Bài viết của các học viên Pháp Luân Công tại Los Angeles

[MINH HUỆ 22-7-2018] Tối ngày 19 tháng 7 vừa qua, các học viên Pháp Luân Công ngồi tĩnh lặng trong ánh nến trước Lãnh Sự quán Trung Quốc tại Los Angeles, cùng di ảnh của những học viên đã qua đời vì bị bức hại ở Trung Quốc.

Các học viên truy điệu những đồng tu đã mất đi mạng sống chỉ vì bảo vệ đức tin của họ và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại kéo dài 19 năm qua. Khi màn đêm buông xuống, những làn gió đêm phả lại hơi nóng của ban ngày, cùng ánh nến lung linh thu hút người qua đường, khiến họ dừng lại bên kia đường để theo dõi sự kiện này.

7dd553e7961c23c703e244de57fb3d50.jpg

b5d39f0866d36e024299870d31aa542c.jpg

866ca29fd288fd39762c9bab9f3f4dd5.jpg

91a2f6ef8dfb79323d6f3af6ac010c31.jpg

791272ee4cfda380f976de610761c397.jpg

Lễ thắp nến tưởng niệm hôm 19 tháng 7 tổ chức trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles

Ông Lý Hữu Phú: Chân – Thiện – Nhẫn là hy vọng cho nhân loại

987a46c295dd66221d8deb884904a288.jpg

Ông Lý Hữu Phú, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp vùng Tây Nam Hoa Kỳ

“Các học viên Pháp Luân Công đang truyền đi thông điệp về sự thiện lương tới toàn thế giới. Trung Quốc có lịch sử lâu dài và huy hoàng. Làm sao nó có thể bị xói mòn và hủy hoại vì bóng ma cộng sản, vốn không thuộc về văn hóa truyền thống Trung Hoa, cho được? Chúng tôi hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ tìm hiểu sự thật về Pháp Luân Công và cuộc bức hại, và lựa chọn cho mình một tương lai tươi sáng [bằng cách thoái xuất khỏi ĐCSTQ]”, ông Lý Hữu Phú, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp vùng Tây Nam hoa Kỳ, phát biểu.

Theo ông Lý, ngay từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, các học viên Pháp Luân Công đã giảng thanh chân tướng và vạch trần những tội ác nhắm vào Pháp Luân Công. Rất nhiều người đã biết được sự thật trong 19 năm qua. Trên 310 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Khổ nạn không làm lay chuyển đức tin

Anh Vương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Hồi đó, anh là sinh viên đại học ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, anh đến Bắc Kinh để lên tiếng bảo vệ Pháp Luân Công và nói với chính quyền Trung Quốc rằng cuộc đàn áp là sai trái.

Anh bị bắt và đưa đến một trại lao động cưỡng bức, ở đó, anh phải làm đũa ăn dùng một lần và tóc giả. Anh bị đánh đập tàn bạo. Sau khi được thả ra, anh bị mất việc và phải sống nay đây mai đó.

“Cuộc bức hại đến nay đã là 19 năm. Rất nhiều học viên Pháp Luân Công mà tôi biết đã bị tra tấn đến chết. Biết bao nhiêu gia đình tan nát. Tôi yêu cầu giải thể ĐCSTQ và chấm dứt cuộc bức hại này. Đưa thủ phạm chính – cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân – ra công lý!”

Bước vào tu luyện Pháp Luân Công vì sự thiện lương của các học viên

Cô Từ Diễm Kiệt bước vào tu luyện Pháp Luân Công cùng các học viên và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại vì cô nhận thấy các học viên rất thiện lương.

Cô cho biết, khi đến Hoa Kỳ vào năm 2003, cô nhận thấy các học viên Pháp Luân Công mà cô gặp rất lương thiện và khỏe mạnh, khác hẳn với ấn tượng mà cô có do những tuyên truyền trong nước. Cô và chồng làm việc tại một nhà hàng Trung Quốc trong nhiều năm và mắc một số bệnh. Sức khỏe của vợ chồng cô đã cải thiện đáng kể sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Công.

Huyếp áp của họ đã trở lại bình thường, và cô không còn bị đau lưng nữa. Từ trải nghiệm của bản thân, cô Từ nói: “Các học viên Pháp Luân Công bảo vệ Chân – Thiện – Nhẫn bằng cả mạng sống của mình. Họ phổ biến sự thật cho mọi người.” Cô kêu gọi mọi người tham gia vào những nỗ lực ôn hòa của các học viên để chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/22/371411.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/23/171224.html

Dịch ngày 28-07-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share