Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-02-2029] Ngày 23 tháng 2 năm 2020, ông Vu Vĩnh Mãn, một cư dân 65 tuổi ở thành phố Liêu Dương, tỉnh Liêu Ninh đã qua đời tại Trại tạm giam Liêu Dương. Viên chức trại giam tuyên bố rằng nguyên nhân của cái chết của ông là do “đột ngột phát bệnh”.

Ông Vu vốn là người rất khỏe mạnh trước khi bị bắt giữ vào ngày 15 tháng 11 năm 2019 vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công. Ông thường đạp xe hay đi bộ quanh vùng để nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Gia đình ông đã yêu cầu khám nghiệm tử thi và xem video giám sát trong trại giam. Họ cũng dự định thuê luật sư để tìm công lý cho ông.

2020-2-28-mh-yuyongman--ss.jpg

Ông Vu Vĩnh Mãn

Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, một số lượng lớn học viên đã bị bắt, giam giữ, cầm tù và tra tấn.

Giam giữ trong trại lao động cưỡng bức và cầm tù bốn năm

Ông Vu là một nhân viên của Công ty Hóa dầu Liêu Dương. Một tháng sau khi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào tháng 10 năm 1999, ông bị bắt giam. Sau đó, ông bị kết án hai năm lao động cưỡng bức vào ngày 1 tháng 12 năm 1999. Ông bị buộc phải lao động không công và bị tẩy não ở trong trại lao động.

Để tránh bị bức hại thêm nữa, ông Vu đã buộc phải sống xa nhà sau khi ông được thả. Ngày 25 tháng 2 năm 2004, ông bị bắt một lần nữa sau khi bị báo chính quyền vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công ở thành phố Doanh Khẩu (cũng ở tỉnh Liêu Ninh, cách quê nhà của ông ở Liêu Dương khoảng 65 dặm). Công an của Phân cục Công an Lão Biên đã đưa ông tới trại tạm giam Doanh Khẩu.

Sau đó, ông Vu bị kết án bốn năm tù. Ban đầu, ông bị giam giữ tại Nhà tù An Sơn, sau đó bị chuyển tới Nhà tù Đại Liên vào tháng 12 năm 2007.

Theo dự kiến, ông Vu được ra tù vào ngày 10 tháng 3 năm 2008. Suốt ngày hôm đó, gia đình và nhiều học viên địa phương đã đợi bên ngoài nhà tù, nhưng sau đó họ mới biết rằng ông đã bị đưa thẳng tới Trung tâm Tẩy não Thạch Chủy Tử.

Ba học viên bị buộc tội vì đã xem những tin tức không được kiểm duyệt

Ngày 15 tháng 11 năm 2019, khi ông Vu đang đọc sách Pháp Luân Công tại nhà của một học viên khác, thì cảnh sát xông vào và bắt giữ ông. Ban đầu, ông bị đưa tới Đồn Công an Công Nông, ngày hôm sau, ông bị chuyển tới trại tạm giam Liêu Ninh.

Bốn ngày sau, công an Liêu Dương đã bắt giữ thêm ba học viên ở khu Hoành Vĩ, gồm có ông Lưu Anh, ông Để Thiệu Quần và vợ ông là bà Hùng Huy. Công an lục soát nhà của các học viên và cáo buộc họ cài đặt chảo vệ tinh để thu sóng của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTD), một kênh truyền hình ở hải ngoại chuyên đăng tải thông tin không bị kiểm duyệt về Trung Quốc.

Ông Vu bị chuyển từ giam giữ hành chính sang giam giữ hình sự với lý do công an tìm thấy một chiếc chảo vệ tinh ở nơi ông cư trú. Cảnh sát buộc ông Vu phải làm chứng rằng ông Lưu đã cài đặt chảo vệ tinh cho ông Để.

Sau đó, bà Hùng được trả tự do, nhưng ông Vu, ông Để và ông Lưu vẫn bị giam giữ và vụ án của họ đã được chuyển tới viện kiểm sát địa phương.

Ngày 23 tháng 2, ông Vu đã qua đời tại nhà tù, trở thành học viên thứ tư ở khu Hoành Vĩ được xác nhận đã chết vì bị bức hại. Ba học viên đã qua đời khác là bà Hứa Quế Hà (vợ của ông Lưu Anh), bà Từ Ngọc Chi và ông Lâm Vĩnh Đoạt. Bà Hứa Quế Hà bị bắt giữ vào ngày 27 tháng 10 năm 2016 và bị giam giữ tại trại tạm giam Liêu Dương. Bà đã qua đời vào ngày 7 tháng 11 năm 2016, và hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân cái chết của bà.

Thủ phạm chính tham gia bức hại ông Vu:

Triệu Kim Long, Đội trưởng Đội An ninh Nội địa: +86-13904190110, +86-419-5150271, +86-419-5150161
trại tạm giam Liêu Dương: +86-419-3149100, +86-41-3149116, +86-419-3149888, +86-419-3149112

Bài liên quan bằng tiếng Trung:

https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/13/398926.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/2/29/401818.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/1/183468.html

Đăng ngày 21-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share