Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-8-2018] Mới đây tòa án đã tiến hành xét xử một cư dân của thành phố Thương Khâu với tội danh “sử dụng tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, một tội danh thường được chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng để kết tội và bỏ tù các học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cả thân lẫn tâm dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Bà Hoàng Tú Lan, 47 tuổi, đã bị bắt vào ngày 15 tháng 12 năm 2017, sau khi bà đưa một cuốn lịch có thông điệp về Pháp Luân Công cho một người phụ nữ. Người phụ nữ bà gặp là người của tổ dân phố, vì vậy, bà đã bị báo cáo và bị công an bắt giữ vài giờ sau đó.

Công an cũng bắt giữ con và em rể bà Hoàng, và không trả tự do cho họ trừ phi họ phải trả một khoản tiền khoảng hàng chục nghìn Nhân dân tệ. Không chỉ vậy, người nhà của hai gia đình sau đó bị coi là nhân chứng buộc tội trong phiên xử bà Hoàng, mà không được họ chấp nhận.

Luật sư của bà Hoàng đã bác bỏ những cáo buộc về thân chủ của ông trong phiên xử ngày 10 tháng 8 năm 2018. Ông chỉ ra không có bộ luật nào ở Trung Quốc kết tội Pháp Luân Công và việc bà Hoàng phát lịch không được coi là hành vi phạm pháp.

Ban đầu, công tố viên Hàn Vệ Hoa cáo buộc bà Hoàng có ý định phát hai túi sách Pháp Luân Công và sau đó, nói bà đã phát 250 cuốn sách về Pháp Luân Công. Tuy nhiên, luật sư của bà Hoàng phản đối và nói thứ duy nhất bị tịch thu từ thân chủ của mình là một cuốn lịch về Pháp Luân Công. Ông yêu cầu bà Hoàng được trả tự do nhưng công tố viên yêu cầu đưa ra bản án đối với bà từ ba đến năm năm tù.

Biện hộ kháng cáo

Luật sư của bà Hoàng đã chỉ ra tại toà rằng Trung Quốc chưa bao giờ ban hành luật coi Pháp Luân Công là dị giáo. Ngoài ra, một quy định mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2017, không đề cập đến Pháp Luân Công và nhấn mạnh bất cứ bản cáo trạng nào nhắm vào các cá nhân với tội danh tham gia vào các tổ chức dị giáo đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý chắc chắn. Cũng vì không có điều luật nào ở Trung Quốc coi Pháp Luân Công là dị giáo, vì thế việc kết tội bà Hoàng là thiếu cơ sở pháp lý.

Thêm nữa, một trong những tuyên bố của công tố viên chống lại bà Hoàng có đề cập đến việc sở hữu và phổ biến các cuốn sách Pháp Luân Công. Trên thực tế, công an chỉ lấy được một cuốn lịch về Pháp Luân Công, và không tìm thấy bất cứ sách nào về Pháp Luân Công ở nhà bà Hoàng. Không chỉ vậy, lệnh cấm xuất bản sách về Pháp Luân Công của Cục Xuất bản và Báo chí vào tháng 7 năm 1999 đã được huỷ bỏ vào năm 2011. Chính vì vậy, việc sở hữu sách về Pháp Luân Công là hoàn toàn hợp pháp.

Cuối cùng, họ kết tội bà Hoàng “sử dụng tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”. Sức khỏe của bà đã hồi phục sau khi tu luyện và bà muốn chia sẻ điều này với những người khác. Chính vì thế, hành vi của bà không liên quan đến những gì bà bị cáo buộc.

Bà Hoàng cũng không nhận tội và bà đã kể lại bệnh động kinh và bệnh viêm da nghiêm trọng của bà đã được chữa khỏi như thế nào thông qua tu luyện. Bà không hãm hại ai hay vi phạm luật pháp trong quá trình đề cao bản thân.

Luật sư bị đe dọa khi đại diện cho học viên Pháp Luân Công

Trước và trong phiên xử, công tố viên và toà án liên tục sách nhiễu luật sư và gần như ngăn ông biện hộ cho bà Hoàng. Công tố viên họ Hàn còn đặc biệt nhấn mạnh rằng bà Hoàng không được phép có người đại diện pháp luật khi thẩm vấn bà vào ngày 14 tháng 3 năm 2018 tại Trại tạm giam Bình Thai. Sau đó, bà Hàn đã từ chối cho luật sư của bà Hoàng xem hồ sơ. Thậm chí trong phiên xử bà Hoàng, công tố viên này còn đe dọa cho luật sư nghỉ việc và ra lệnh cho ông không được bào chữa cho học viên Pháp Luân Công.

Báo cáo liên quan bằng tiếng Anh:

Một phụ nữ bị bắt vì đức tin, luật sư bị từ chối quyền đại diện cho bà


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/15/372471.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/31/171717.html

Đăng ngày 04-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share