Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp Châu Âu

[MINH HUỆ 20-1-2019] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các đồng tu!

Tôi và chồng đều không hề nghĩ rằng cuộc sống của chúng tôi sẽ hoàn toàn thay đổi ngay lần đầu cầm cuốn sách Chuyển Pháp Luân trong tay vào tháng 8 năm 2017. Tôi muốn chia sẻ một phần nhỏ trong một năm tu luyện của mình.

Ngay cả trước khi tôi và chồng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng tôi đã hạn chế và sống bớt phóng túng hơn. Chúng tôi không còn muốn mua những thứ đồ xa xỉ. Chúng tôi đã chuyển đến một căn hộ nhỏ ở ngoại ô, cách thị trấn gần nhất khoảng 7.5 dặm. Chúng tôi muốn độc lập càng nhiều càng tốt nên chúng tôi đã không dùng xe hơi nữa mà đi bộ hoặc đi xe đạp khi đi mua đồ.

Để học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, vợ chồng tôi và con trai khi đó mới bốn tuổi đã đến ga tàu gần nhất và bắt chuyến tàu hai tiếng đồng hồ tới Berlin. Chúng tôi đã được xem các bài công pháp và tìm hiểu về cuộc bức hại tại quầy thông tin đặt ở Cổng Brandenburg. Sau đó, chúng tôi trở về nhà. Con trai chúng tôi rất thích chuyến đi ấy; điều này cho thấy uy lực của Đại Pháp.

Tu luyện khôi phục sự hòa thuận trong gia đình

Trước đây, chúng tôi không liên lạc với con gái, mẹ và chị gái vì nhiều nguyên nhân và họ đều đổ lỗi cho chúng tôi. Sau ba tuần tu luyện, con gái chúng tôi đã liên lạc với chúng tôi sau hơn một năm xa cách.

Đọc cuốn Chuyển Pháp Luân đã cho tôi thấy tầm quan trọng của việc duy trì các mối liên hệ và đóng góp cho xã hội, và việc tu luyện giữa người thường. Không lâu sau quyết định này, tôi đã gặp mẹ tôi khi đang đi phỏng vấn việc làm. Mặc dù không nhận được việc làm đó, nhưng tôi đã liên lạc lại với mẹ trở lại sau một năm rưỡi không gặp nhau.

Chỉ có Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) mới có thể an bài điều này, cũng như khi Ngài an bài cho tôi gặp lại chị gái. Chúng tôi rất vui khi có thể liên lạc lại sau một năm rưỡi và nhân cơ hội này mà bỏ quan những hiểu lầm trước đây giữa chúng tôi.

Một khởi đầu mới: tu luyện tại nơi làm việc

Cuộc phỏng vấn việc làm thứ hai của tôi đã thành công. Tôi đã nộp đơn làm người giao hàng qua bưu điện và đã được nhận vào làm công việc này. Tôi đã sẵn sàng từ bỏ giấc ngủ của mình và mọi sự thoải mái vì điều đó

Hàng ngày, tôi đi làm bằng xe đạp, đạp xe một quãng đường khoảng 7.5 dặm, trong đó 1.5 dặm là đường rừng. Nhờ sự khích lệ của Sư phụ, tôi đã buông bỏ được tâm sợ hãi đối với một đàn lợn mà tôi phải đi qua. Một đêm, tôi phải đi xe giữa một đàn lợn rừng, tôi đừng lại và chỉ biết đứng đó vì chúng cũng đang đi trên con đường đó. Tâm tôi vẫn bất động. Những con lợn kêu ủn ỉn khi đi quanh tôi, trước khi chúng chui vào bụi rậm. Tôi đã rơi nước mắt vì biết ơn.

Tôi nhận ra rằng tôi đã buông bỏ được tâm sợ hãi đối với đàn lợn rừng sau vài tháng. Sư phụ đã giúp tôi nhận ra rằng tâm sợ hãi đó không phải là tự kỷ chân chính của tôi.

Buông bỏ chấp trước vào tự ngã

Tôi đã nhận việc với suy nghĩ muốn đóng góp cho xã hội và tu luyện giữa những người thường. Tôi sẵn sàng tình nguyện giúp đỡ những đồng nghiệp không khỏe. Nhìn lại, tôi nhận ra rằng việc làm xem ra là vô tư này thực chất lại là để khẳng định cái tôi của bản thân. Tôi muốn mọi người thấy tôi tuyệt vời thế nào. Ngay cả trước đây, tôi đã từng có mong muốn tiềm ẩn là người đi đầu. Đây một cách hiểu sai về Pháp. Tôi muốn trở nên tốt bụng nhưng tôi đã thực sự tốt bụng chưa?

Sư phụ giảng:

“… Chư vị đi xe khắp thành phố, cũng không nhất định gặp được việc tốt mà làm. Hàng ngày chư vị làm thế, cũng không nhất định gặp.” (Bài giảng Thứ Chín, Chuyển Pháp Luân)

Nhận thức được điều này, tôi cảm thấy bình an. Tôi đã có thể từ bỏ việc cố ý tạo ấn tượng tốt và thấy dễ chịu hơn trong công việc. Đồng thời, nếu đồng nghiệp nhờ tôi giúp đỡ, tôi cũng vui vẻ giúp đỡ.

Tin tưởng an bài của Sư phụ

Là đệ tử Đại Pháp, tôi không ngần ngại đảm nhận thêm một số nhiệm vụ, kể cả tôi phải làm thêm vài giờ. Bất cứ khi nào tôi gặp người giám sát, ông ấy cũng cảm ơn tôi. Tôi thường nhân cơ hội này để nói về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi giảng chân tướng về Đại Pháp và cuộc bức hại, và tôi cũng khuyên ông nên mua vé xem biểu diễn của Shen Yun.

Sau đó, tôi vô tình đâm phải một chiếc ô tô đang đỗ. Tôi vẫn giữ được bình tĩnh và gọi điện cho cảnh sát, rồi lại gọi cho người giám sát của tôi. Trong trường hợp có tai nạn, người phạm lỗi sẽ phải hoàn trả một khoản tiền nhất định cho chủ lao động. Người giám sát của tôi thông báo rằng ông sẽ không yêu cầu tôi trả số tiền đó, bảo rằng vì tôi đã làm việc tốt hơn bình thường và rằng ông ấy có thể luôn trông cậy vào tôi. Tuy nhiên, tôi đã giải thích, dựa trên pháp lý “bất thất, bất đắc” để trả tiền cho tai nạn này vào ngày hôm nay chứ không phải ngày mai.

Số tiền đó sẽ được tính vào tháng lương tiếp theo của tôi. Tuy nhiên, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy họ đã không trừ khoản tiền đó từ lương của tôi. Khi tôi nói ra điều này và hỏi làm sao để tôi có thể chuyển thành tiền mặt thì tôi nhận được email của người giám sát. “Sẽ vẫn như vậy thôi. Tôi hy vọng chị hiểu quan điểm của tôi về việc này và rằng làm vậy là đúng. Cảm ơn nhiều.”

Mặc dù tôi vui khi thấy người giám sát hiểu được giá trị của một học viên Đại Pháp nhưng tôi vẫn luôn thực hiện theo lời dạy của Sư phụ.

Sư phụ giảng:

“Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan ; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm.” (“Người tu tự ở trong ấy”, Tinh tấn Yếu Chỉ).

Tôi đã hướng nội để hiểu nội hàm sâu sắc hơn của tình huống này. Sau đó, tôi đã suy nghĩ về những gì người giám sát của tôi đã viết trong email – tôi hy vọng chị hiểu quan điểm của tôi về việc này. Sau khi đọc lại, tôi hiểu rằng Sư phụ đã thấy tâm thuần khiết của tôi. Tôi muốn nhận lỗi gây ra tai nạn, trong khi người giám sát muốn thể hiện sự đánh giá cao của ông đối với công việc của tôi.

Đồng thời, lời nói của người giám sát cho tôi thấy Sư phụ đã an bài cho tu luyện của tôi và tôi cần tín Sư từ trong tâm để có thể hoàn thành việc mà Sư phụ đã an bài tốt nhất cho tôi.

Tai nạn trên đường đi làm

Hai ngày sau khi trở về từ Pháp hội tại Prague 2018, tôi đã bị ngã xe trong rừng trên đường đi làm. Mặc dù bị ngất đi một lúc và có phần mất thăng bằng, tôi vẫn tiếp tục đi làm và đã đến muộn một chút. Mặc dù đau đớn không thể chịu đựng, nhưng tôi vẫn làm công việc của mình, vẫn phát báo, thư và tài liệu giới thiệu.

Theo quy trình làm việc, đáng lẽ tôi phải đi khám bác sỹ. Tuy nhiên, tôi đã từ chối. Người đứng đầu tổ chức hết sức kinh ngạc khi thấy tình trạng của tôi nhưng tôi biết tôi sẽ ổn.

Người đồng nghiệp cạnh chỗ làm tôi đã chở tôi về ngày hôm đó. Cô ấy nghĩ tôi nói đùa khi nhờ cô ấy đưa tôi đi làm vào ngày hôm sau. Tôi nói với cô rằng tôi chỉ cần vài giờ để luyện các bài công pháp, rồi tôi sẽ ổn thôi. Cô ấy có chút nghi ngờ nhưng tôi tin vào Sư phụ.

Khi luyện các bài công pháp Đại Pháp, tôi muốn tránh cơn đau bằng cách luyện một cách thận trọng. Nhưng sau đó, tôi đã để tự nhiên và không lo bị đau nữa. Trong khi luyện bài công pháp thứ ba, cánh tay tôi vừa giơ lên đã được kéo thẳng ra. Dù bị đau nhưng tôi vẫn kiên trì. Sau bài công pháp thứ ba, cánh tay của tôi đã cử động dễ dàng hơn. Sau đó, khi luyện bài công pháp thứ tư, Sư phụ đã phục hồi khớp vai của tôi. Nó kêu rắc hai lần, như thể một chiếc xương đã được nắn về vị trí, sau đó, tôi cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

Tôi đã hướng nội và tiếp tục luyện công. Do đó, tôi đã cố gắng quay trở lại làm việc vào tối ngày hôm sau.

Đồng nghiệp của tôi hết sức ngạc nhiên bởi vì không nghĩ rằng sẽ gặp tôi. Đây là một cơ hội tuyệt vời để chứng thực Pháp và cho mọi người thấy uy lực của Đại Pháp.

Tôi đã sẵn sàng làm việc, tuy nhiên không hiểu sao mặc dù ban đầu rất cẩn thận nhưng tôi vẫn cảm thấy hơi đau. Vì vậy, tôi đặt yêu cầu cao hơn cho bản thân, rồi đột nhiên tôi quên nghĩ đến chỗ đau ở cánh tay nên cứ thế cử động.

Tôi chấp nhận bị đau một cách đường hoàng và có thể chịu đựng những cơn đau hơn với sự từ bi trợ giúp của Sư phụ. Vì thế, tôi cũng có thể đảm nhận công việc của một đồng nghiệp chưa đến làm việc. Trong toàn bộ khảo nghiệm này, tôi luôn giữ Pháp trong tâm.

Sư phụ đã giảng:

“Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành” (Bài giảng thứ ChínChuyển Pháp Luân)

Ngày hôm đó, tôi đã làm việc hơn 10 tiếng đồng hồ và cảm thấy khá hơn sau đó. Chỉ sau một vài ngày, tôi đã có thể đi xe đạp trở lại.

Hướng nội và tu luyện như thuở đầu

Ở nhà, khi tôi nói với chồng rằng tôi cần hướng nội về sự việc vừa qua, chúng tôi đã cười vui vẻ bởi vì rõ ràng là tôi đã bỏ qua không chỉ một chuyện nhỏ trên con đường tu luyện của mình.

Tôi đã nhận ra tâm tật đố và an dật. Tôi ghen tị với đồng nghiệp nào có thể lái xe hơi đi làm nên được ngủ lâu hơn. Trong những tháng cuối của mùa hè nóng bức, tôi đã cố gắng thuyết phục bản thân rằng đạp xe thật dễ chịu. Nhưng thực ra, tôi lại thấy rằng mùa hè nóng nực khó chịu hơn nhiều so với mùa đông xuống dưới 0 độ của năm ngoái. Đây chẳng phải là suy nghĩ người thường sao?

Sư phụ giảng:

“Sau khi có cái thân thể này, thì lạnh chịu không được, nóng chịu không được, mệt chịu không được, đói chịu không được, thế nào cũng là khổ.” (Bài giảng thứ BaChuyển Pháp Luân)

“…chúng tôi giảng Đại Pháp vô biên; [hoàn] toàn dựa vào cái tâm của chư vị mà tu. Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân; hoàn toàn [dựa] xem bản thân chư vị tu ra sao. Có thể tu được không hoàn toàn [dựa] xem chư vị có thể nhẫn chịu không, có thể phó xuất không, có thể chịu khổ không. ” (Bài giảng thứ Tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi tự đặt yêu cầu cao đối với bản thân mình nhưng trong tâm tôi có thực sự tin vậy không?

Sư phụ giảng:

“Tu luyện ấy, có một câu thế này, gọi là “tu luyện như thuở đầu, tất thành”, phải vậy không? (các đệ tử vỗ tay nhiệt liệt) Khi mới tu luyện tâm tình thế nào? Khi mọi người biết được Pháp này là gì thì, oa, quả thực cái tâm ấy kích động ghê lắm, quyết định vững vàng, nhất định tu tốt! Chính là cái tâm thuở đầu ấy, chư vị có thể một mạch trong quá trình tu luyện của chư vị mà bảo trì tới cuối cùng, chư vị mà không thành, thì trời đất cũng không chịu. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017])

Tôi dần nhận ra rằng tôi đã mất đi tâm thái và nhiệt huyết tu luyện Đại Pháp, sau khi có được nhiều niềm vui trong tu luyện giữa đời thường. Sau một năm làm việc, tôi thành ra có cảm giác bị ép phải làm việc. Tôi nhớ ngày đầu tiên đi làm, tôi còn tò mò không biết Sư phụ sẽ an bài thế nào cho mình hôm ấy. Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi tình huống có thể giúp tôi đề cao tâm tính. Sau mỗi yêu cầu làm việc, tôi lại nhận ra một điểm hóa của Sư phụ. Bằng chính niệm, tôi đã tìm lại được cái tâm thuở đầu.

Sư phụ giảng:

“Trong các ngành các nghề đều có thể tu luyện, và cũng có người có duyên đang đợi đắc Pháp.” (Tinh tấn Yếu chỉ II)

Rốt cuộc, công việc này và môi trường tu luyện đã được an bài cho tôi. Làm sao tôi có thể quên được? Nghĩ đến đây, tôi lại quý trọng công việc của mình.

Sợ đau

Qua vụ tai nạn xe đạp, tôi mới nhận ra là tôi rất sợ đau. Tôi luôn tránh bị đau, kể cả khi tôi luyện công.

Tôi kể với một đồng tu là tôi ngồi song bàn khó thế nào, cô ấy bèn kể với tôi chuyện của một đồng tu khác. Khi anh ấy xếp chân song bàn, anh ấy nghe xương kêu rắc một cái. Anh ấy vẫn ngồi bất động, nhưng thấy những giọt nước mắt trên mặt anh ấy thì biết anh ấy đau đớn đến thế nào. Sau đó, đồng tu này nói: “Sợ đau là cái niệm trong đầu thôi. Nếu không nghĩ đến cái sợ đó nữa thì nó sẽ biến mất.”

Câu chuyện này đã cho tôi sự can đảm và tự tin rằng tôi cũng có thể ngồi song bàn. Tôi tự nhủ: “Tôi sẽ ngồi song bàn và cứ tĩnh tĩnh mà ngồi như thế.” Không có niệm nào khác, tôi cứ thế lần lượt đặt hai chân vào đúng vị trí.

Tôi ngạc nhiên khi thấy thật đơn giản nên cứ ngồi liền 15 phút mà không bị tuột chân. Sau đó, tôi có ý nghĩ là đây là một khởi đầu tốt, thử lần đầu vậy là đủ rồi. Tôi đã không nhận ra ngay là niệm ấy hoàn toàn là sai. Dù sao, nghĩ vậy cũng chưa khiến tôi hết đau. Vì thế, cựu thế lực đã lợi dụng sơ hở của tôi.

Tôi phát hiện ra là tôi có nhiều nỗi sợ hơn – sợ lạnh hay bị ướt. Dù sao thì mùa thu cũng sắp đến rồi – nhiệt độ sẽ giảm và trời sẽ mưa. Thế nhưng, những thứ khó chịu đó lại là cơ hội lớn để tôi tu luyện. Chẳng phải chịu đau là rất tốt để tiêu nghiệp sao? Chẳng phải tôi nên biết ơn vì điều đó? Tôi vẫn thấy khó chấp nhận niệm này nên vẫn cứ lừng khừng.

Sư phụ giảng:

“Người khác có thể tu được tốt, thì chư vị tại sao tu không tốt?!” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Tôi nhận ra mình thiếu nguyện vọng tu luyện thực sự tinh tấn là vì tôi luôn tránh bị đau. Tôi đã bỏ cái nhân tâm này và đã có thể chịu đau. Sau đó, tôi đã phát chính niệm để thanh lý những nhân tố xấu trong trường không gian của mình, như thế, tôi mới có thể thực tu.

Con tin tưởng phó thác sinh mệnh của con cho Sư phụ và đi theo an bài của Ngài để có thể trở về nhà.

(Bài chia sẻ được trình bày tại Pháp hội Đức năm 2019)


Bản gốc tiếng Đức: https://de.minghui.org/html/articles/2019/1/18/137243.html

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/20/380602.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/25/174759.html

Đăng ngày 01-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share