Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 20-6-2017] Khi rà soát lại những công việc mình phụ trách trong quá khứ, tôi phát hiện ra đồng nghiệp của mình đã hoàn thành một hạng mục công việc mà tôi đã làm một năm trước đó. Tôi tự hỏi mình có nên nhận tiền công cho phần việc này không.
Ý niệm đầu tiên của tôi là có, vì chính tôi là người đã thiết lập và in nó. Tôi biết đồng nghiệp của tôi sẽ không tính phần công này nếu đó là của tôi. Nhưng tôi cảm thấy có gì đó mâu thuẫn. Đã có lúc suy nghĩ người thường của tôi mạnh hơn, nhưng sau đó, chính niệm của tôi lại chiếm ưu thế.
Tôi tự hỏi bản thân: “Mình là ai? Nếu mình là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, mình nên đối đãi như thế nào? Mình có đang chiểu theo pháp lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của Pháp Luân Đại Pháp hay không? Đại Pháp yêu cầu mình phải làm gì?“ Tôi biết bản thân mình phải nói sự thật và làm mọi việc trung thực.
Sư phụ giảng:
“Mọi người thử nghĩ, người luyện công cầu tiền tài là sao?” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi chợt nhận ra tôi không đạt tiêu chuẩn của Pháp chỉ vì tâm tham lam. Sau khi nhận ra, tâm trí tôi đã trở nên thanh tỉnh hơn. Tôi đã biết mình là ai.
Sau khi hướng nội, tôi nhận ra vô số chấp trước của mình, kể cả tâm danh lợi, tâm bất bình, tật đố và tham lam. Tôi biết mình nên nghiêm khắc yêu cầu bản thân hơn.
Trong cuộc sống xã hội người người thường, ở đâu cũng đều có cạm bẫy, lúc nào cũng đều có khảo nghiệm. Người tu luyện cũng có nhân tâm, niệm đầu có thể dao động bất ổn định giữa thần và người, làm thế nào mới có thể bảo trì tốt được đây? Tôi thường tự hỏi bản thân, đây cũng là một cách hướng nội tìm, một phương pháp tu bản thân.
Sư phụ giảng:
“Bản thân chư vị mặc dù chủ ý thức chưa mạnh như bậc Giác Giả, nhưng mỗi lần hễ xuất hiện niệm đầu không đúng thì lập tức tóm vững được nó, biết nó là không đúng, là bởi vì bộ phận tư tưởng tu tốt của chư vị đã rất mạnh rồi, nó đã phát huy tác dụng rồi. Tư tưởng bất hảo đó hễ xuất hiện lập tức đã ý thức được và tóm vững nó rồi” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999])
Thêm nữa, tự hỏi bản thân cũng tốt để khi một tư tưởng nào đó nổi lên, liền có thể bắt trúng nó.
Sư phụ giảng:
“Tất cả mọi tư tưởng phản ánh ra chư vị cũng còn thực sự phải qua gạn lọc, thứ nào là của mình, thứ nào là tư tưởng bất hảo. Tư tưởng xấu còn không được để nó nghĩ. Thậm chí là suy xét thì cũng không cần cố ý suy xét điều gì.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999])
Con người rất dễ bị các chủng quan niệm dẫn dắt, người tu luyện nếu không chú ý rất dễ bị quan niệm dẫn động, có những lúc bị quan niệm hậu thiên đẩy đi rất xa, mà bản thân không phát hiện ra. Giống như bản thân tôi khi đó, khi bản thân càng cảm thấy bất công, thì càng muốn chiếm tiện nghi của người khác, chiếm lợi ích của người khác. Do đó, thực sự cần phải liên tục theo sát những tư tưởng của mình, liên tục theo sát những hành vi của mình.
Một ngày nọ khi đang trên đường về nhà, tôi nhớ lại những gì tôi đã hiển thị và chứng thực bản thân ở nhà bạn tôi. Tại sao tôi lại có thể nói to và nói nhiều như thế? Tôi tự nhủ bản thân, cần phải hướng nội và tìm ra chấp trước chứng thực bản thân mạnh mẽ và muốn gây ảnh hưởng tới người khác.
Thực chất khi chúng ta tự hỏi bản thân về những suy nghĩ và thái độ của mình, tức là chúng ta đang hướng nội, tu luyện, và gia trì chủ ý thức và chính niệm của chúng ta.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/20/349837.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/6/164925.html
Đăng ngày 21-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.