệt mặc đồng phục tù nhân. Kết quả là, họ đã bị nhốt trong một khu được giám sát chặt chẽ, nơi có bốn tù nhân thay phiên nhau giám sát họ và bắt họ phải ngồi im trong một thời gian dài mà không được nhúc nhích. Tù nhân tên Ngụy Văn Trung thường xuyên đánh đập họ. Họ đã tuyệt thực trong hơn ba tháng để phản đối việc bị ngược đãi và yêu cầu được trả tự do. Họ bị đưa đến bệnh xá của trại để bức thực.

Trong các phiên bức thực, lính canh sẽ giữ học viên ngồi trên một cái ghế sắt bằng cách kéo rộng hai tay họ ra hai bên và giẫm lên chân họ. Sau đó, họ vừa bức thực các học viên vừa quất họ bằng một ống nhựa dày một tấc. Khi các học viên giằng co và từ chối tuân theo, các lính canh ra lệnh cho vài tù nhân cạy miệng họ ra bằng một thanh sắt và một thước kim loại khiến cho các học viên bị gãy răng và chảy máu. Vương Đại Lục, một bác sỹ của trại đã đổ nửa cân muối vào cháo dùng để bức thực để làm tăng thêm sự đau đớn cho các học viên. Những phiên bức thực này kéo dài 20 ngày.

4b85f9f4656a401d0daf21b805a10252.jpg

Minh họa tra tấn: Bức thực

Bởi ông Lưu vẫn từ chối từ bỏ tu luyện, lính canh đã sốc điện ông.

Ngày 11 tháng 3 năm 2001, ông Trần Đức Văn, 57 tuổi là một người dân ở thôn Trần, thị trấn Gia Cát, huyện Tuy Trung, tỉnh Liêu Ninh đã bị tra tấn bằng dùi cui điện đến chết ở Trại Lao động Cưỡng bức Hồ Lô Đảo. Giới chức nhà tù tuyên bố ông Trần chết do bệnh. Những thủ phạm hành ác bức hại chết ông Trần là Vương Thắng Lợi, Trương Phúc Thắng, Tống, Quách, Lý Kiếm, Tống Đại Đội, đội trưởng Dương, Vương Trú Chân, Trương Quốc Trụ, Thôi Tiểu Đông.

Trong năm 2000, có hơn 200 học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ trong Trại Lao động Cưỡng bức Hồ Lô Đảo. Khoảng 60 người trong số đó bị giám sát nghiêm ngặt vì từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Họ đã tuyệt thực tập thể để phản đối và yêu cầu được trả tự do.

Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Hồ Lô Đảo và các nhân viên Phòng 610 đã ra quân hơn 100 cảnh sát chống bạo động nhằm triển khai một hình thức tra tấn đặc biệt. Mỗi cảnh sát được trang bị dùi cui điện đứng cách nhau một mét dọc hai bên đường từ khu vực giám sát đặc biệt đến phòng cải tạo. Lưu Quốc Hoa và các cảnh sát khác hỏi rằng những người nào không phục tùng quy định của nhóm giám sát đặc biệt thì bước ra ngoài. Ông Lưu Toàn Vượng, Trần Đức Văn, Trường Toàn, Triệu Liên Tân, Hà Phượng Hoa và Lý Học Dân đã bước lên phía trước và bị các cảnh sát đứng dọc hai bên đường sốc điện.

0f1b02e1d90aa1f06c0633dac560a8d3.jpg

Tái hiện tra tấn: Sốc điện

Sáu học viên sau đó đã bị nhốt vào các phòng khác nhau. Trong mỗi phòng, hàng chục cảnh sát đã thay nhau sốc điện và đánh đập họ tàn bạo, ngay cả khi họ đã chịu nhượng bộ và phục tùng. Sự tra tấn đó bắt đầu từ đêm và kéo dài tới tận sáng hôm sau. Các cảnh sát đã sử dụng chùy sắt, thắt lưng da, ủng và nắm đấm để tra tấn họ. Sáu học viên đã bị đánh đập đến mức không nhận ra được.

Lưu Quốc Hoa và các cảnh sát khác đã kéo quần của học viên Triệu Liên Tân xuống và sốc điện vào vùng kín và nhét rùi cui điện vào hậu môn ông khiến ông chết đi sống lại. Khi ông ngất đi, họ đã đổ nước lạnh vào người để làm ông tỉnh lại và lại tiếp tục sốc điện và đánh đập ông. Đầu ông Triệu bị bầm tím và mắt thì sưng húp. Cuộc tra tấn tàn bạo này kéo dài liên tục trong ba ngày liên tiếp.

Sự chịu đựng trong trại lao động

Khi trưởng bộ phận cải tạo chỉ dùi cui vào ông Lưu và hỏi: “Chúng tôi đối xử với ông như thế, ông có hận chúng tôi không?” Ông Lưu đáp: “Tôi không hận các ông. Sư phụ tôi đã giảng rằng người ta sẽ không thể viên mãn nếu không yêu quý được kẻ thù của mình, chưa kể rằng các anh không phải là kẻ thù của chúng tôi. Giữa chúng ta không có mối thù nào cả. Giang Trạch Dân chính là kẻ đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công. Là cảnh sát, các anh chỉ đơn thuần là phải làm việc để kiếm sống. Các anh đối xử với chúng tôi thế này là bởi các anh không có cơ hội tìm hiểu sự thật về Pháp Luân Công và đã bị những lời tuyên truyền dối trá lừa dối.”

Trưởng bộ phận cải tạo đã ném dùi cui xuống đất và nói ông Lưu trở về phòng giam. Kể từ đó, ông ta đã ngừng đánh ông Lưu và từ chối không nghe theo lệnh bức hại các học viên nữa.

Một sỹ quan cảnh sát là người theo đạo Cơ Đốc đã nói với ông Lưu: “Các học viên Pháp Luân Công đang phải chịu đựng cuộc bức hại cũng giống với năm xưa Chúa Jesus phải chịu nạn. Lịch sử đang lặp lại. Cũng như Chúa Jesus, các ông đang tịnh hóa và đề cao tầng thứ tu luyện của mình thông qua các thử thách và khổ nạn.”

Các học viên đã hành động như một chỉnh thể để phản bức hại trong trại lao động. Họ đã cùng nhau viết và ký tên vào một lá thư để phản đối việc bị ngược đãi và yêu cầu được trả tự do. Ông Lưu là người đầu tiên ký tên vào bức thư. Ông Lưu và các học viên cũng phản bức hại trong trại bằng các cách khác nhau, sau đây là bốn ví dụ.

Ví dụ 1 – Một hôm, thị trưởng thành phố Hồ Lô Đảo đã tập hợp hàng chục các quan chức chính quyền và các nhà báo tại trại lao động để quay một đoạn video nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công và biện minh cho cuộc bức hại. Ông Lưu đã chỉ vào vị thị trưởng đó và nói: “Là công bộc của nhân dân, các quan chức chính quyền như ông và các cảnh sát đã bắt và giam giữ những công dân tốt chỉ vì họ tu luyện Pháp Luân Công trong khi lại lờ đi những kẻ tội phạm thực sự. Vậy các ông là đầy tớ của nhân dân như thế nào?” Thị trưởng thành phố đã nói với người quay phim ngừng quay ngay lập tức.

Ví dụ 2 – Một hôm, ông Lưu viết dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” lên bảng trong một lớp học. Giận giữ, giới chức trại đã tập hợp 60 học viên lại vào trong lớp học và hỏi ai là người đã viết dòng chữ trên và dọa sẽ cấm ngủ tất nếu như không ai chịu nhận. Ông Lưu bước lên phía trước và nói mình chính là người đã viết dòng chữ trên và kể ông đã được thụ ích thế nào từ Pháp Luân Công. Lính canh đã để ông rời đi mà không trừng phạt ông.

Ví dụ 3 – Ông Lưu và vài học viên khác đã tập hợp lại tất cả các sách, tạp chí có nội dung phỉ báng Pháp Luân Công ở trong lớp học mang đi đốt và gây ra một đám khói lớn trong tòa nhà. Khi giới chức trại hỏi chuyện gì xảy ra, các phạm nhân đã bảo vệ các học viên bằng cách nói rằng có ai đó đã ném tàn thuốc lá vào thùng rác và gây cháy.

Ví dụ 4 – Đinh Văn Học, phó đại đội trưởng phụ trách nhóm ông Lưu, triệu tập ông đến phòng của anh ta và bắt đầu một bài diễn thuyết dài phỉ báng Pháp Luân Công. Ông Lưu chỉ vào Đinh và nói: “Đây không phải là những lời anh nói. Anh đã bị mắc phụ thể rồi”. Ngay khi ông Lưu vừa nói dứt lời, Đinh đã ngã vật xuống sàn nhà, mặt tái nhợt và thân thể bất động. Khi ông Lưu nghĩ ông không muốn Đinh chết, Đinh đã tỉnh lại và bắt đầu cử động. Anh ta nói ông Lưu quay về phòng giam. Sau đó, cứ khi nào các lính canh triệu tập ông Lưu lên phòng làm việc, lời đầu tiên họ nói là: “Đừng có chỉ tay vào tôi.” Ông Lưu hiểu rằng, đội phó Đinh đã kể với đội mình về cuộc gặp của họ trước đó.

Những thủ đoạn trong Trại Lao động Cưỡng bức Thành phố Hồ Lô Đảo

Để cố ép các học viên phải từ bỏ đức tin của mình, giới chức Trại Lao động cưỡng bức Hồ Lô Đảo thường yêu cầu Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng giúp đỡ. Trong một lần, giám đốc của trại Mã Tam Gia và hơn hai chục phạm nhân từng tuyên bố là các cựu học viên Pháp Luân Công đã đến Trại Lao động Hồ Lô Đảo.

Họ triệu tập ông Lưu tới phòng làm việc, nơi có một nữ phạm nhân xinh đẹp mặc váy ngắn lộ đùi đang ngồi đợi và nói cô ta muốn cùng với ông Lưu học một bài trong sách Pháp Luân Công. Lính canh của ông Lưu đứng dậy và nói với cô ta không được lại quá gần mà chỉ được thay nhau cầm sách để đọc.

Sau một lúc, nữ phạm nhân đó cố ngồi xích lại gần và ông Lưu nói cô ta hãy giữ khoảng cách. Cô ta trở nên giận giữ và bỏ đi.

Sau đó, ông Lưu nghe được một học viên đã phải từ bỏ tu luyện bời kỹ thuật này kể rằng, anh ấy đã rơi vào bẫy giống như họ đã áp dụng với ông Lưu và kể cách mà họ sử dụng bẫy này. Khi nữ phạm nhân kia ngồi lại gần để đọc sách, các lính canh sẽ ập vào phòng và nói họ nhìn thấy hai người đang có các cử chỉ thân mật. Các lính canh dọa rằng họ sẽ công bố cho mọi người biết rằng hai người đang làm những chuyện dâm ô trong phòng nếu anh ấy vẫn từ chối từ bỏ tu luyện.

Ông Lưu khi đó mới biết rằng giới chức trại giam sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn cần thiết để buộc các học viên phải từ bỏ đức tin của mình.

Bởi nỗ lực của các học viên, tình hình trong trại giam đã dần dần thay đổi và các học viên đã có thể học Pháp, luyện công và đọc to các bài thơ trong tập Hồng Ngâm của Sư phụ Lý.

Kết thúc hai năm trong trại lao động, ông Lưu bị đưa trở lại trại tạm giam địa phương và bị giam giữ 45 ngày. Sau đó, ông buộc phải rời nhà để tránh bị bức hại thêm.

Hai năm ở Trại Lao động Cưỡng bức Tuân Hóa

Ngày 13 tháng 5 năm 2002, ông Lưu đến Bắc Kinh để giơ biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo.” Ông đã bị cảnh sát bắt và bị đưa vào Trại Lao động Cưỡng bức Tuân Hóa trong hai năm.

Một hôm, lính canh tập hợp tất cả các học viên bị giam giữ lại và cưỡng chế họ xem một video có nội dung phỉ báng Pháp Luân Công. Ông Lưu đứng dậy và tuyên bố ông sẽ không xem video đó. Vài học viên sau đó cũng đứng dậy theo ông Lưu. Các lính canh đã bắt họ đứng úp mặt vào tường ngoài hành lang một thời gian dài.

Sau đó, một lính canh đã nói với ông Lưu: “Ông là người thứ hai dám từ chối không xem video đó. Ông thật can đảm.” Sau đó, anh ta giơ ngón tay cái lên tỏ vẻ ngưỡng mộ.

Tất cả các học viên không nhượng bộ với việc bị cắt giảm một nửa lương thực đều không được cấp quần áo mùa đông.

Vào một ngày mùa đông tuyết rơi dày đặc với những cơn gió lạnh cắt da cắt thịt, các lính canh đã ra lệnh cho vài phạm nhân lôi ông Lưu xuống cầu thang và ném ông nằm trên đất. Sau đó, họ kéo áo ông lên và đổ đầy tuyết vào bụng và chân ông và để ông nằm trong gió lạnh một thời gian dài. Chân ông bị tê cóng và nổi mụn nước. Sau đó, họ ra lệnh cho ông chạy trên tuyết nhưng ông đã từ chối.

Vào mùa hè, những học viên kiên định bị buộc phải chạy hai km giữa trưa nắng và sau đó phải đứng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời mà không được uống nước. Vài học viên đã bị ngất.

Ở đội thứ ba, lính canh đã ra lệnh cho các phạm nhân bịt đường ống toilet và vài học viên đã phải đi tiểu vào bát. Sau đó, các lính canh ấn đầu ông Lưu vào bát và dẫm chân lên đầu ông khiến ông bị ngạt.

Khi ông Lưu tuyệt thực để phản đối bị ngược đãi, các lính canh đã bức thực ông bằng nước thải có phân người.

69176830c6237af9245980b7398329b8.jpg

Minh họa tra tấn: Bức thực bằng phân người

Khi ông bị buộc phải ngồi im trong một thời gian dài, hai mông của ông bị lõm sâu xuống do trọng lượng của cơ thể đè nén.

9fe982e644a12902f0e547f37e941816.jpg

Minh họa tra tấn: Ép ngồi

Ở tòa nhà phía tây của Trại Lao động Cưỡng bức Tuân Hóa có một đội gọi là đội “Công thành” được lập ra chuyên để tra tấn các học viên Pháp Luân Công kiên định. Ông Lưu cũng bị đội này tra tấn và cấm ngủ hằng đêm.

Lính canh Diêm Tiểu Kiệt ra lệnh cho các phạm nhân đánh ông Lưu bằng thước gỗ và khi thước gãy, họ lấy đầu nhọn bị gãy chọc vào người ông Lưu. Vào mùa đông, họ mở hết các cửa ra, đổ nước lạnh lên người ông Lưu và sau đó bật quạt điện thổi thẳng vào người ông. Thậm chí đến phạm nhân làm việc này cũng bị cảm lạnh. Họ cũng đi tiểu vào người ông Lưu. Vì bị ép phải ngồi lâu, hai mông của ông Lưu bị loét. Diêm Tiểu Kiệt nói các tù nhân bôi thuốc mỡ cho ông, nhưng thực tế là họ đã bóc lớp vảy ở vết loét ra và chọc vào vết thương đang hở miệng.

Ông Lưu cũng bị cấm không được sử dụng nhà vệ sinh và thường bị buộc phải đứng thẳng trong một thời gian dài và dọn dẹp nhà vệ sinh và sàn hành lang từ nửa đêm đến bốn giờ sáng. Một hôm, vài lính canh đã đánh đập ông tàn bạo trong nhà vệ sinh nam.

Lần khác khi ông Lưu đang ở trong nhà vệ sinh nam, Ngụy Hồng Đào và vài lính canh khác đã xông vào, kéo ông ra ngoài và đánh đập ông mà không có lý do gì. Tháng 8 năm 2003, ông bị trói trên ghế và không được ngủ hay sử dụng nhà vệ sinh khiến ông phải đại tiện ra quần.

Diêm Tiểu Kiệt, đội trưởng một đội nữ đã không từ một thủ đoạn nào để ép các học viên phải nhượng bộ. Một hôm, Diêm nói với vợ ông Lưu vào thăm ông và mang cho ông một cái kèn harmonica. Sau đó, Diêm nói với ông Lưu rằng ông nên thổi kèn cho vợ ông nghe mỗi khi vợ ông vào thăm ông. Diêm đã sắp xếp cho một nữ lính canh trẻ tuổi xinh đẹp đến nói là để dạy ông Lưu thổi kèn cho hay hơn. Khi ông Lưu không hợp tác, Diêm đe dọa ông: “Nếu ông không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, ông sẽ không được gặp vợ ông nữa đâu. Thậm chí ngay cả khi hết hạn ở đây, ông cũng không thể về nhà được bởi cảnh sát ở địa phương sẽ lại đưa ông vào nhà giam.”

Sau vô số lần phải chịu các hình phạt tàn khốc vô nhân tính, tinh thần và thể xác ông đã phải chịu đựng đến cực hạn. Có lần, ông cố chạy và đâm đầu vào tấm tản nhiệt kim loại và bị ngất đi. Nhà tù đã buộc ông phải đội mũ bảo hiểm và còng tay ông vào một cái ghế.

Một năm rưỡi ở Trại Lao động Cưỡng bức Cẩm Châu

Tháng 11 năm 2005, ông Lưu đến gặp học viên Lưu Phượng Mai để học cách sử dụng máy vi tính. Ông viết những điều đã học được và mật khẩu máy tính vào một cuốn sổ tay. Trên đường về nhà, ông đã bị cảnh sát bắt giữ và bị giam tại Trại Lao động cưỡng bức Cẩm Châu một năm rưỡi.

Ngày 26 thánh 11 năm 2005, ông Lưu luyện công trong trại và bị Lý Tùng Đào là chính trị viên của trại ra lệnh cho hơn mười tù nhân đánh đập. Sau đó, ông bị biệt giam một tuần và chân tay ông bị kéo căng ra và bị còng vào bốn góc giường.

Theo dự kiến, ông Lưu sẽ được trả tự do vào ngày 3 tháng 3 năm 2007, nhưng giới chức trại giam đã tự ý giữ ông thêm 10 ngày..

Năm năm ở Nhà tù Bàn Cẩm tỉnh Liêu Ninh

Chiều ngày 23 tháng 3 năm 2008, cảnh sát đã xuất hiện ở nhà ông Lưu và hỏi ông có còn kế hoạch đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công nữa hay không. Ông Lưu nhấn mạnh rằng việc đi Bắc Kinh hay không là quyền lợi hợp pháp của ông. Cảnh sát đã lục soát nhà và bắt giữ ông.

Khi hàng xóm hỏi về tính hợp pháp của vụ bắt giữ, cảnh sát đáp: “Thế vận hội Bắc Kinh sắp diễn ra. Chúng tôi phải bắt giữ nhiều học viên Pháp Luân Công.”

Ở phiên tòa, khi ông Lưu nói: “Pháp Luân Đại Pháp hảo,” thẩm phán nói với ông: “Tôi đã tính kết án ông ba năm tù. Nếu ông nói thế, tôi sẽ kết án ông thêm hai năm tù nữa.” Ông Lưu bị đưa đến Nhà tù Bàn Cẩm tỉnh Liêu Ninh.

Thỉnh thoảng tất cả các tù nhân phải ngồi xổm ở ngoài sân khi giới chức nhà tù đi kiểm tra các phòng giam. Một lần ông Lưu chống cự lại việc này và đã bị đánh đập và sốc điện trong nhiều giờ.

Trong một lần đi kiểm tra các phòng giam, các lính canh đã lấy nhiều bài giảng của Pháp Luân Công chép tay của ông, ông đã tuyệt thực để phản đối. Sau bảy ngày tuyệt thực, ông bị đưa đến bệnh xá nhà tù và bị giữ ở đây hơn hai tháng.

Khi giới chức nhà tù cố đưa ông trở lại bệnh viện, ông phản kháng và lại bị sốc điện. Khi dùi cui bị hết điện, các lính gác đã dùng kim đâm vào ngón tay ông và dùng thuốc lá đang cháy đốt đầu ngón tay ông. Lính canh Hồ Hiều Đông nói: “Tôi sẽ cho ông uống cà phê.” Sau đó anh ta nhổ ra một bãi đờm vào gạt tàn thuốc lá và đổ vào họng ông Lưu.

Các lính canh tiếp tục sốc điện ông Lưu thêm bốn giờ đồng hồ nữa, đốt cháy môi trên của ông và để lại những vết phồng rộp trên khắp cơ thể ông Lưu. Các lính canh sợ những người khác nhìn thấy những vết phồng rộp trên người ông Lưu nên đã lấy kim chọc vào chúng khiến cho ông Lưu vô cùng đau đớn.

Khi thấy ông Lưu vẫn không chịu khuất phục, đội trưởng Hàn Nham đã được Phòng Quản lý Nhà tù Bàn Cẩm cho phép dùng dùng hai dùi cui điện với hiệu điện thế lên đến 1,5 triệu vôn để sốc điện ông. Họ đã dùng một dùi cui điện đặt trên đầu và một dùi cui để dưới chân và đồng thời sốc điện ông. Theo lời ông Lưu kể lại, ông cảm thấy như có một cái búa nặng đập vào đầu ông và cơ thể ông như nổ tung ra. Các lính gác cũng liên tục dội nước vào người ông. Sau đó, ông không thể tự mình đi được và phải dùng cáng để đưa trở lại phòng giam.

9c20a9e859e7aaef161e50751a34d82e.jpg

Tái hiện tra tấn: Sốc điện

Sau khi đã bị sốc điện với hiệu điện thế cực cao, thì bị sốc điện với điện thế thông thường chỉ như muỗi đốt. Khi lính canh lại sốc điện ông, ông đã nhìn trừng trừng vào mặt họ. Điều đó khiến cho các lính canh sợ hãi và đã phải dừng lại.

Một hôm, đội trưởng Lý, người mới được bổ nhiệm đã nói với ông Lưu: “Vì ông muốn luyện công, tôi sẽ tìm một chỗ thích hợp để ông luyện”. Anh ta đã đưa ông Lưu đến một chỗ đầy muỗi và ra lệnh cho các phạm nhân cởi hết quần áo ông ra, trói ông vào cây để cho muỗi đốt. Trong vòng hai giờ đồng hồ, mặt, tai và người ông Lưu đầy những vết côn trùng cắn và bị sưng tấy. Ngày hôm sau các lính canh lại làm như thế, nhưng không con muỗi nào cắn ông bởi chúng vẫn còn no từ bữa ăn hôm trước.

3355ded26d7cc26097fe5bafbec7984b.jpg

Minh họa tra tấn: Cho muỗi cắn.

Trước đây, mỗi khi ông Lưu luyện công, các lính canh đều còng ông vào giường. Sau sự việc cho muỗi đốt, đội trưởng Lý đã không còn để ý mỗi khi ông Lưu luyện công nữa.

Trong bốn năm rưỡi ở Nhà tù Bàn Cẩm, nhiều học viên kiên định đã bị chuyển đến các nhà tù ở các thành phố khác nhau, như thành phố An Sơn, Doanh Khẩu và Đại Liên. Ông Lưu bị đưa đến Nhà tù Nam Quan Lĩnh ở thành phố Đại Liên, nơi ông bị buộc phải ngồi trên một chiếc ghế nhỏ trong một phòng biệt giam không có cửa sổ hay ánh sáng ban ngày trong nhiều ngày liền. Lính gác tiếp tục đánh và dội nước lạnh vào người ông. Một học viên khác tên là Vương Hồng Đình đã bị tra tấn theo cách này cho đến lúc bị thần kinh.

Khi ông Lưu bị cấm ngủ và ý thức không tỉnh táo, các lính canh đã ép ông ký vào bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Ngay khi tỉnh táo trở lại, ông đã viết “Nghiêm chính Thanh minh”, vô hiệu những tuyên bố trên. Sau đó, các lính canh tiếp tục tra tấn ông theo cách đó hòng buộc ông phải khuất phục.

Sau đó, chính quyền tỉnh đã cử các thanh tra viên đến nhà tù để kiểm tra tình hình các học viên mà nhà tù nói rằng đã từ bỏ tu luyện. Trong cuộc phỏng vấn, ông Lưu nói với các thanh tra viên rằng thật bất công khi ông bị kết án năm năm tù chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Các thanh tra viên đã nhận ra rằng ông vẫn chưa từ bỏ đức tin của mình. Giới chức nhà tù đã vô cùng tức giận và lại tiếp tục tra tấn ông. Ông bị buộc phải đứng úp mặt vào tường vì từ chối làm các công việc nặng nhọc mà nhà tù giao. Ông Lưu đã nhiều lần tuyên bố với giới chức nhà tù rằng ông sẽ giữ vững đức tin của mình và tiếp tục tu luyện. Khi hạn tù của ông sắp hết, họ cũng thôi không quản ông nữa.

Ông Lưu được thả vào ngày 22 tháng 3 năm 2013.

Nhiều người đã khóc khi nghe ông Lưu kể về những gì mà ông đã phải chịu đựng. Khi được hỏi ông có hận những người đã tra tấn ông không, ông đáp: “Tại sao tôi lại hận họ? Họ chỉ là nạn nhân của những lời tuyên truyền dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những khổ nạn của tôi giúp đánh thức họ, để họ phân biệt được đúng sai, để họ ngừng tham gia vào việc bức hại, từ đó lựa chọn được tương lai tốt đẹp cho bản thân và gia đình họ. Đó là nguyện vọng của tôi. Họ đã phạm đại tội với Pháp Luân Công, làm sao họ hoàn trả được đây. Tôi đã khóc vì họ cứ bức hại các học viên mà không biết được chân tướng. Bất chấp hơn 11 năm bị bức hại, tôi cảm thấy mình vẫn là người may mắn, bởi đã có thể sống sót được mà ra khỏi nhà tù.”


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/16/380442.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/16/175846.html

Đăng ngày 26-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share