Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Hải ngoại

[MINH HUỆ 25-06-2018] Vừa qua đã diễn ra một số hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp, gồm một cuộc diễu hành vào ngày 20 tháng 6, Pháp hội Chia sẻ Tâm đắc thể hội vào ngày 21 tháng 6, xếp chữ, và thắp nến tưởng niệm vào ngày 22 tháng 6. Các học viên trẻ tuổi tham gia các sự kiện này chia sẻ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp có ý nghĩa như thế nào với họ.

f3be3a24a7c34d2c819d00d226800f8b.jpg

f1f848b2df2d0f3fd49455389c9b78e6.jpg

Học viên từ khắp nơi trên thế giới tham dự buổi diễu hành vào ngày 20 tháng 6 năm 2018

Chờ ngày cuộc bức hại kết thúc

42577e848bfab10d296814119670e87b.jpg

Nhiều học viên trẻ đã tham gia các sự kiện, gồm (hàng trước, từ trái sang) Lưu Vũ Thần, Phùng Gia Ý, Triệu Nhất Luyện và (hàng sau, từ thứ hai bên trái sang) Lâm Vũ Sam, Giai Ninh và Loan Quân Chính

Anh Giai Ninh, 22 tuổi, đang theo học chuyên ngành công nghệ thông tin tại Đại học Carnergie Mellon. Năm 1997, anh Ninh bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp theo mẹ từ lúc lên 2 tuổi. “Trước đó, mẹ tôi thường xuyên đau yếu và Pháp Luân Đại Pháp mang đến cho bà sức khỏe tốt. Bà đã tu luyện kể từ đó.” Anh Giai cho biết.

Từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, gia đình anh đã phải chịu đựng nhiều thống khổ. “Vì cảnh sát đến cả trường tôi để tra hỏi về nơi ở của mẹ, tôi hay phải chuyển trường, hầu như năm nào cũng vậy.” Chính vì điều đó và vì bị quấy rối, anh trở nên hướng nội khép kín và tự hỏi rằng tại sao gia đình anh lại khác những gia đình khác, tại sao lại phải trốn tránh cảnh sát.

“Nhưng khi mẹ nói với tôi rằng Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp và Đại Pháp đã ban cho gia đình chúng tôi một cuộc sống mới hạnh phúc. Trách nhiệm của chúng tôi là tiến về phía trước và nói lên sự thật”, Ninh nhớ lại. Nhìn lại những gì đã qua, giờ đây, anh đã hiểu được những gì mẹ đã nói. Trên thực tế, rất nhiều học viên buộc phải rời bỏ gia đình, một số thì bị tra tấn đến tàn tật hoặc thậm chí là mất mạng. Họ hy sinh như vậy vì một xã hội tốt đẹp hơn.

Ấn tượng sâu sắc với nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, anh Ninh biết ơn người sáng lập ra Pháp môn này, Sư phụ Lý Hồng Chí. “Ở đây và chứng kiến các học viên từ khắp nơi trên thế giới phản đối lại bức hại, tôi thực sự rất cảm động. Mỗi học viên đều có một câu chuyện của riêng họ. Chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công mà một số học viên đã bị tra tấn tàn bạo, một số khác thì mất việc làm, hoặc bị chia cắt khỏi gia đình. Tôi luôn ngưỡng mộ sự kiên định của các học viên và chờ đợi tới ngày mà cuộc bức hại này kết thúc”, anh chia sẻ.

“Tôi sẽ không quên ngày hôm đó”

Cô Triệu Nhất Luyện, sinh viên ngành nghệ thuật tại Đại học Purchase bang New York, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng mẹ. Cùng với các học viên từ khắp nơi trên thế giới, cô tham dự buổi thắp nến tưởng niệm vào tối ngày 22 tháng 6.

Đứng trước tượng đài Washington, cô nhớ lại sự ngược đãi mà cô và mẹ đã phải chịu đựng khi ở Trung Quốc. Mẹ cô từng bị bắt giữ rất nhiều lần từ khi cô mới lên 5 tuổi. “Lần nào tôi cũng khóc với bà để đòi mẹ. Có lần, tôi được vào thăm mẹ sau khi qua hai hàng cửa sắt. Khi mẹ ôm lấy tôi, tôi thấy tóc bà đã bị cắt xén. Mẹ trông nhợt nhạt, đờ đẫn và hốc hác. Ngay cả những ngón tay của mẹ cũng lạnh và cứng. Mặc dù mùa đông lạnh giá, mẹ chỉ được mặc một chiếc áo mỏng và đi dép xăng đan lộ ra các ngón chân. Tôi tò mò muốn biết điều gì đã xảy ra và tự hỏi tại sao mẹ lại bị đánh đập như vậy. Cuộc gặp của tôi với mẹ rất ngắn, rồi lính canh đưa mẹ đi sau một vài phút. Đó là ngày tôi không bao giờ quên”, cô chia sẻ.

Sau khi hiểu ra rằng đảng cộng sản ra lệnh đàn áp, cô đã không tham gia các buổi chào cờ hàng tuần và không tham gia đội thiếu niên tiền phong. Cô biết rằng các học viên đang làm những việc đúng đắn và quyết định theo họ. “Trong các bài luận của mình, tôi thường xuyên viết về những lợi ích mà tôi có được nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và những tuyên truyền giả dối kia đã gây hiểu lầm trong dân chúng như thế nào”, cô cho biết thêm.

Kể từ khi tới Hoa Kỳ vào năm 2013, cô đều tham gia các sự kiện như thế này hàng năm và cho biết cô rất may mắn khi trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Mẹ ở Trung Quốc bị đưa ra xét xử trong khi con trai ở nước ngoài phản đối cuộc bức hại

5caa6aadc46c4e6151bf00c9b91a23fd.jpg

Lâm Vũ Sam bước vào tu luyện năm 2007 và mẹ anh đã bị đưa ra xét xử vào ngày 8 tháng 6 năm 2018

Anh Lâm Vũ Sam đến từ Tân Cương, đang theo học chuyên ngành kỹ thuật điện tại Trường Đại học kỹ thuật Milwaukee. “Hồi trước, tôi hay bị đau dạ dày và không thể tập trung vào mà học trên lớp vì bệnh đau dạ dày. Vào mùa đông, tôi thường phải tiêm tĩnh mạch vì ốm yếu. Nhưng sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng mẹ vào năm 2007, tôi đã khỏe mạnh trở lại và không còn cần dùng thuốc nữa”, anh cho biết.

Bên cạnh những cải thiện về thể chất, anh cũng nhận thấy Pháp Luân Đại Pháp cũng đã giúp anh cải thiện tính cách của mình. Sự bướng bỉnh và thiếu kiên nhẫn của anh thường xua đuổi những đứa trẻ khác cũng như tạo ra khó khăn khi giao tiếp với người lớn.” Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã khiến tôi cởi mở hơn và tôi đã có thể hòa thuận vui vẻ với người khác.”

Tham gia cùng hàng ngàn học viên trong buổi diễu hành ngày 20 tháng 6 là một trải nghiệm đặc biệt đối với anh Lâm. “Quy mô lớn của buổi diễu hành đã thực sự gây ấn tượng và tôi tràn đầy năng lượng, hạnh phúc và ý thức được sứ mệnh của mình – tôi cần phải chia sẻ với nhiều người hơn nữa về môn tu luyện kì diệu này.”

Ở bên kia đại dương, mẹ của anh bị bắt và giam giữ mấy lần chỉ vì đức tin của bà. “Cảnh sát lại bắt bà vào ngày 24 tháng 9 năm 2017 khi bà khởi kiện cựu lãnh đạo cộng sản Giang Trạch Dân vì đã bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Mẹ tôi bị giam giữ tại trại giam thành phố Korla kể từ khi bị bắt. Vào đầu tháng này, bà đã bị đưa ra xét xử vào ngày 8 tháng 6”, anh Lâm cho biết.

Nâng cao quan niệm đạo đức

ce5cb6b5ac9977df3c073a39134627c3.jpg

Phùng Gia Ý tại sự kiện xếp hình dưới trời mưa phùn ngày 22 tháng 6

Cô Phùng Gia Ý, sinh viên chuyên ngành thiết kế thời trang tại Trường Thiết kế Parsons. Ngồi dưới trời mưa phùn, cô chia sẻ Pháp Luân Đại Pháp đã giúp cô gìn giữ tư chất đạo đức tốt trong xã hội. “Nhiều sinh viên trong trường đang chạy theo thời trang và tiền bạc. Các bạn cùng cùng lớp tôi vẫn đang hút thuốc lá, thậm chí là cần sa hoặc thuốc phiện. Tôi biết điều gì là đúng, điều gì là sai. Một người bạn nói rằng tôi có lẽ là người duy nhất cô ấy biết trong trường không hút thuốc hay đi giải trí ở các hộp đêm.“

Mặc dù trời mưa, cô Phùng vẫn cảm thấy may mắn được ở trong đội hình xếp chữ. “Hàng ngàn học viên trong sắc áo vàng, xanh da trời và trắng xếp thành hình khổng lồ và tráng lệ. Đây là một trường thuần chính và chúng ta được Pháp Luân Đại Pháp ban phúc lành”, cô giải thích.

Cô Lưu Vũ Thần đang học chuyên ngành kinh doanh tại Đại học Baruch thuộc Đại học Thành phố New York. Chứng kiến bạn cùng trang lứa nhọc nhằn tranh đấu vì lợi ích và danh tiếng, cô cảm thấy thoải mái và may mắn. “Nhiều sinh viên trong trường còn làm hại người khác vì lợi ích riêng của họ. Tôi vui mừng vì Đại Pháp đã soi đường và hướng tôi đến với nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Nghĩa là, tôi không trượt ngã trong xã hội mà đạo đức đang trượt dốc này”, cô nói.

Học viên mới: Trí tuệ và tâm thuần khiết

0290945bb35664d43967e03e30f21df3.jpg

Anh Loan Quân Chính cho biết Pháp Luân Đại Pháp đã mang đến cho anh trí tuệ và thái độ tích cực

Anh Loan Quân Chính đang theo học tại Đại học Texas A&M chuyên ngành kỹ thuật cơ khí. Trong kỳ nghỉ đông tháng 1 năm 2015, anh trông thấy cuốn sách Chuyển Pháp Luân ở trên bàn và anh bắt đầu đọc. Đến chiều hôm đó, anh đã đọc hết 8 trong 9 bài giảng và hiểu rằng cuốn sách đang dạy anh trở thành người tốt.

“Khi tôi thực sự tuân theo các nguyên lý được đề cập đến trong sách, nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, tôi nhận thấy có rất nhiều thay đổi kỳ diệu. Ví dụ như, tôi đã từng dành nhiều thời gian chơi các trò chơi điện tử, chơi điện thoại và không thể tập trung cho học tập. Sau khi bắt đầu tu luyện, tôi không còn chơi các trò chơi điện tử nữa và tâm trí tôi trở nên trong sáng và thuần khiết hơn.”

Khi tiếp tục đọc sách, anh nhận thấy tâm và thân đã được tịnh hóa. “Tôi đã từng ghen tị và oán hận người khác. Giờ đây tôi nhận ra rằng những thứ xấu đó là do văn hóa đảng cộng sản gây ra và tôi bắt đầu đối xử với người khác bằng tâm từ bi.”

Đại Pháp cũng ban cho anh trí tuệ. Anh không còn lo lắng mỗi khi tới kỳ thi nữa và anh đã được đứng đầu khóa ngay sau khi bước vào tu luyện. Anh cũng giành được giải thưởng cao nhất của trường.

‘Tới sự kiện ngày hôm nay, tôi có một cảm xúc rất đặc biệt, cứ như tôi đang đắm mình trong hòa ái và từ bi”, anh Loan cho biết, “Điều đó cũng nhắc nhở tôi thực thi tốt hơn và giúp đỡ nhiều người hơn nữa bước vào và nhận được lợi ích từ tu luyện.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/25/370227.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/6/29/170933.html

Đăng ngày: 6-7-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share