Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Ấn Độ

[MINH HUỆ 24-7-2018] Tôi là một học viên người phương Tây sống ở Ấn Độ. Gần đây, tôi đi đến hai bang miền núi ở phía bắc Ấn Độ trong 6 tuần.

Hầu hết trong số 23 tổ chức khác nhau mà tôi đến thăm là các trường học, với những trẻ em mẫu giáo bé nhất vào khoảng 2-3 tuổi. Tôi cũng đi đến hai nhà khách, một trường đại học và một viện đào tạo công nghiệp tư nhân.

Mục đích chính của chuyến đi này là để giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp đến các trường học của người Tây Tạng. Trong 60 năm qua, hàng nghìn người tị nạn Tây Tạng đã chạy sang Ấn Độ, do việc áp bức ngày một tăng và những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Tây Tạng. Hầu hết trong số họ vẫn ở lại Ấn Độ.

469c5c8a0c32182e6dfc34b6859723b3.jpg

Học sinh và giáo viên ở tầng 1 và ban công học bài thiền định của Pháp Luân Đại Pháp.

Chuyến đi đầy thử thách vì tôi phải di chuyển 11 lần, với nhiều túi hành lý đựng các cuốn tài liệu và áp-phích về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc đàn áp đối với môn tu luyện này ở Trung Quốc, cùng cái nóng không ngờ, và những cơn mưa đầu mùa đến sớm.

Bất chấp những khó khăn đã lường trước và không lường trước, chuyến đi đã rất thành công. Tôi đã có thể giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp tới nhiều trường học hơn kế hoạch ban đầu.

Hầu hết những nơi tôi đến đều hoàn toàn mới đối với tôi. Gần như ở mọi nơi tôi đến, tôi đều gặp những người – giáo viên, trẻ em và những người khác – mà tôi đã gặp trước kia, chủ yếu là trong những chuyến đi của tôi đến Ladakh và những vùng khác của Ấn Độ. Một số người đã luyện Pháp Luân Đại Pháp ở trường của họ, đã nhận tờ rơi hoặc xem các tấm áp-phích.

Có vài lần, khi tôi gặp những người mới gặp lần đầu, tôi đã cảm nhận được một mối liên hệ sâu sắc, như thể tôi đang gặp lại những người bạn cũ. Cảm giác này thường đến từ cả hai phía.

Hiệu trưởng của một trường học đã viết cho tôi một bức thư nói rằng, “Tôi muốn viết bức thư này để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất và lời cảm ơn từ tận đáy lòng của tôi đối với bạn vì đã chia sẻ năm bài công pháp của Pháp Luân Công với các nhân viên và học sinh của trường chúng tôi.”

Tôi luôn cảm thấy xúc động khi trẻ em, ngay cả khi chúng đã tham dự những buổi giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp ở trường nhiều năm trước, nói “Pháp Luân Đại Pháp” hay “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” một cách vui vẻ khi chúng gặp tôi ở trên đường phố hay ở trường học mới của chúng.

d2066060e5280a210be0e3be4a6d9b56.jpg

Một số em bé nhất học các bài tập của Pháp Luân Đại Pháp.

93e2bd688ba5050b0943efc8f01b54ec.jpg

Một bé gái học bài thiền của Pháp Luân Đại Pháp.

Khi đông người, trời nóng hay vào thứ 7, các em học sinh đôi khi không tập trung trong khi tập các bài tập đứng. Nhưng chúng hoàn toàn trầm xuống trong bài tập thứ 5, là bài tập thiền định. Thực sự đó là một sự im lặng mà có thể nghe thấy cả tiếng kim rơi, sau đó tất cả đều nhẩm niệm từ đáy lòng mình “Chân – Thiện – Nhẫn hảo, Pháp Luân Đại Pháp hảo”.

fb09e86598f97f0ed1f03713d56d4dca.jpg

Một cậu bé đang tập trung khi làm theo các động tác đả thủ ấn của bài tập thứ 5.

Người hiệu trường nói trên cũng viết rằng, “Tôi thực sự ngưỡng mộ tinh thần và sự tận tâm của bạn… Thông qua những bài tập này, khả năng tập trung chưa tốt của học sinh đã được cải thiện. Tôi cảm ơn bạn vì sự tận tụy và quan tâm của bạn.”

6f12bb16d77aa5a0371f1ab83f1525e7.jpg

Các em học sinh học bài công pháp thứ hai của Pháp Luân Đại Pháp.

Trưng bày về cuộc đàn áp ở Trung Quốc

Nhiều em nhìn chăm chú vào những tấm áp-phích và tiêu đề mô tả cuộc đàn áp mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp, bao gồm cả những em bé, phải đối mặt ở Trung Quốc. Một bé gái xem kỹ từng bức tranh trong một thời gian lâu.

2c0f66c9f1831f72d4c12d23d1af95ec.jpg

Một bé gái ở bên trái tự đứng lên và xem từng bức tranh trong một thời gian lâu.

Một nữ hiệu trưởng viết, “Đây nhất định là một sự phục vụ thuần khiết và vô điều kiện cho nhân loại. Tôi đánh giá cao sự phục vụ tốt bụng của bạn vì nhân loại.”

Khi tôi nói về những vi phạm nhân quyền và việc trưng bày các tấm áp-phích, tôi đã nhìn thấy một số đôi mắt ngấn lệ, với nước mắt lặng lẽ tuôn rơi hoặc được lau đi.

Một số các em nhỏ có thể đang nhớ về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng mà những người dân Tây Tạng đã và đang phải đối mặt, ví như việc phải bỏ lại gia đình và bạn bè, và họ thường bị tra tấn hoặc thậm chí bị giết chết. Những gì họ trải qua rất giống với những gì mà các học viên Pháp Luân Công và nhiều người thuộc các đức tin khác nhau đang phải chịu đựng ở Trung Quốc.

Nhiều người Tây Tạng đã nhận xét về sự tàn bạo này, chúng ta – những người Tây Tạng và các học viên Pháp Luân Đại Pháp – “tất cả đều đang ngồi trên cùng một chiếc thuyền”.

ec9ccfaf75b99459a5d9fe4d7e2a7c34.jpg

Sau khi được giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp, các em nhỏ háo hức muốn lấy tờ rơi về Pháp Luân Đại Pháp để mang về nhà.

Nhiều bức thư cảm kích mà tôi nhận được đều bày tỏ không chỉ sự cảm kích sâu sắc về Pháp Luân Đại Pháp mà còn bao gồm cả sự hiểu biết rõ ràng về cuộc đàn áp.

Một nữ hiệu trưởng viết, “Chúng tôi rất cảm kích và ngưỡng mộ những gì bạn đang làm để quảng bá những thông điệp hòa bình và sức khỏe này, đồng thời phơi bày cuộc đàn áp tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công, đối với chính nhân dân mình, rất giống với việc họ đang đàn áp người Tây Tạng ở Tây Tạng.

“Hy vọng của chúng tôi là bạn nói về vấn đề Tây Tạng cùng với Pháp Luân Công và giúp nâng cao nhận thức về vấn đề này ở những nơi mà bạn đến. Vì vậy, tôi thay mặt tất cả những người Tây Tạng ở trong và ngoài Tây Tạng rất cảm ơn bạn.”

Những nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp cộng hưởng với những nguyên tắc đạo đức thế tục hiện đang được dạy ở tất cả các trường học của người Tây Tạng. Nữ hiệu trưởng đó viết, “Buổi giới thiệu đó cũng có ý nghĩa đối với chúng tôi vì ba nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn tương đồng với những gì mà chúng tôi đang cố gắng dạy các học sinh của mình thông qua những bài học đạo đức thế tục mà trường chúng tôi đang tiến hành theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục, Chính phủ Tây Tạng Lưu vong.”

0880739246e2e9d792b802f4e7eca7d7.jpg

Những trẻ em Tây Tạng ở Ấn Độ tìm hiểu về việc các trẻ em và gia đình chúng đang bị đàn áp ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp như thế nào.

Kể từ khi những người tị nạn Tây Tạng đầu tiên đến Ấn Độ khoảng 60 năm trước, rõ ràng một trong những nhu cầu thiết yếu nhất của họ là tìm cách chăm sóc những trẻ em bị mồ côi hoặc bị chia cắt khỏi gia đình trong quá trình chạy trốn khỏi quê hương. Lý do thành lập các trường học riêng rẽ cho những người Tây Tạng ở Ấn Độ là để cung cấp cho các em một sự giáo dục tốt nhất và đồng thời giúp bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng.

Tất cả những ngôi trường này, dù lớn hay nhỏ, đều được quản lý tốt một cách đáng kinh ngạc, với nhiều giáo viên và nhân viên tận tâm theo đúng tôn chỉ của trường là “Người khác trước bản thân mình.”

Một hiệu trưởng viết trong một bức thư cảm ơn rằng các nhân viên và học sinh “trân quý sự kiện phi thường này và chúng tôi tiếp nhận những nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp như các chuẩn mực đạo đức chỉ đạo của chúng tôi.”

“Chúng tôi chân thành bày tỏ tình đoàn kết của chúng tôi với các học viên Pháp Luân Đại Pháp và cầu nguyện cho việc phục sinh và lớn mạnh của môn tu luyện cổ truyền này. Xin cầu chúc cho hòa bình trên toàn trái đất, với lòng cảm kích sâu sắc.”

88eed4474290620f1e5d734ead2cf241.jpg

Các em học sinh đang xem các tấm áp-phích “Pháp Luân Đại Pháp trên khắp thế giới”.

Giám đốc của một viện đào tạo công nghiệp tư nhân đã viết sau một buổi giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp rằng, “Chúng tôi chân thành cảm ơn và đánh giá cao chương trình nâng cao nhận thức của bạn về tầm quan trọng của Chân – Thiện – Nhẫn, vốn là tối quan trọng trên thế giới ngày nay. Chúng tôi bày tỏ tình đoàn kết của mình với các học viên Pháp Luân Đại Pháp và chúc họ thành công trong những đóng góp của mình cho hòa bình thế giới.”

6f6fd8fe352418d37daf7279fefa9267.jpg

Học sinh và giáo viên tại một viện đào tạo công nghiệp tư nhân đang tập bài công pháp thứ 2 của Pháp Luân Đại Pháp.

Cùng với việc phát tờ rơi, tạp chí, sách, đĩa DVD, và những câu chuyện về tấm gương người xưa, áp-phích, v.v…, cho thư viện của các trường, tôi cũng giới thiệu Chín bài Bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mặc dù hầu hết người Tây Tạng hoàn toàn nhận thức được và đã trải qua sự tà ác của ĐCSTQ, nhưng nhiều người không biết các thông tin chi tiết hay lịch sử của nó.

Bên cạnh các trường học, tôi cũng đến thăm nhiều nơi khác, và treo các tấm áp-phích ở các cửa hàng.

Khi tôi nói về cuộc đàn áp ở Trung Quốc, tôi nhắc đến rằng Trung Quốc chỉ là một đất nước và có lịch sử rất lâu đời, cũng như Ấn Độ, và rằng người dân Trung Quốc cũng giống như người dân ở các nơi khác trên thế giới: có người tốt, có người xấu, và ai là người như thế nào là có thể thay đổi. Một số người tốt có thể trở nên xấu, và những người xấu có thể trở thành tốt.

Trong những buổi giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp, trẻ em được khuyên là nên hiểu cái gì là tốt, cái gì là xấu và tại sao lại như vậy một cách lý trí và từ bi.

f2c52eb1e97f3ac57bfc6a3c206ca62d.jpg

Các bé gái ở một trường của người Tây Tạng ở Ấn Độ học bài thiền của Pháp Luân Đại Pháp.

Một hiệu trưởng khác viết, “Những bài luyện công tính mệnh song tu mà bạn đã trình diễn hôm nay về lâu dài chắc chắn sẽ giúp xã hội ngày một tốt hơn và thế giới ngày càng hài hòa hơn vì học sinh là những hạt giống và tương lai của chúng ta, chúng hoàn toàn phụ thuộc vào việc chúng ta nuôi dạy chúng như thế nào và chúng ta dạy chúng những giá trị gì.”

“Tôi cũng muốn bày tỏ lòng cảm ơn của mình với bạn vì đã đứng lên đối mặt với cuộc đàn áp của ĐCSTQ với chính những người dân vô tội của họ. Tôi đánh giá cao bài học giá trị mà bạn đã truyền tải đến các học sinh là chúng ta nên có lý trí và biết phân biệt điều gì là tốt và điều gì là xấu.”

446922e6cb91c7ada8d9e16012092f47.jpg

Các học viên tại một trường dành cho những người muốn trở thành lạt-ma tham gia một buổi giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp.

Nhiều giáo viên đã biết về Thời báo Đại Kỷ Nguyên, Đài truyền hình Tân Đường Nhân ở Ấn Độ, và các trang web khác về Pháp Luân Đại Pháp, còn những ai chưa biết cũng đã biết đến những điều này thông qua các hãng truyền thông độc lập này. Chắc chắn trong thời gian tới, với sự giúp đỡ của tất cả những kênh thông tin này, nhiều trẻ em và nhiều người hơn nữa sẽ biết đến Pháp Luân Công và cuộc đàn áp ở Trung Quốc.

229e82c4de882eced9459af7a76bb637.jpg

Những trẻ em khoảng 3 tuổi đang cố gắng học các động tác của Pháp Luân Đại Pháp.

Những ý tưởng và sáng kiến

Tôi xin cảm ơn rất nhiều “bàn tay giúp đỡ”, nếu thiếu họ thì những nỗ lực này sẽ không thành: các giám đốc, hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên và trẻ em, và nhiều người khác nữa.

Tôi rất yêu mến những người Tây Tạng và nhiều mối quan hệ của tôi với những người bạn tốt người Tây Tạng trong thời gian 28 năm tôi ở Ấn Độ đến nay. Có vài lần, tình cờ những người Tây Tạng đã cho tôi những ý tưởng và lời khuyên về việc làm thế nào để tiến bước trên con đường tu luyện của bản thân.

Ở Ladakh, điểm cực bắc của Ấn Độ, hơn 15 năm trước đây, lần đầu tiên tôi được nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp từ một học viên người Mỹ gốc Hoa đi cùng một người Tây Tạng ở địa phương, đến thăm tôi. Cả hai đều đang tập các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp tại một lễ hội của các phụ nữ địa phương. Đó là lần tiếp xúc đầu tiên của tôi với Pháp Luân Đại Pháp.

Vào tháng 8 năm 2007, khi tôi đang dựng các tấm áp-phích tại một nhà hàng địa phương ở Leh, Ladakh, một giáo viên người Tây Tạng đã đề nghị tôi đến trường của anh ấy. Hiệu trưởng của trường đã đồng ý, và tôi đã tổ chức một buổi giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp lần đầu tiên tại một trường học ở Ladakh. Và những năm sau đó, tôi đã có thêm nhiều buổi giới thiệu khác tại chính ngôi trường này và tại nhiều cơ sở khác của trường cũng như nhiều trường học khác.

Vào năm 2008, khi buổi trưng bày đầu tiên được tiến hành ở Leh để kỷ niệm ngày 20 tháng 7 năm 1999, ngày mà cuộc đàn áp bắt đầu ở Trung Quốc, một người đàn ông trẻ tuổi người Tây Tạng đã tình nguyện cho tôi mượn “cửa hàng” ngoài trời của anh để làm việc này. Nhiều buổi trưng bày khác đã được thực hiện trong những năm tiếp theo.

Nhiều năm trước, một người họ hàng của một người bạn thân người Tây Tạng của tôi có ý tưởng trưng bày các tấm áp-phích và biểu ngữ trên bức tường dài của nhà bà vào những dịp đặc biệt. Kể từ đó, hàng ngàn người dân địa phương và khách du lịch đã nhận được tờ rơi về Pháp Luân Đại Pháp trong những buổi trưng bày như thế này.

Ngay cả ở nơi tôi sống, tôi cũng được truyền cảm hứng tổ chức các buổi trưng bày hàng tuần, thường là từ tháng 10 cho đến tháng 4 hàng năm, sau khi tôi nhìn thấy một người đàn ông trẻ tuổi người Tây Tạng bán hàng trên một chiếc giường gấp. Tôi đã làm việc này trong nhiều năm và đã tiếp cận được nhiều người từ cộng đồng địa phương cũng như từ các nơi trên khắp Ấn Độ và thế giới.

Tất cả những ý tưởng và sáng kiến này, và nhiều hơn nữa, đều là do những người Tây Tạng đề xuất. Vì thế, theo một cách nào đó, chuyến đi này của tôi đến các trường học của người Tây Tạng ở Ấn Độ là một việc “trả ơn”, không chỉ dành cho những người liên quan mà ít nhất là cho những người dân của dân tộc họ.

Ấn Độ là một đất nước rộng lớn bao la với nhiều nền văn hóa, truyền thống, bộ lạc, tôn giáo và đẳng cấp khác nhau, v.v… Một số học viên ở Ấn Độ trước kia đã đến thăm các trường học và trường đại học và trong quá trình đó, họ đã chụp được nhiều bức ảnh và nhận được nhiều bức thư cảm ơn. Ở đất nước rộng lớn với rất nhiều người trẻ tuổi này, chúng tôi hy vọng sẽ đến được nhiều trường hơn ở những vùng khác nhau của Ấn Độ trong thời gian tới.

Nhìn lại, sự thành công của chuyến đi ấn tượng này là nhờ có sự an bài từ bi của Sư phụ – đúng lúc, những mối quan hệ nhân duyên mạnh mẽ, và nhiều nhân tố khác nữa.

Một số trường còn đăng những đoạn video, bài báo, và các bức ảnh về sự kiện Pháp Luân Đại Pháp của họ lên Facebook và những trang mạng xã hội khác. Một số người đã xem đoạn video dài 3 phút có tên “Một con đường đến trái tim” hoặc trước kia đã truyền video này và các bài báo liên quan trên NTD Ấn Độ.

ac81767192976253241351cd670ef440.jpg

Các em học sinh tập bài công pháp thứ 2 của Pháp Luân Đại Pháp.

741f65b7443edf8c760c759e75849577.jpg

Các cậu bé tập bài thiền của Pháp Luân Đại Pháp.

8baace25f6c013c5a652000202d00cff.jpg

Một bé gái ở một trường học của người Tây Tạng ở Ấn Độ đang nhập định trong bài thiền của Pháp Luân Đại Pháp.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/24/171246.html

Dịch ngày 30-07-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share