Bài viết của các học viên Pháp Luân Công tại Hàn Quốc

[MINH HUỆ 22-7-2018] Ngày 20 tháng 7 vừa qua, các học viên Pháp Luân Công tại Hàn Quốc đã tổ chức loạt sự kiện tại Seoul nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Vào đúng ngày này cách đây 19 năm, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công, bộ máy tuyên truyền quốc gia liên tục tuyền truyền vu khống và một cơ quan an ninh mới được thành lập để chuyên trách cuộc bức hại: Phòng 610.

“Khi cuộc bức hại khai màn vào năm 1999, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khi đó là Giang Trạch Dân, tuyên bố rằng ông ta sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng. Giang đã ra lệnh cho Phòng 610 thực thi chính sách “vắt kiệt tài chính, bôi nhọ thanh danh, hủy hoại thân thể” đối với các học viên Pháp Luân Công”, ông Ngô Thế Liệt, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Hàn Quốc phát biểu.

“Cuộc bức hại này đã gây ra hơn 4.000 cái chết đã được xác nhận. ĐCSTQ thậm chí còn giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy tạng, kiếm lời – một tội ác chưa từng có trên hành tinh này”, ông cho hay. “Bất chấp những dối trá của tuyên truyền quốc gia nhằm biện minh cho cuộc bức hại, các học viên Pháp Luân Công vẫn không nản chí dừng bước. Hiện nay, Pháp Luân Công đã được truyền rộng đến hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới, đem lại hy vọng cho tất cả mọi người.”

542eaa517f87cce054cd7965595398da.jpg

Các học viên tại Seoul biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công vào sáng ngày 20 tháng 7, hoạt động đầu tiên trong loạt sự kiện diễn ra trong ngày

25a5988513f2c9516d15aa7169e28d24.jpg

Ông Ngô Thế Liệt, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Hàn Quốc, phát biểu tại buổi mít tinh

3a414e57f94fd4aa7e7572527f3e31a8.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tưởng niệm các học viên đã qua đời trong cuộc bức hại

Các hoạt động trong ngày này gồm có biểu diễn các bài công pháp, mít tinh, diễu hành, thắp nến tưởng niệm và “Liên hoan phim Nhân quyền”. Tuyến đường diễu hành kéo dài hơn 3,8 km (khoảng 2,5 dặm), đi qua các khu vực chính của thành phố, gồm Ga Tàu điện Seoul, Namdaemun, Myeongdong và Tòa Thị chính.

8f1ed37b6c113af7ce0e56a31f335987.jpg

0c0894751e053e12fcac60e136b81578.jpg

19bb109965058c4051d52277536f6ab3.jpg

12afc2205dc8f1b581481622f8b69314.jpg

4c60651442eea33508d0a5206afaea4d.jpg

da8856a2823aa1036159805e50af1c4d.jpg

bca77ee2311364b01a6c2b8d290eeb6b.jpg

Các học viên Pháp Luân Công diễu hành qua trung tâm thành phố Seoul vào ngày 20 tháng 7 năm 2018

Khán giả Trung Quốc: Pháp Luân Công là hy vọng duy nhất

Ông Vương Thụy, một du khách từ Trung Quốc Đại lục cho biết: “Các phương tiện truyền thông đầy rẫy những lời dối trá dưới sự cầm quyền của cộng sản tại Trung Quốc. Người dân không có tự do tín ngưỡng. Đền chùa Phật giáo và Đạo giáo vốn được coi là chốn thanh tịnh để tu luyện, giờ bị biến thành nơi kiếm tiền. Xã hội Trung Quốc đã mục nát từ gốc rễ. Nếu như con người không có tín ngưỡng, họ sẽ không có hy vọng.

“Chỉ có Đại sư Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Công) mới có thể giúp mọi người hướng thiện từ nội tâm. Pháp Luân Công là hy vọng duy nhất và Đại sư Lý Hồng Chí là đấng cứu thế của nhân loại”, ông Vương cho biết. Ông chia sẻ rằng ông đã đi đến nhận định này sau khi theo dõi các vấn đề về Pháp Luân Công từ khi cuộc bức hại bắt đầu.

Trần Khiết và Trương Kiệt là hai sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Hàn Quốc. Họ rất ngạc nhiên khi thấy cuộc diễu hành. “Chúng tôi không thể thấy cảnh tượng này ở Trung Quốc”, hai sinh viên cho biết. Họ cũng thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ mà họ đã từng gia nhập.

“Cha tôi vẫn tu luyện Pháp Luân Công. Ông không hề dao động đức tin của mình. Giá như ông có thể ở đây để tận mắt xem cuộc diễu hành này!“, một du khách đến từ tỉnh Hà Nam cho biết. Anh đã rơi lệ khi xem cuộc diễu hành.

Anh tiếp tục chia sẻ: “Cha tôi là một người tốt. Cảnh sát đã đến nhà chúng tôi bắt ông đi nhiều lần chỉ vì ông tu luyện Pháp Luân Công. Tôi đã sống trong sợ hãi; tôi đã không biết sẽ ra sao nếu một ngày nào đó, tôi lại mất cha một lần nữa. Hàng xóm của chúng tôi không hiểu chân tướng về cuộc bức hại do bị ảnh hưởng bởi những tuyên truyền lừa dối của chính phủ, nên họ lạnh nhạt với chúng tôi.”

Khán giả Hàn Quốc ủng hộ việc chấm dứt cuộc bức hại

Một người dân Hàn Quốc Park Longhai đã xem cuộc diễu hành và đọc thông tin trên các tấm biểu ngữ. Ông nhận xét: “Giết hại người dân để lấy tạng là tội ác không thể dung thứ. Tất cả những ai tham gia vào tội ác này đều phải chịu trách nhiệm.” Ông nói rằng ông hy vọng những tội ác này sẽ sớm kết thúc. Ông còn nhận xét rằng mặc dù cuộc bức hại tàn bạo như thế, nhưng cuộc diễu hành lại thật ‘ôn hòa, điềm tĩnh, khiến người ta cảm động’.”

Doanh nhân Triệu Thành Cơ thường đi công tác qua lại giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Anh nói rằng anh hiểu cuộc bức hại ở Trung Quốc và thấy việc tổ chức những sự kiện tương tự như vậy trên toàn cầu sẽ giúp chấm dứt cuộc bức hại. “Những gì diễn ra trong các sự kiện ngày hôm nay thật ý nghĩa!”, anh thốt lên.

Các học viên kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

71e6b082f1860e3085362bfaf45d8e66.jpg

Cô Kim Hiền Trân, một học viên Pháp Luân Công đến từ Busan, đã tham gia các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và giúp chấm dứt cuộc bức hại

5ab6898ac05cdcd2ffa46e04e3660e38.jpg

Ông Park Junhuan làm việc tại Tập đoàn Trợ giúp Pháp lý Hàn Quốc. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ tháng 8 năm 1999. “Tôi tham gia các sự kiện ngày hôm nay mà thấy thật nặng lòng. Cuộc bức hại này diễn ra đến nay đã 19 năm rồi. Tôi hy vọng tất cả những người tốt bụng trên thế giới có thể cùng chung sức chấm dứt cuộc bức hại này.”

8b280beb4dfa4efb9a10c4f2b5ba55d1.jpg

Thắp nến tưởng niệm các học viên bị giết hại trong cuộc bức hại vào đêm ngày 20 tháng 7 năm 2018

Một liên hoan phim đã trình chiếu hai bộ phim đầy sức thuyết phục về cuộc bức hại Pháp Luân Công: “Letter from Masanjia” (Thư từ Mã Tam Gia) và “Transcending Fear” (Vượt qua sợ hãi).


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/22/371393.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/23/171227.html

Dịch ngày 26-07-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share