Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Australia
[MINH HUỆ 15-9-2017] Trong hai ngày thứ Hai và thứ Ba (ngày 11 và 12 tháng 9 năm 2017), các học viên Pháp Luân Công ở Australia đã tổ chức mít-tinh trước Tòa nhà Quốc hội ở Canberra. Khoảng 10 người từng bị Chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại đã ra làm chứng cho cuộc đàn áp nhân quyền tàn bạo [của Chính quyền Cộng sản Trung Quốc] và chia sẻ về những gì họ đã nếm trải.
Đồng thời, những người tham dự sự kiện đã kêu gọi chính phủ Australia có hành động giúp chấm dứt cuộc bức hại này.
Các học viên mít-tinh trước Tòa nhà Quốc hội trong hai ngày 11 và 12 tháng 9 năm 2017
Cùng thời gian đó, ở phía bên trong tòa nhà quốc hội, Nghị sỹ Scott Buchholz tổ chức diễn đàn xoay quanh vấn nạn thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công của Chính quyền Cộng sản Trung Quốc tại Trung Quốc và việc tới Trung Quốc để “du lịch ghép tạng”. Một số nghị sỹ đến từ nhiều đảng chính trị cùng nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực như luật pháp, y học đã tham dự diễn đàn.
Mổ cướp tạng cưỡng bức là không thể dung thứ
Buổi mít-tinh hôm thứ Ba có sự tham dự của bà Janet Rice, Thượng Nghị sỹ tiểu bang Victoria. Qua bài phát biểu của mình, bà bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của mình với các học viên. Bà hứa sẽ lên tiếng cho Pháp Luân Công cho đến khi cuộc bức hại chấm dứt. Bà Rice liên tục ủng hộ Pháp Luân Công kể từ khi bà còn là một nhà lập pháp ở địa phương cách đây 10 năm.
Thượng Nghị sỹ Janet Rice của tiểu bang Victoria phát biểu trong cuộc mít-tinh hôm thứ Ba
“Vấn nạn mổ cướp tạng là một chủ đề thường xuyên được nêu ra trong quốc hội, và tôi cam kết rằng sẽ luôn lưu tâm đến nó, bởi tội ác này là không thể dung thứ”, bà nói trong sự kiện hôm thứ Ba: “Chúng ta phải đề nghị Thượng viện có hành động để đảm bảo rằng không có người Úc nào tiếp cận được tới các nội tạng được mổ lấy từ các tù nhân Trung Quốc.”
Tháng 11 năm ngoái, bà Rice và Thượng nghị sỹ Eric Abetz đã đề xuất một dự luật cấm [công dân] Úc ra nước ngoài để cấy ghép tạng có nguồn gốc từ những người hiến tạng không tự nguyện. Dự luật này cũng đề nghị một hệ thống đăng ký cho những công dân du lịch nước ngoài để phẫu thuật cấy ghép tạng. Thượng viện đã nhất trí thông qua dự luật này.
“Chúng ta có thể làm nhiều điều hơn nữa để [xử lý] vấn đề nhức nhối này”
Buổi tối cùng ngày, Thượng Nghị sỹ Lee Rhiannon (Đảng Xanh) đã nêu ra vấn đề Pháp Luân Công trong phiên họp của Thượng viện. Bà chỉ ra rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công đã vi phạm công ước nhân quyền quốc tế. Bà kêu gọi chính phủ cần hành động nhiều hơn nữa để giúp chấm dứt sự việc này.
“Tôi bày tỏ quan ngại về việc các tù nhân lương tâm bị mổ cướp tạng một cách không tự nguyện ngày càng gia tăng ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa“, bà Rhiannon nói trong bài phát biểu của mình: “Công ước Liên hợp quốc về Tra tấn đã kêu gọi Trung Quốc tiến hành điều tra độc lập về các cáo buộc rằng các học viên Pháp Luân Công đã và đang bị tra tấn, và mổ lấy tạng để phục vụ cho hoạt động cấy ghép; và thực hiện các biện pháp phù hợp, để đảm bảo rằng những người chịu trách nhiệm về những hành động ngược đãi đó phải bị truy tố và trừng phạt. Cuộc bức hại suốt 17 năm qua lên môn tu luyện thiền định này đã vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền.”
Bà Rhiannon đề nghị người dân Australia có thể noi gương Hoa Kỳ, học theo những gì mà Hoa Kỳ đã làm, như ban hành Nghị quyết 343 bởi Hạ viện Hoa Kỳ lên án tội ác mổ cướp tạng cưỡng bức. Bà kết luận: “Tôi nghĩ rằng những tiến triển gần đây ở Hoa Kỳ, trong đó có việc thông qua bản kiến nghị 2016 này, đã đưa ra một số gợi ý về những gì Úc có thể làm”, và “Chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa để [xử lý] vấn đề nhức nhối này.“
Ảnh chụp bà Rhiannon phát biểu trên website của bà
Trong khuôn khổ hai ngày diễn ra sự kiện, các học viên Pháp Luân Công đã đến nhiều tổ chức chính phủ và nâng cao nhận thức về vấn nạn mổ cướp tạng cưỡng bức với công chúng
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/9/15/353769.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/16/165440.html
Đăng ngày 26-9-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.