Bài viết của một học viên ở Hàn Quốc
[MINH HUỆ 22 – 10 – 2009] “Tôi sinh năm 1917. Tôi đã thấy vô số các bức tượng Phật ở các ngôi chùa từ khi tôi còn trẻ. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một bức tượng Phật từ bi như vậy! Thực vậy! Hãy nhìn những biểu hiện trên khuôn mặt…” Ông Seol, 91 tuổi, đứng trước tác phẩm nghệ thuật “Tượng Phật” một lúc lâu với hai tay hợp thập ở phía trước ngực.
Ông Seol trở thành một tín đồ Phật giáo khi ông còn trẻ. Một hôm, tại một nhà ga xe lửa, ba chữ “Chân – Thiện – Nhẫn” trên tấm áp phích đã thu hút sự chú ý của ông. Tấm áp phích nói về cuộc triển lãm nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn diễn ra ở Trung tâm văn hóa Busan từ ngày 4 đến ngày 15 tháng 9 năm 2009. Ông Seol đã thốt lên khi ông hiểu được tác phẩm nghệ thuật này, ông nói rằng ông hy vọng có thể lại được xem triển lãm này trong tương lai. Khi ông nghe nói các họa sĩ đều là các học viên Pháp Luân Công, ông Seol nói: “Đúng vậy, một người bình thường không thể có khả năng tạo ra được tác phẩm nghệ thuật này nếu không có một cái tâm thuần khiết. Không phải tất cả các nghệ sĩ đều có thể làm được điều này”.
Có một dòng khách tham quan đều đặn đến cuộc triển lãm
Busan là thành phố lớn thứ hai ở Hàn Quốc. Đây là cuộc triển lãm nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn lần thứ 10 được tổ chức tại Busan. Cuộc triển lãm đã thu hút nhiều người yêu thích nghệ thuật, văn hóa, và chính trị.
Chủ tịch Hiệp hội nghệ thuật thành phố Busan ông Choi Sang Yoon
Chủ tịch Hiệp hội nghệ thuật thành phố Busan ông Choi Sang Yoon đã đến tham quan triển lãm vào ngày đầu tiên của cuộc triển lãm và nói: “Tôi thực sự cảm kích trước những gì mà các nghệ sĩ đã hy sinh để cứu những người khác!” Theo ông, các tác phẩm nghệ thuật này đã phản ánh những vấn đề đạo đức cơ bản của con người và là các tác phẩm của nghệ thuật chân chính. “Thường thì có 3 loại kỹ thuật cơ bản. Một người có thể nhận ra với cái nhìn thoáng qua đầu tiên rằng những tác phẩm này hướng người xem vào công lý, họ kêu gọi điều đó qua nghệ thuật và điều tốt đẹp nhất là mở ra ý nghĩa chân chính của nghệ thuật…Tôi rất xúc động. Có một khoảnh khắc tôi dường như đã nín thở. Tôi đã chấn động đến mức sững sờ cả người”.
Ông Song, Giám đốc chi nhánh Hiệp hội nghệ thuật thành phố Busan
Ông Song, Giám đốc chi nhánh Hiệp hội nghệ thuật thành phố Busan, cho biết ông hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật này, những tác phẩm mà không chỉ phơi bày nỗi đau mà Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gây ra cho các học viên Pháp Luân Công vô tội, mà còn cho thấy tâm thiện của các học viên. Ông nói: “Mặc dù có những điều thống khổ, nhưng thật đáng kinh ngạc khi nhận thấy sự từ bi trong những tác phẩm nghệ thuật này“.
Người dân từ khắp các tầng lớp xã hội đã đến tham quan triển lãm này. Triển lãm chật cứng người vào những ngày cuối tuần. Nhiều khách tham quan triển lãm đã để lại lưu bút trong cuốn sổ dành cho khách. Ông Cho viết: “Cảm ơn các bạn vì những tác phẩm thanh lọc lòng người này! Tôi cầu nguyện rằng ánh sáng của Chân-Thiện-Nhẫn sẽ chiếu rọi khắp xã hội!”
Vì số lượng khách tham quan rất lớn, nên cuộc triển lãm đã kéo dài thêm 2 ngày. Thứ Hai, ngày 14 tháng 9, thị trưởng thành phố Busan và các quan chức chính phủ từ các quận khác nhau đã đến tham quan triển lãm. Qua cuộc triển lãm, họ đã có được những hiểu biết mới về Pháp Luân Công và nhận ra những hành động tàn bạo của ĐCSTQ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/22/210924.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/24/111798.html
Đăng ngày: 29 – 10 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.