Phần I: Xem phần 1
Phần II: Xem phần 2
Phần III: Xem phần 3

[MINH HUỆ 1-4-2005] Các cuộc khủng bố luôn dựa trên sự dối gạt. Năm 64 sau Công nguyên, hoàng đế La mã Nero khai phát một cuộc khủng bố đại qui mô những người Công giáo. Thành phố La mã bị đốt cháy và người Công giáo bị đỗ tội cho việc làm đó. Từ năm 1938 đến 1945, Hitler thực hiện cuộc diệt chủng đối với người Do thái, hắn dựa trên lý thuyết rằng Do Thái là một chủng tộc hạ lưu. Ngày nay lý thuyết đó ngherất vô lý, nhưng vào thời đó đối rất nhiều người, nó dường như đã cung cấp đầy đủ lý lẽ cho cuộc khủng bố. Vì có nhiều người tin vào những lời dối gạt được xây dựng lên một cách chặt chẻ, nên những ai mà chống lại với sự khủng bố đều bị ém nhẹm bằng vũ lực.

Cuộc khủng bố mà Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thực hiện cũng dựa trên những sự lừa dối do ĐCSTQ tạo dựng ra và sau đó được thông tín do chính quyền điều khiển phổ biến. Đồng thời, chế độ Trung Quốc dùng những kỷ thuật khủng bố để che đậy sự thật và khiến dân chúng cũng tham gia và chấp nhận cuộc khủng bố.

Để khủng bố Pháp Luân Công, các phương pháp dùng để tạo dựng lên những sự lừa dối đó của ĐCS đã trở nên rất đa dạng.

Dân chúng bị tràn ngập bỡi những sự dối gạt đủ loại

Ngày 20 tháng bảy 1999, chế độ họ Giang bắt đầu bắt bớ các học viên Pháp Luân Công trên một bình diện rộng lớn. Thể theo lệnh của chế độ họ Giang, tất cả các cơ quan truyền tin Trung Quốc bắt đầu nói xấu Pháp Luân Công, khiến cho toàn quốc không ai còn hiễu gì về tình hình thật. Truyền tin tiếp tục lấp đầy đầu óc dân chúng với những sự lừa dối, như là học viên ‘giết người và tự thiêu’, và quảng bá ‘mê tín’. Họ đăng những lời tuyên cáo đầy hăm dọa. Tất cả sức lực dùng để phổ biến những tin này là vượt xa những sự tuyên truyền đối với bất kỳ phong trào chính trị nào trong lịch sử. Hơn 2000 tờ báo, 1000 tập chí, và hàng trăm đài truyền thanh và truyền hình bắt đầu đăng tải và phát hành những tài liệu thúc dục công chúng ghét hận Pháp Luân Công. Vì số lượng thông tín không ngừng tràn ngập những tin tức dối gạt, dân chúng bắt đầu tin nơi sự tuyên truyền này.

Một ví dụ cho sự bịa đặt của ĐCS là cuộc ‘tự thiêu tại Quảng trường Thiên an Môn’. Tân Hoa Xã [1], Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Nhân Dân nhật báo [2], và tất cả guồng máy tuyên truyền trong nước của Đảng không như thường lệ đi ‘che đậy những tin tức xấu’ mà trái lại còn lăn xả vào để thông ra tin lừa dối này. Xuyên qua các kênh thông tín này, dân chúng Trung Quốc bị nhìn thấy những hình ảnh ghê gớm, bị nghe những người tuyên bố chống Pháp Luân Công, và đọc những lời báo cáo của sở cảnh sát. Điều lạ duy nhất là không một ai được phép đặt câu hỏi. Cho dù có nhiều điểm đáng nghi ngờ về cuộc tự thiêu này, phần đông dân chúng đều không ngờ đó là một màn kịch bi thảm dựng lên bỡi các công chức Đảng đồi bại. Như vậy, dân chúng chấp nhận ‘cuộc tự thiêu Pháp Luân Công’ như một sự thật. Ngay khi vừa xảy ra, nó đã được trình bày cả trong và ngoài nước Trung Quốc. Ngày 14 tháng Tám 2001, khoảng bảy tháng sau khi xảy ra sự kiện, Tổ chức Mở mang Giáo dục Quốc tế đã đăng tải ý kiến của họ dựa trên các hình ảnh do Đài Truyền hình Trung Quốc cho thấy. Các hình ảnh này quay chậm đã cho thấy rõ ràng một nhân viên công an đã ra tay giết một người tự thiêu, cô Liu Chunling (Lưu Xuân Linh) (trước khi cô bị đốt xăng vào). Nhưng cho đến nay, bốn năm sau đó, khi Pháp Luân Công được nói đến, thì vẫn còn nhiều người liên kết nó với ‘vụ tự thiêu Thiên an Môn’. Đó là kết quả tà ác của ĐCSTQ đã cho tràn ngập những sự lừa dối trong dân chúng.

Vụ tự thiêu tại Quảng trường Thiên an Môn là một vụ do ĐCSTQ dựng lên. Các hình ảnh của Đài Truyền hình Trung Quốc cho quay chậm đã chứng tỏ không một chút nghi ngờ rằng một người lính cảnh sát mặc thường phục đã giết chết Liu Chunling. Cái vòng đỏ cho thấy một vật nặng đang bay lên không trung sau khi đánh trúng Liu Chunling.

Dựng đứng từ không ra có

Dù các chiến dịch tuyên truyền có thể làm rúng động và gây sự sợ hãi nơi quần chúng, nhưng nếu dùng nhiều quá sẽ làm cho dân chúng trở nên thờ ơ và chán ghét. Nên để cho cuộc khủng bố có thể kéo dài, chỉ có cách là sự giả dối phải liên tục. “Tạo một cái gì từ không ra có” là phương cách dễ nhất.

Vào cuối tháng Tư 1999, hằng chục ngàn học viên đến Văn phòng Khiếu nại Hội đồng Quốc gia, một cuộc nhóm họp (để khiếu nại) mà đã bị làm méo mó thành là ‘Pháp Luân Công ngày 25 tháng Tư đã bao vâyTrung Nam Hãi.’ (Trung Nam Hãi là tổng hành dinh của Chánh phủ Trung ương Trung Quốc). Tổng Văn phòng của chánh phủ trung ương tức thời xuống một bản tài liệu tạo tin đồn rằng “Ngày 1 tháng Năm tại Xiangshan Park, mười ngàn học viên Pháp Luân Công sẽ tự thiêu.” Tài liệu này đã được truyền đi rộng rải bên trong chính quyền Trung Quốc và cảnh sát đã bủa giăng Xiangshan Park. Một điều như vậy, tất nhiên, sẽ không xảy ra dưới mắt của nhà chức trách, nhưng những lời dối gạt đó đã đạt được mục đích của nó là: “Pháp Luân Công dạy người ta tự tử, và chính quyền dùng những phương tiện cần thiết để bảo vệ các học viên Pháp Luân Công.” Như vậy, nó không những chỉ tạo ra một tin đồn thất thiệt để vu khống Pháp Luân Công mà còn tạo ra được một cái cớ biện minh cho chánh sách của họ rằng “giết các học viên Pháp Luân Công được tính như tự vận.”

Năm 2000, miệng lưởi truyền tin của Trung Quốc tại Hồng Kông đã truyền rao ra một tin đồn rằng ‘Sở Mỹ Phát triển Quốc tế’ đã cung cấp cho Pháp Luân Công hai chục triệu mỹ kim. Qua tên lưu manh được thuê mướn He Zuoxiu (Hà Tộ Hưu), tin đồn này đã được truyền đi khắp Trung Quốc. Đây lại là một ví dụ khác về cách dựng đứng một điều gi từ không ra có. Vì nước Mỹ luôn bị xem như là ‘thế lực phản Hoa’ dưới văn hóa Đảng, nên ĐCSTQ đã bôi nhọ Pháp Luân Công như một lực lượng phản Hoa. Nguồn tin thất thiệt này đã tạo ra một sự hổn độn ghê gớm trong dân chúng Trung Quốc. Cho dù nguồn tin này sau này được cho thấy là vô chứng cớ, nhiều người vẫn còn tin nơi lời dối gạt đó. Họ tưởng rằng các họat động của Pháp Luân Công để chống lại cuộc khủng bố (như những nhóm người trình bày bên ngoài các tòa lãnh sứ quán Trung Quốc các bài công pháp để khiếu nại và làm sáng tỏ sự thật bên đường), là được ‘lực lượng ngoại quốc tà ác’ trã tiền cho các người này làm vậy. Vì vậy họ tỏ thái độ khinh thường các học viên Pháp Luân Công.

Tháng tám năm 2000, khi một nhà báo chương trình ‘60 phút’ của đài CBS phỏng vấn Giang Trạch Dân, “Tại sao ông khủng bố Pháp Luân Công?”, y bịa ra cả một câu chuyện. Y nói rằng, “Người cầm đầu của họ tự cho rằng là Phật Thích Ca và Chúa Jesus tái sanh.” Là chủ tịch của một quốc gia, y đã bán rẻ danh dự của chánh phủ bằng lời tuyên bố qua một đài truyền tin quốc tế danh tiếng như vậy. Tuy nhiên những người mà không biết sự thật sẽ không bao giờ biết được rằng y đã tạo dựng một điều từ không có gì.

Làm rối loạn các quan niệm

Lời tuyên bố “Pháp Luân Công không cho phép các học viên của nó đi khám bác sỉ khi bị bệnh” là một lời dối trá tiêu biểu có mục đích là lừa dối công chúng.

Nhiều học viên, qua sự tu ‘Chân Thiện Nhẫn’ và luyện Công, đã đạt được sức khỏe và giữ gìn tráng kiện. Khi nhiều người nói về Pháp Luân Công, điều đầu tiên mà họ nói đến là sức mạnh của nó về trị bệnh và giữ gìn sức khỏe. Ví dụ, một bà lão 70 tuổi nói, “Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp từ làng Foyedong, thành phố Lingyuan, tỉnh Liễu Ninh. Tôi tập luyện Pháp Luân Công đã 8 năm rồi từ 1996. Trong tám năm qua này, tôi đã thay đỗi hoàn toàn. Bệnh gan của tôi (gastric disease, tracheitis and gynecological problems), ống huyển và những vấn đề tử cung tất cả đều được dứt. Tôi cảm thấy có nhiều sức lực và gia đình tôi trở nên đầm ấm. Đó là lần đầu mà tôi cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh và vô bệnh. Tôi không cần dùng thuốc men nào nữa từ khi tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp.” (Từ bài “Một học viên 70 tuổi kể lại kinh nghiệm của bà trong chứng thực Pháp Luân Đại Pháp”- Clearwisdom.net ngày 11/22/2004.)

Nhưng nếu dân chúng biết được rằng những người tập luyện Pháp Luân Công đều đạt được cơ thể khỏe mạnh và giữ gìn tráng kiện, vậy cuộc khủng bố không thể thực hiện. Như vậy, sự kiện học viên trở nên khỏe mạnh hơn ‘không một viên thuốc’ đã bị làm méo mó cho rằng “người tu tập Pháp Luân Công là không được phép uống thuốc khi bị bệnh.”

Đối diện với những sự dối trá như vậy, người ta tự động hiểu lầm và như vậy cảm thấy đối nghịch với Pháp Luân Công.

Bóp méo sự thật để làm thành một câu chuyện khác

Xử tệ với người nhà, tham nhũng, và cả tự tử và giết người là những điều thông thường thấy tại Trung Quốc ngày nay.

Những hành vi như vậy nhất định là vi phạm các nguyên lý ‘Chân Thiện Nhẫn’. Những sự việc như vậy không liên can gì với Pháp Luân Công, mà dạy các học viên của nó tu luyện ‘Chân Thiện Nhẫn’. Trong những trường hợp như vậy, bóp méo sự thật là phương pháp thường được dùng để tạo ra một câu chuyện.

Trong số “1, 400 trường hợp bị chết” mà chế độ tạo dựng ra, “tự mổ bụng để tìm Pháp Luân” là một trường hợp thúc đẩy người ta hận Pháp Luân Công nhiều nhất. Ma Jianmin là một công nhân của Huabei Oilfield tại thành phố Renqiu, tỉnh Hà Bắc. Gia đình của y, kể cả chính y, có một quá khứ rối loạn tâm thần. Sau khi Ma Jianmin tự tử bằng cách tự mổ bụng, đài truyền hình Trung Quốc CCTV đến chụp hình. Con trai của y tuyên bố nhiều lần là cha của nó chết không dính dáng gì đến Pháp Luân Công, và nó từ chối xuất hiện trên đài truyền hình. Nhưng đài Truyền hình CCTV vẫn cho rằng cái chết của Ma Jianmin là kết quả của “tự mổ bụng để tìm Pháp Luân.”

Vì người chết không thể nói, như trong ví dụ kể trên, những người đi theo việc chế chuyện có thể tạo ra một câu chuyện nghe như rất hữu lý. Một ví dụ khác là tên giết người nổi tiếng Fu Yibin tại Bắc kinh.

Ngồi vắt chân chữ ngũ trước máy truyền hình, Fu Yibin nói một cách đầy kích động. Một lúc y nói y cảm thấy tội nghiệp khi có người bị đâm bỡi một cây kim và lúc kế tiếp theo y diễn tả cách nào y giết vợ y và cha y như mổ heo hoặc chặt rau. Điều này quá hiển nhiên là một trường hợp của bệnh tâm thần. Nhưng Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc cho rằng y giết người là vì tập luyện Pháp Luân Công.

Cái kỷ thuật làm méo mó sự thật để bôi nhọ một người như thế này là không luôn luôn thành công. Năm 2002, Kong Zhaoyun, một người trong Đội thứ bảy của đội lính Xincun tài thành phố Linyuan, Datong District, thành phố Daqing, tỉnh Hắc Long Giang, tự vẫn bằng cách tự treo cổ vì chuyện gia đình. Nhà chức trách Datong District và nhân viên y khoa chánh phủ đến nhà Kong Zhaoyun và muốn mổ bao tử ông Kong ra. Họ nói với gia đình ông rằng, nếu đồng ý nói rằng ông Kong tự tử bằng cách mổ bụng để tìm một Pháp Luân vì ông tập luyện Pháp Luân Công, chánh phủ sẽ chịu tiền ma chay. Đồng thời họ hăm dọa gia đình ông, nói rằng nếu không đồng ý, chánh phủ sẽ đưa họ ra tòa vì đã xử tệ với ông Kong và tạo ra cái chết của ông ta. Nhưng gia đình này từ chối vì họ không muốn ông Kong được chôn với cái bụng bị mổ. Hợn nữa họ nói trong làng họ không có ai tập luyện Pháp Luân Công cả.

(còn nữa…)

Ghi chú:

[1] Xinhua News Agency (Tân Hoa Xã): cơ quan chính thức thông tin Trung Quốc; nó chuyên thông tri tất cả những tin chánh thức cho báo chí ngoại quốc

[2] Nhân Dân nhật báo: Tờ báo do chính quyền điều khiển lớn nhất tại Trung Quốc.

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/4/1/98399.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/4/21/59903.html.

Dịch ngày, đăng ngày; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share