Bài viết của Lý Tĩnh Phi, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 06-12-2018] Trước thềm ngày nhân quyền 10 tháng 12, một diễn đàn đã được tổ chức tại Văn phòng Hạ viện Rayburn vào ngày 4 tháng 12 làm rõ sự ngược đãi mà các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã phải chịu đựng vì đức tin của họ.

Nhiều học viên đã làm chứng trong cuộc họp với các hạ nghị sỹ, các lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ và những người ủng hộ nhân quyền. Các quan chức từ Châu Âu và New Zealand cũng tham gia thảo luận trực tuyến.

7fbbef6aad71d0c23572cbfb304548b7.jpg

Diễn đàn tại Văn phòng Hạ viện Rayburn

b701d370bd0a9adc05bcd0ac098e6210.jpg

Phim tài liệu được trình chiếu trong diễn đàn

Phơi bày sự tàn bạo

6776fb0ec976cf3c7df1724043ba5ad9.jpg

Ông Lưu Tích Đồng, một nhà thư pháp danh tiếng, đã mô tả lại sự ngược đãi mà ông đã phải chịu đựng vì đức tin của mình

Ông Lưu Tích Đồng, một nhà thư pháp danh tiếng ở tỉnh Sơn Đông, đã bị giam giữ hơn 20 lần sau khi Pháp Luân Công bị bức hại vào tháng 7 năm 1999. Trong đó, ông đã bị giam giữ ba năm trong trại lao động cưỡng bức và bị cầm tù bốn năm.

Ông Lưu đau đớn hồi tưởng lại: “Trong khi bị tạm giam, các lính canh đã lột quần áo của tôi, đổ nước muối lên lưng tôi và dùng một tấm ván chà xát”. Không chỉ như thế, các lính canh cũng bôi nước hạt tiêu cay vào các bộ phận kín của ông, dùng kim châm vào các ngón tay và ngón chân của ông, dùng thuốc lá và bật lửa đốt ông và xoa chất lỏng cay nồng lên mí mắt ông. Ông kể: “Một lần, các tù nhân đã cạy miệng tôi và đổ vào hai chén thuốc độc khiến tôi bị suy sụp tinh thần”.

a70329d9c1f5ce8dffbe96c89cbc5f6f.jpg

Anh Từ Đại Vi, một cư dân của tỉnh Liêu Ninh đã chết năm 2009 khi mới 33 tuổi do bị tra tấn. Vợ và con gái của anh đã làm chứng trong cuộc họp.

Cô Từ Hâm Dương, 17 tuổi, và mẹ mình là bà Trì Lệ Hoa đã đưa ra một bức hình chụp bố cô trước khi chết. Ông Từ Đại Vi, một học viên ở tỉnh Liêu Ninh, bị giam giữ vì đức tin của mình trong hơn 8 năm tại 4 nhà tù. Lúc được thả, ông trong tình trạng hốc hác và bị trọng thương và đã chết 13 ngày sau đó.

Cô Hâm Dương giải thích: “Có nhiều trẻ mồ côi như tôi ở Trung Quốc đang phải chịu đựng như tôi trước đây, nhưng các em không thể tới đây để chia sẻ câu chuyện của mình. Đó là lý do tại sao tôi hy vọng có nhiều người hơn nữa có thể bước ra ủng hộ chúng tôi chấm dứt cơn ác mộng đã kéo dài 19 năm nay.”

Cô Dương Xuân Hoa, cũng đến từ tỉnh Liêu Ninh, đã mất bố mẹ và chị gái trong những năm này.

Cô Dương nói: “Chị gái tôi là Dương Xuân Linh là một biên dịch viên. Khi chị bị bắt vào ngày 13 tháng 10 năm 2005, chị vừa đính hôn và sắp kết hôn. Tuy nhiên, các lính canh đã ra lệnh cho bốn tù nhân hung hãn đánh chị ấy. Họ đẩy chị ngã và ngồi lên chị, đấm vào ngực và các bộ phận kín của chị.” Cô dâu tương lai đã bị gãy tay phải và cũng bị nhiều thương tích khác.

Ông Hoàng Tổ Uy, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Washington D.C, đã nói rằng có ít nhất 4.258 học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị tra tấn trong khi bị giam giữ. Chỉ riêng tháng 11 năm 2018 đã có 31 học viên bị kết án tù.

Các Hạ Nghị sỹ: Can đảm và Hy vọng

ba45efe6982341feb5df80473f4c22e8.jpg

Hạ Nghị sỹ Dana Rohrabacher nói rằng chủ nghĩa cộng sản đã gây hại cho xã hội và là mối đe dọa đói với thế giới.

Hạ Nghị sỹ Dana Rohrabacher đã nói rằng ông đã được truyền cảm hứng từ sự kiên định của các học viên Pháp Luân Công và ông có thể thấy được sự quyết tâm của các học viên mỗi khi ông tham gia vào một trong các sự kiện của họ.

Đảng Cộng sản không chỉ gây hại cho người dân ở Trung Quốc mà với cả người dân trên khắp thế giới, ông nói thêm. Đó là lý do mà những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới, bao gồm cả người dân ở Hoa Kỳ.

Ông Steve King, một Nghị sỹ khác cũng đồng tình. Trong một lá thư gửi tới diễn đàn, ông nói rằng mức độ nghiêm trọng của những vi phạm nhân quyền mà các học viên đã chịu đựng vì đức tin của họ là “hoàn toàn không thể tưởng tượng được”.

Hạ Nghị sỹ Christopher Smith đã viết trong một tuyên bố rằng với tư cách là Chủ tịch của Tiểu ban Nhân quyền Toàn cầu, ông nhận thức rõ về tình hình nhân quyền đầy tai tiếng ở Trung Quốc. Đặc biệt, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cưỡng ép các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ thông qua việc giam giữ, tra tấn và giết hại trong 19 năm qua. Ông nói rằng chính phủ Mỹ không nên bỏ qua điều này và những kẻ thủ phạm phải chịu trách nhiệm.

ef71203b1d6c64441eba80746f5c4ab7.jpg

Tiến sỹ Jon Lenczowski ở học viện Chính trị thế giới nói rằng ông ngưỡng mộ sự kiên trì của các học viên Pháp Luân Công

Tiến sỹ John Lenczowski, nhà sáng lập và là Chủ tịch của Học viện Chính trị thế giới, đã cảm ơn các học viên vì sự dũng cảm và kiên định của họ. Ông nói rằng ĐCSTQ đang dùng đến sự đe dọa và hạn chế về ý thức hệ để che đậy cho những việc làm phi pháp của mình. Đó là lý do tại sao nhiều người hơn nữa nên cùng chung nỗ lực lên tiếng phản đối chế độ này.

a54d1f9504f1d2c8ee995818d7b441ca.jpg

Nhà phân tích chính sách Dominic Nardi, từ Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), cho biết cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã được tăng cường.

Ông Dominic Nardi, một nhà phân tích chính sách từ Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), đã nói rằng việc đàn áp bên trong Trung Quốc đã đang được tăng cường trong những năm gần đây, bao gồm cả đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công.

Bitter Winter, một tạp chí đa ngôn ngữ, mới đây cũng đã xuất bản một tài liệu nội bộ từ Phòng 610 tỉnh Liêu Ninh, xác nhận việc tấn công vào Pháp Luân Công đã trở nên tồi tệ kể từ tháng 10. Ông Nardi kêu gọi USCIRF và Bộ Ngoại giao giám sát chặt chẽ hơn tình hình này để những cá nhân chủ chốt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật theo Đạo Luật Magnitsky. Được thông qua tháng 12 năm 2012, đạo luật này cho phép Chính phủ Mỹ trừng phạt những người vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới thông qua việc phong tỏa tài sản của họ và cấm họ vào Hoa Kỳ.

Thoái Đảng Cộng sản

Bà Dị Dung, Chủ tịch phong trào thoái ĐCSTQ toàn cầu, còn gọi là Tuidang, thông báo có hơn 320 triệu người Trung Quốc đã tuyên bố muốn tách ra khỏi các tổ chức của ĐCSTQ, bao gồm cả Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên.

Hạ Nghị sỹ Rohrabacher đã giới thiệu Nghị Quyết 932 vào tháng 6 để ủng hộ phong trào này và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông Smith nói rằng phong trào thoái đảng là dành cho mọi người dân Trung Quốc và giúp họ từ bỏ lời thề đối với các tổ chức của ĐCSTQ.

Nhiều vị dân biểu Châu Âu cũng viết thư gửi Quốc hội Mỹ. Ông Tunne Kelam, thành viên của Nghị viện Châu Âu kể từ năm 2004, nói rằng việc đàn áp Pháp Luân Công là một trong những vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trong 20 năm qua và rằng Nghị viện Châu Âu ủng hộ quyền tự do tín ngưỡng của các học viên.

Ông Edgar Lamm, Chủ tịch của Hiệp hội nhân quyền quốc tế tại Frankfurt, Đức, công nhận rằng Pháp Luân Công là nhóm tâm linh ôn hòa. Chính cuộc bức hại của cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản đã tước đi quyền con người cơ bản của các học viên.

Ông Travor Loudon, một người được phỏng vấn trong bộ phim tài liệu sản xuất năm 2010 Chương trình Nghị sự: Nghiền nát nước Mỹ, đã tham gia thảo luận trực tuyến từ New Zealand. Ông nói rằng ĐCSTQ ngày nay về cơ bản không khác gì Đức Quốc Xã vào những năm 1930 và nó vẫn tiếp tục gây hại cho xã hội.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/6/378102.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/7/173540.html

Đăng ngày 25-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share