Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-08-2020] Thêm 132 học viên bị kết án tù trong nửa đầu năm 2020 vì từ chối từ bỏ đức tin của họ vào Pháp Luân Công, một môn tu luyện để đề cao tâm tính và cải thiện sức khoẻ thông qua Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn đã bị bức hại tại Trung Quốc từ năm 1999.

Trong hai thập niên qua, Nhà tù Nữ Tỉnh Hắc Long Giang ở thành phố thủ phủ Cáp Nhĩ Tân, là một trong những nơi giam giữ hầu hết các học viên, tính đến nay đã hơn 1000 người. Hiện tại, có khoảng 200 học viên bị cầm tù nơi đây.

Có ba khu vực chính được thiết kế đặc biệt nhằm tra tấn các học viên để khiến họ từ bỏ đức tin và “chuyển hoá” họ. Đó là khu 8, khu 9 và khu bệnh viện. Những học viên vừa vô tù bị đưa vào khu 9, sau đó chuyển đến khu 8 nơi mà việc tra tấn và tẩy não ngày càng gia tăng. Các học viên bị thương nặng sau đó bị đưa đến khu bệnh viện.

Các lính canh không bao giờ tham gia ngược đãi các học viên. Họ ra lệnh cho những tù nhân mang trọng án, hầu hết là tội ma tuý, thực hiện công việc và chỉ định họ làm trưởng các đội khác nhau trong khu. Những đội trưởng này báo cáo trực tiếp cho các lính canh.

Sau đây là nhiều cách mà quản lý nhà tù tra tấn các học viên kiên định nhằm khiến họ phục tùng và từ bỏ đức tin.

Tẩy não

Khi các học viên mới vào tù, họ bị đưa vào đội “chuyển hoá” của khu 9, nơi mà họ phải đối mặt với các cộng tác viên là người được đào tạo chuyên nghiệp về tẩy não. Các cộng tác viên làm việc với từng học viên dựa trên đời sống và gia đình của họ. Sau đó, họ lợi dụng nỗi sợ hãi của các học viên về việc mất gia đình, tự do và sức khoẻ và cố khiến họ từ bỏ đức tin. Với các học viên kiên định, những cộng tác viên này thay phiên nhau chuốc sự sợ hãi và lo lắng lên các học viên.

Các cộng tác viên liên tục mở những đoạn phim phỉ báng Pháp Luân Công và ép các học viên phải xem, có lúc hơn 10 tiếng mỗi ngày. Việc lặp đi lặp lại thậm chí còn khiến các cộng tác viên đau đầu.

Tra tấn thể xác

Ngồi bất động trên một ghế đẩu nhỏ

Hầu hết các học viên kiên định bị ép phải ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ. Ghế cao 15cm và rộng 20cm. Mặt ghế chạm khắc với các đường gờ. Các học viên phải ngồi với lưng thẳng, hai đầu gối chạm vào nhau và hai tay đặt lên đầu gối. Ghế ngắn đến nỗi học viên phải rướn người về phía trước, và kết quả là trọng lượng cơ thể dồn vào xương cụt. Khi xương cụt cọ vào gờ trên ghế, 10 phút sau nó bắt đầu đau. Học viên phải ngồi trên ghế từ 15 đến 18 tiếng mỗi ngày trong nhiều tháng.

Bà Lý Tuyết Diễm từng bị tra tấn cách này trong 56 ngày. Bà Vu Quế Vinh ngồi trên ghế hơn 100 ngày trong khi phạm vi hoạt động cơ thể của bà bị hạn chế trong kích thước của một viên gạch (70 X 70 cm) trong thời gian đó.

Khi bà Lý Minh Tú ngồi trên ghế, các cộng tác viên đã tát vào mặt bà liên tục. Mọi người trong xà lim của bà bị ép phải xem các tài liệu tuyên truyền lăng mạ cùng bà vì bà từ chối từ bỏ đức tin của mình. Do đó các tù nhân khác có ác cảm với bà, đánh đập và bắt nạt bà.

f30a677cf9b338ed6e96f526c4b5a59e.jpg

Minh hoạ tra tấn: Ngồi trên một ghế đẩu nhỏ

Đánh đập tàn bạo

Đối với các học viên từ chối từ bỏ đức tin của họ hoặc hợp tác với quản lý nhà tù trong quá trình kiểm tra sức khoẻ hoặc kiểm tra máu, các cộng tác viên sẽ thay phiên nhau đánh đập họ. Những người này không bao giờ bị phạt thậm chí nếu học viên báo cáo họ.

Bà Lý Nhị Anh bị trói và bị đánh đến mức bị thương không thể tự chăm sóc cho bản thân mình.

Mười phút sau khi bà Dương Thục Cần đến nhà tù, một cộng tác viên đã đấm đá bà trước khi cô ta hỏi bà địa chỉ nhà. Vì bà vẫn kiên định nên cô ta đấm vào mặt bà mạnh đến nỗi răng giả của bà văng ra khỏi miệng. Bà bị ép phải ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ và cộng tác viên dùng một cái móc vải để quất bà. Ngay khi bà bắt đầu run lên vì đau, cộng tác viên đá bà ra khỏi ghế và bà không thể đứng dậy.

Bà Dương từng bị đau đầu dữ dội sau khi bị ngã trong một trại tạm giam trước khi bị đưa vào tù, vì thế cú đá khiến tình trạng của bà tồi tệ hơn. Bà không thể lao động cường độ cao trong xưởng làm việc của nhà tù, khiến bà bị thường xuyên bị đánh đập.

Bà Lương Thục Vinh, hơn 70 tuổi. Nhiều cộng tác viên đã nhấc bà lên và đập xuống đất. Từ đó bà không thể đi lại hoặc thẳng lưng. Có lúc cộng tác viên ném thức ăn của bà xuống đất và ép bà phải bò đến lấy.

Hạn chế sử dụng nhà vệ sinh

Các học viên chỉ được đi vệ sinh ba lần một ngày. Nhiều học viên hơn 70 tuổi. Buổi tối họ thường phải xếp hàng để đi vệ sinh và nhiều người phải đi bên ngoài. Thậm chí các học viên trẻ hơn cũng có vấn đề tương tự. Cô Mã Thuý Chi có lúc phải đi vệ sinh trong một cái xô và các cộng tác viên ép cô phải uống nước tiểu của mình. Cuối cùng họ đổ hết lên người cô.

Cách ly

Mỗi xà lim đều có rèm cửa để ngăn các học viên nhìn thấy nhau. Các học viên bị biệt giam và phải thay phiên nhau dùng nhà vệ sinh, rửa bát và tắm. Ban đêm họ thường phải đợi ít nhất nửa tiếng trước khi được gọi và cho dùng nhà vệ sinh. Lính canh chỉ trích hoặc phạt các cộng tác viên nếu họ vô tình để các học viên gặp nhau hoặc chào hỏi nhau. Mỗi hành vi của học viên đều được báo cáo bằng giấy lên lính canh.

Bà Cao Tú Trân bị ép phải viết một tuyên bố từ bỏ đức tin và sau đó đã xé nó. Chính quyền nhà tù đã trừng phạt bà bằng cách tiêm cho bà thuốc không rõ nguồn gốc và biệt giam bà.

Đứng trong thời gian dài

Khi một cộng tác viên lệnh cho một học viên đứng trong thời gian dài, có lúc tất cả tù nhân trong xà lim đó phải đứng cùng với học viên. Điều này dấy lên lòng thù hận và kích động ngược đãi đối với học viên.

Lừa dối

Các học viên được thông báo rằng họ sẽ không bao giờ được trở về nhà nếu họ từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, thậm chí sau khi kết thúc án tù. Họ bị cảnh báo là phải đến một trung tâm tẩy não hay trại tạm giam sau khi kết thúc án tù.

Trong các cuộc trò chuyện ngẫu nhiên, các cộng tác viên phải bảo đảm rằng học viên nghe được những gì họ nói. “Người nào đó đã bị đưa vào một trại tạm giam sau khi kết thúc án tù và hiện bị đưa trở vào tù vì từ chối ‘chuyển hoá’, cách duy nhất để thoát ra là phải ‘chuyển hoá’”“.

Đội xử lý đe doạ và khủng bố

Theo lời các lính canh, có một chiến thuật để “xử lý” những học viên kiên định trong đội 9, còn được biết đến là đội xử lý. Cát Tuyết Hồng, cựu đội trưởng khu 8, nói rằng các cộng tác viên sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau nhằm lừa dối học viên: một số đánh đập tàn bạo học viên, lăng mạ bà ấy, hoặc đe doạ giết bà ấy, trong khi những người khác là “người nhẹ nhàng” “thông cảm và ủng hộ” các học viên.

Người nhẹ nhàng rót vào học viên những lời dối trá và hăm doạ bằng cách nói những lời như: “Người nào đó đã đồng ý ‘chuyển hoá’ và bản án của cô ấy đã được giảm”, “Ai đó đã từ chối hợp tác và bị đánh đập, con cái bị đuổi ra khỏi trường và không thể rời quê hương” hoặc “Ai đó bị đưa trở lại nhà tù vì từ chối từ bỏ tu luyện”. Các học viên chịu áp lực lớn về tinh thần và thể chất to lớn đã có xu hướng tin vào những cộng tác viên “tốt bụng” và cảm kích sự hỗ trợ tốt của họ, và một số lo lắng cho gia đình họ và quyết định từ bỏ tu luyện.

Khi học viên lần đầu tiên bị đưa đến đội xử lý, họ phải ngồi trên những chiếc ghế nhỏ mỗi ngày. Một số không thể chịu nổi nữa và đã ký vào tài liệu phỉ báng Pháp Luân Công. Sau đó họ có thể chuyển đến những đội khác.

Tuy nhiên, các học viên kiên định phải đối mặt với sự bức hại tàn bạo hơn. Bà Cao Thục Anh, 56 tuổi, ở huyện Tha Hát, Hắc Long Giang, bị đưa vào đội xử lý vào tháng 5 năm 2018. Bà ngồi trên cái ghế nhỏ từ 5 giờ 30 sáng đến 10 giờ tối trong năm tháng. Nếu bà cử động, các cộng tác viên sẽ giẫm và đấm bà. Cuối năm 2019, bà từ chối viết một hối quá thư. Bà bị ép phải ngồi trên cái ghế nhỏ trong tám ngày.

Ngược đãi tồi tệ hơn đối với các học viên hối hận sau khi từ bỏ đức tin

Một số học viên đã hối hận sau khi ký vào các biên bản từ bỏ đức tin trong lúc không tỉnh táo sau khi bị tra tấn. Những học viên này đã cố gắng xoá bỏ những tuyên bố của họ và sau đó bị đối xử tệ hơn. Đội 16 trong khu 8 đặc biệt xử lý những học viên này. Người ta thường nghe thấy đội trưởng hét lên và lăng mạ họ.

Đội trưởng Cái Hâm khoe khoang về việc bà ta ngược đãi một học viên: “Tôi bắt cô ấy nằm xuống đất, sau đó dẫm lên đầu cô ấy trong khi bức thực bằng thuốc không rõ nguồn gốc. Ngày hôm sau cô ấy tự nguyện dùng thuốc, nhưng điều đó chưa đủ. Tôi đã vật cô ấy xuống và dẫm lên đầu cô ấy trong khi cô ấy uống thuốc. Ngày thứ ba cô ấy muốn trốn tránh sự khốn khổ và đồng ý ký vào tuyên bố từ bỏ đức tin. Nhưng tôi nói với cô ấy rằng đó là không đủ vì tôi chỉ muốn tra tấn cô ấy.”

Bà Tiết Lệ thường xuyên chịu sự sỉ nhục như thế. Một đội trưởng thường xuyên đưa bà đến nhà vệ sinh vào mùa đông và liên tục đổ những xô nước lạnh lên người bà. Các lính canh khuyến khích các đội trưởng và cộng tác viên tra tấn các học viên để “chuyển hoá” họ hiệu quả hơn.

Lao động cường độ cao

Không có xưởng trong nhà tù nên các tù nhân bị ép phải lao động cường độ cao trong xà lim. Công việc thường liên quan đến lắp ráp nắp cho chai rượu vang hoặc gấp túi giấy. Họ thường phải làm việc đến tận 8 giờ tối hay 11 giờ tối nếu chưa hoàn thành hạn mức.

Các khu thường nhận thông báo trước khi thanh tra đến. Sau đó các trưởng đội bắt các tù nhân giấu tất cả tài liệu và giả vờ “đang học”. Các thanh tra sau đó đến một phòng họp nơi mà các tù nhân đang thực hiện một buổi trình diễn.

Bà Tào Thục Vân, 68 tuổi, ở huyện Y An, tỉnh Hắc Long Giang. Bà làm việc sau 11 giờ đêm vào một buổi tối năm 2019 và phải thức dậy lúc 3 giờ sáng để hoàn thành hạn mức. Bà kiệt sức đến nỗi không thể đứng dậy. Đội trưởng và một tù nhân khác đã đè bà xuống và đánh đập bà.

Các cộng tác viên liên tục véo và đánh bầm tím mặt bà Đàm Nhị và đá bà vì bà không thể làm việc được nhanh như họ muốn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/10/410271.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/9/6/186648.html

Đăng ngày 15-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share