[MINH HUỆ 25-9-2018] Các tác phẩm nghệ thuật có tác động mạnh mẽ cùng những giải thích sâu sắc của nhân viên triển lãm đã khiến mọi người muốn nán lại lâu hơn tại Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn tổ chức tại Đại học Quốc gia Callao ở thành phố Callao, Peru.

Theo kế hoạch ban đầu, triển lãm sẽ diễn ra trong năm ngày, từ ngày 3 tháng 9 đến ngày 7 tháng 9 năm 2018. Tuy nhiên, do lượng sinh viên mỗi ngày đến xem các bức vẽ quá đông nên Đại học Quốc gia Callao đã kéo dài triển lãm thêm năm ngày nữa. Ước tính có khoảng 2.000 người đến tham quan triển lãm, trong đó chủ yếu là sinh viên đại học và cán bộ giảng dạy, và hơn một nửa số khách đã để lại nhận xét trong cuốn sổ dành cho khách thăm quan. Triển lãm đã kết thúc vào ngày 14 tháng 9.

4248edfebdf2f7cac65107a9d2e3216c.jpg

Triển lãm tại Đại học Quốc gia Callao

fdeff9a6332adf0740bc716c16f370be.jpg

786fe64bf36a6189a3c4feb0eec6d484.jpg

Nhân viên triển lãm giải thích ý nghĩa các câu chuyện ẩn chứa sau mỗi bức vẽ

ce4acff81d0eeb5c2c68f9c3d4ee86a1.jpg

Giảng viên đại học Carlos Levanos thông qua triển lãm tìm hiểu về cuộc bức hại Pháp Luân Công

Ông Carlos Levanos, một giảng viên đại học, đã nói với nhân viên triển lãm: “Ở Peru, những gì chúng ta thấy toàn là tin tức về sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Hôm nay, thông qua triển lãm này, tôi nhận ra rằng người dân Trung Quốc không hề có tự do, và họ bị bức hại một cách không thể tưởng tượng nổi chỉ vì thực hành một môn thiền định. Thật đau lòng khi xem bức vẽ về một bé gái đang ôm hộp tro di cốt của cha mẹ mình. Mọi người không thể giúp được gì nhưng cảm thấy buồn khi nhìn những giọt nước mắt trên gương mặt em.”

1b20f57afd4d04ac983b6eecc63ffeb2.jpg

Cô Melissa Lopez (bên phải) cùng mẹ là bà Noemí Lopez (bên trái)

Cô Melissa Lopez, sinh viên năm thứ ba, sau khi xem triển lãm đã xúc động đến mức ngày hôm sau cô đã đưa mẹ mình đến thăm quan triển lãm này.

Bà Noemí Lopez cho biết: “Tôi không thể tin được rằng sự việc như vậy lại có thể xảy ra ở thế kỷ 21 này. Người dân Trung Quốc đã bị tra tấn tàn bạo vì luyện các bài tập đó. Họ không chỉ bị bỏ tù và đánh đập đến chết, mà ngay cả đến những người già và trẻ nhỏ cũng không được dung tha. Thật quá khủng khiếp. Tôi phải kể cho những người khác biết về điều này. Nếu chúng ta nói không với chính quyền cộng sản Trung Quốc thì họ sẽ không dám làm những điều xấu xa đến vậy.”

c46fd18afc83599224933b968299ed10.jpg

Anh Abel Lara (bên phải) và anh David Hurtado (bên trái)

Anh Abel Lara và anh David Hurtado đã đến xem các tác phẩm nghệ thuật sau khi học xong các lớp học ngày hôm đó. Họ lắng nghe một nhân viên giới thiệu về từng tác phẩm rồi sau đó ở lại để xem các bức tranh một lần nữa.

Ông Laura cho biết: “Triển lãm đã mở ra cánh cửa đến một thế giới mà chúng ta đã không hề biết đến trước đây. Ở Trung Quốc xa xôi ấy, những người tin vào Chân – Thiện – Nhẫn đang bị bức hại.”

Ông Hurtado hy vọng triển lãm này sẽ được tổ chức tại các trường đại học trên khắp Peru để có thêm nhiều sinh viên có thể tìm hiểu về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Ông nói: “Nếu có nhiều người như tôi hơn nữa bày tỏ mong muốn chấm dứt cuộc bức hại, thì điều đó sẽ giúp ích cho các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.”

Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn lần đầu tiên được tổ chức tại Peru vào năm 2009, với một triển lãm kéo dài bốn ngày tại Bảo tàng Tàu Barranco. Năm ngoái, triển lãm đã trở lại Barranco và được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Juan Parra Del Riego, từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 30 tháng 11 năm 2017.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/25/374955.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/29/172639.html

Đăng ngày 03-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share