Bài viết của Tịnh Thuỷ, học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 11-6-2018] Trong vài năm qua, tôi quan sát thấy một hiện tượng lặp đi lặp lại: có những đồng tu trong tu luyện, vì không thể buông bỏ và coi nhẹ lợi ích vật chất, nên bị tà ác lợi dụng sơ hở, từ chỗ khó phát giác đến không thể vãn hồi. Họ bị vây hãm trong tiền tài, không thể thoát ra được, cuối cùng rơi vào tình trạng khổ sở, ảnh hưởng đến tu luyện, không làm tốt ba việc, thậm chí cuối cùng từ bỏ tu luyện.

Chính Pháp đã đến thời kỳ tối hậu, những điều này ngay cả học viên mới đều có thể ngộ ra là chuyện gì, thực chất là các nhân tố của cựu thế lực đang lợi dụng loại hình thức này để kéo họ xuống, chúng ta nhất định phải tỉnh táo trước loại bức hại kinh tế khó phát giác này.

Trong những năm qua, nhiều học viên đã chứng thực Pháp cứu độ chúng sinh, dưới áp lực nặng nề từ mọi phương diện, nhờ vào tín Sư tín Pháp, dùng nghị lực cứng cỏi để bước đi tới ngày hôm nay, chẳng lẽ một chút chấp trước vào lợi ích lại trở thành chướng ngại ngăn cản con đường tiến về phía trước? Nếu họ vẫn sợ hãi, không thể nhìn thấu nó thì nó sẽ không để họ vượt qua.

Gốc rễ của chấp trước

Chúng ta tu luyện trong người thường, lợi ích vật chất luôn luôn ở trước mặt. Sự sung túc của học viên có thể khiến người khác nhìn nhận chúng ta có năng lực, người tu Pháp Luân Công không phải là người kém cỏi. Xuất phát điểm có thể chứng thực Pháp, không làm xấu hình ảnh Đại Pháp, cũng không sai. Một số đồng tu ở Đại Lục sở hữu các công ty lớn và có thể được an bài để chứng thực Pháp bằng tài sản của họ. Họ đã cứu nhiều người thông qua các mối quan hệ trong giới kinh doanh.

Tôi từng có suy nghĩ này: nếu tôi có tiền, tôi có thể dễ dàng làm nhiều việc và có thể hòa hợp tốt hơn với gia đình và bạn bè, đồng thời nó sẽ giúp tôi giảng chân tướng cho họ. Tôi từng nghe một học viên khác nói: “Tôi là một học viên, vì vậy tôi nên giàu có. Tôi nên kiếm được nhiều tiền để cho mọi người xung quanh thấy rằng một học viên không chỉ là một người tốt, mà còn là một người giàu có.”

Tôi ngộ ra thực tế là các học viên không nên thay đổi mọi thứ theo ý muốn của mình, cũng không nên dành quá nhiều nỗ lực vào việc kiếm tiền. Chúng ta nên để mọi thứ tự nhiên. Nếu chúng ta nghĩ về nó quá nhiều, nó có thể là một chấp trước dễ bị dùi vào trong tu luyện. Chúng ta nên đối xử với các vấn đề kinh doanh, kiếm tiền và tu luyện một cách chân chính, hợp lý.

Một số trường hợp bức hại tài chính ở địa phương

Dưới đây là một vài ví dụ về bức hại tài chính đã xảy ra ở địa phương chúng tôi.

Một học viên và chồng làm kiến trúc sư sở hữu một công ty kiến trúc. Họ đã có được rất nhiều dự án và ký hợp đồng với các công ty khác. Chấp trước mạnh mẽ của học viên này vào lợi ích cá nhân đã khiến công ty của họ mắc nhiều nợ; chủ nợ thường đến nhà để đòi tiền. Điều này cản trở việc tu luyện của cô.

Một học viên khác sở hữu một cửa hàng chuyên doanh. Sau khi lỗ vốn trong vài năm, học viên này bắt đầu đi bán hàng trực tiếp. Các học viên khác đã cố ngăn anh lại, nhưng anh không nghe. Bây giờ anh ta đã chuyển đến một thành phố khác. Chúng tôi nghe nói rằng anh ấy hiếm khi học Pháp hoặc luyện công, thay vào đó dành tất cả thời gian để kiếm tiền.

Một học viên khác đã dùng số tiền được đóng góp cho hạng mục Đại Pháp để phục vụ cho công việc kinh doanh của mình. Anh ấy muốn nhanh chóng hoàn lại tiền, vì vậy anh bắt đầu mua bán cổ phiếu. Cuối cùng anh ấy mất tất cả tiền gốc và rơi vào cảnh nợ nần. Anh phải đi đến một thành phố phía Nam để làm việc, hy vọng kiếm được nhiều tiền hơn để trả cả những món nợ của mình.

Một cặp vợ chồng học viên khác đã làm hư đứa con của mình bằng cách đáp ứng mọi đòi hỏi của nó. Kết quả con trai của họ đã vay một khoản vay lãi suất cao và cuối cùng nợ vài triệu nhân dân tệ. Khi hai vợ chồng họ biết chuyện thì đã quá muộn. Họ phải bán hai căn nhà để trả nợ nhưng vẫn chưa đủ. Bây giờ, người chồng hầu như không tu luyện. Anh biết rằng Đại Pháp là tốt nhưng anh không thể đặt tâm mình vào tu luyện, và người vợ cũng phải quay lại làm việc.

Tất cả chúng tôi đều chia sẻ suy nghĩ của mình với vợ chồng họ: tình huống của họ là do bức hại của cựu thế lực. Chúng ta phải nghiêm khắc trong tu luyện của bản thân và không nuông chiều con cái. Khi xảy ra những việc ngoài ý muốn, chúng ta không nên bỏ tu luyện; thay vào đó, chúng ta nên học Pháp nhiều hơn và tìm ra chấp trước của mình để đề cao lên. Nếu chúng ta từ bỏ, chúng ta sẽ đang thuận theo an bài của cựu thế lực. Khi chúng ta đang ở hoàn cảnh khó khăn, chúng ta nên nghĩ đến Sư Phụ. Với thời gian hữu hạn còn lại, tất cả chúng ta nên tu luyện tốt và tinh tấn hơn để làm tốt ba việc.

Sau chia sẻ của chúng tôi, cả hai vợ chồng đã minh bạch hơn.

Vẫn còn những học viên khác trong khu vực có những tình huống tương tự. Nhưng họ sợ mất mặt và không muốn chia sẻ trải nghiệm với các đồng tu.

Trải nghiệm riêng của tôi

10 năm trước, gia đình tôi cũng bị bức hại tài chính. Vào thời điểm đó, vợ tôi và tôi phải bỏ nhà ra đi để tránh bị bức hại, và khoản lương của chúng tôi bị dừng lại. Con gái chúng tôi ở nhà một mình.

Một ngày nọ, vợ tôi trở về nhà. Khi cô ấy đang phát chính niệm lúc nửa đêm, cô ấy phát hiện ra rằng con gái của chúng tôi đã biến mất, chỉ để lại một ghi chú rằng: “Mẹ ơi, vì cha mẹ không có thu nhập, con quyết định sẽ đi tìm việc. Con sẽ không trở lại cho đến khi con kiếm được tiền.” Vợ tôi đã khóc nức nở.

Sau đó, cô ấy báo cho tôi và tôi trở về nhà. Chúng tôi nghĩ về lý do tại sao con gái chúng tôi rời khỏi nhà mà không nói lời tạm biệt. Bất cứ điều gì xảy ra với các học viên đều không phải ngẫu nhiên. Chúng tôi nhận ra rằng chắn hẳn mình đã không phù hợp với Chân – Thiện – Nhẫn. Tại sao vợ tôi lại đau khổ đến thế? Chúng tôi phát hiện ra rằng tình cảm của cô đối với con gái là một chấp trước bị tà ác lợi dụng. Chúng tôi ngay lập tức quyết định từ bỏ cái tình này và phát chính niệm. Một vài ngày sau, con gái của chúng tôi tự quay trở về. Chúng tôi không yêu cầu cháu giải thích mà hướng nội tìm ra vấn đề trong tu luyện của chính mình. Sư phụ giảng:

“Vậy thì nếu trong cuộc sống chúng ta mọi hành vi của chư vị đều có thể đạt được tiêu chuẩn của một người tu luyện, lý giải về Pháp cũng không dùng tư tưởng, quan niệm của con người mà nhận thức, chư vị chính là đang rất lý trí mà dùng lý tính để nhận thức Đại Pháp, có trách nhiệm với chính mình.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999])

Mặc dù đây là một sự việc nhỏ, nếu chúng ta không dùng Đại Pháp để đo lường, kết quả sẽ khó giải quyết và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tu luyện của chúng ta.

Khi đối mặt với bức hại tài chính, chúng ta nên xem xét nó dựa theo các nguyên lý của Đại Pháp thay vì các quan niệm người thường. Chúng ta nên tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ và tìm hiểu tại sao nó lại xảy đến với chúng ta. Khi chúng ta tìm thấy chấp trước, chúng ta có thể loại bỏ nó.

Sư phụ giảng:

“Cái của chư vị thì sẽ không mất, còn cái không phải của chư vị thì kiếm chác cũng không được, cố giành được thì rồi cũng cấp cho người ta, có cái được thì ắt có cái mất.” (Pháp Luân Công)

Hiểu rõ nguyên lý này rồi, tại sao chúng ta vẫn dễ dàng động tâm? Tại sao chúng ta vẫn cố hết sức để kiếm tiền?

Một vài suy nghĩ

Nhiều học viên chấp trước vào tiền bạc và tình cảm đã trải qua những can nhiễu. Đôi khi sự can nhiễu diễn ra trong một thời gian dài.

Cha mẹ luôn muốn điều tốt nhất cho con cái của họ, và một số thậm chí còn muốn để lại tài sản thừa kế cho chúng. Nhưng tiền bạc sẽ không dài lâu. Một người có tiền nhưng không có đức là một thảm họa; một người có đức hạnh sẽ được thừa thưởng sức khỏe và phúc báo.

Lý trong tam giới là phản đảo với lý của vũ trụ. Con người ta chấp trước vào mọi thứ ở đây. Trong tam giới, danh, lợi, tình đều là những điều tốt đẹp. Nhưng theo lý của vũ trụ thì khó khăn, gian khổ, và những rắc rối mới thực sự là điều tốt. Các vị thần ở tầng cao đều thấy con người gặp khó khăn để tiêu nghiệp của họ và chuyển hoá thành đức là điều tốt.

Xã hội vật chất ở đây hầu như đều là mê: một triệu phú sẽ không thể mang theo được tài sản sau khi chết. Cho nên một người tu luyện không nên nhìn vào những thứ hời hợt bề mặt. Chúng ta nên thay đổi suy nghĩ của mình và buông bỏ mọi chấp trước để không bị mê lạc. Sư phụ đã giảng:

“Nhất là các đệ tử Đại Pháp lại là đang tu luyện trong cái gọi là xã hội hiện thực vốn đầy rẫy những điều mê hoặc này, thì cải biến quan niệm là khó khăn hơn, và cũng là trọng yếu hơn.” (Càng về cuối càng tinh tấn– Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Khi chúng ta buông bỏ chấp trước, không có nghĩa là chúng ta mất bất đi mọi thứ; thay vào đó, chúng ta thu được nhiều lợi ích hơn. Ở giai đoạn cuối cùng này, chúng ta nên tự hỏi: chúng ta đến với thế giới này để làm gì? Nếu chúng ta không thể từ bỏ chấp trước của mình, làm sao chúng ta có thể trở về nhà cùng Sư phụ?

Trên đây chỉ là những thể ngộ ở tầng thứ cá nhân. Vui lòng chỉ ra bất kỳ điều gì không phù hợp.

Cuối cùng, tôi muốn kết thúc bằng đoạn pháp của Sư phụ:

“ngay cả một đời của chư vị thì chư vị cũng không chi phối được chính bản thân chư vị, chư vị lại càng không chi phối được cuộc đời người khác. Bất kể người ta nỗ lực như thế nào, họ cũng chỉ ở trong con đường sinh tồn của chính họ mà bước. Có vẻ như chư vị kinh qua nỗ lực mà đắc được cái gì đó, kỳ thực đó chính là tất nhiên.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998])

“Chư vị có biết họ có nghiệp lực lớn ngần nào không? Trong cả đời họ thì sẽ phải bước đi như thế nào? Chư vị có thể chi phối được người khác chăng? Không chi phối được. Có thể có người nghĩ tôi không tin, tôi đã kiếm được rất nhiều tiền, tôi đã phát tài lớn, thế hệ sau của tôi sẽ kế thừa thôi. Tôi thấy không nhất định, chưa biết chừng thiên tai nhân họa một ngọn lửa là không còn gì cả, thua mất, rơi mất, không thể nói chắc chắn điều gì, phải xem họ có cái phúc phận này hay không, không có cái phúc phận ấy thì cũng không kế thừa được gì cả, chính là ý nghĩa này. Mỗi người mỗi mệnh, không phải người này có thể cải biến vận mệnh của người kia, điều này không được.” (Trả lời câu hỏi tại buổi giảng Pháp tại Quảng Châu – Chuyển Pháp Luân Pháp giải)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/11/368661.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/23/171622.html

Đăng ngày 17-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share