Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bulgaria
[MINH HUỆ 1-7-2018] Ngày 24 tháng 5 là một ngày lễ lớn rất quan trọng của người dân Bulgaria dành riêng cho văn hóa, giáo dục và bảng chữ cái Kirin. Các học viên Pháp Luân Công tại Sofia, Bulgaria nhân cơ hội này nâng cao nhận thức của người dân cũng như du khách tại Bulgaria về cuộc bức hại tàn bạo nhưng chưa được nhiều người biết đến ở Trung Quốc nhắm vào Pháp Luân Công.
Các học viên trưng bày các tấm biểu ngữ trên khu phố thương mại tấp nập ở trung tâm thành phố Sofia và cho khách bộ hành biết về cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công kéo dài 20 năm ở Trung Quốc. Những chiếc áo phông màu vàng của họ nổi bật trong đám đông và thu hút sự chú ý của nhiều người. Một tấm áp phích với các mức giá ghép tạng tại Trung Quốc cũng thu hút nhiều sự chú ý, và tấm ảnh một bé gái đang khóc và trên tay ôm chiếc bình đựng di cốt tại Triển lãm Quốc tế “Nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn” cũng khiến nhiều người quan tâm.
Nhiều người ký tên vào bản thỉnh nguyện nhằm giúp chấm dứt cuộc bức hại, trong đó có cả các thành viên của phong trào “Chúng tôi viết bằng chữ Kirin” do một tổ chức thanh niên của Đảng Xã hội Chủ nghĩa tại Bulgaria, một tổ chức kế nhiệm của Đảng Cộng sản trước đây tổ chức. Sau khi biết được sự thật, họ lên án những tội ác nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, những người thực hành theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Một nhà văn trẻ người Hà Lan đã chuyển đến Bulgaria muốn hỏi địa điểm mà anh có thể học các bài công pháp.
Một phụ nữa trẻ rất quan tâm tìm hiểu về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc và đã lấy tờ rơi cho cả gia đình mình. Cô chia sẻ câu chuyện của bản thân về việc phải là người hòa giải trong mối thù hận lâu dài giữa hai gia đình và mong muốn rằng các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn có thể giúp cô thành công với vai trò này của mình.
Một cặp vợ chồng lớn tuổi hồi tưởng về thời kỳ chủ nghĩa cộng sản, ban đầu họ nói rằng có lẽ người Bulgaria không nên tham gia vào những vấn đề của một quốc gia thịnh vượng như Trung Quốc. Nhưng sau khi nghe thêm thông tin chi tiết về cuộc bức hại, người vợ quyết định ủng hộ đơn thỉnh nguyện bởi vì chính bà đã từng trực tiếp trải qua sự tàn ác của chế độ cộng sản.
Nhiều người rất kinh ngạc trước thông tin về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng được công bố lần đầu tiên vào năm 2006 trong Báo cáo “Thu hoạch đẫm máu” của các chuyên gia nhân quyền danh tiếng David Kilgour và David Matas. Báo cáo kết luận rằng nguồn tạng chủ yếu sử dụng cho 41.500 ca ghép tạng thực hiện trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2005 ở Trung Quốc là từ các tù nhân lương tâm mà phần lớn là các học viên Pháp Luân Công.
Dữ liệu được thu thập tại hơn 10 quốc gia mà hai nhà hoạt động nhân quyền này đã đến để thu thập chứng cứ từ các học viên Pháp Luân Công sống sót khi ở các trại lao động của Trung Quốc và đã cố gắng trốn khỏi đất nước này.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/1/170960.html
Đăng ngày 4-7-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.