Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-6-2017] Cùng với sự giúp đỡ và nhắc nhở từ các đồng tu, tôi đã vượt qua được tâm lười biếng và thói quen an dật trong những ngày nghỉ không phải làm việc. Và bây giờ khi có những ngày nghỉ, tôi sẽ học một bài trong sách Chuyển Pháp Luân, đọc Hồng Ngâm và luyện công.
Nhờ giữ vững chính niệm, tôi dường như đã được thôi thúc, khích lệ và đẩy về phía trước. Ngoài ra, những ý niệm tự phát trong đầu cũng cho tôi thấy được vẻ đẹp của tu luyện Đại Pháp, đồng thời giúp tôi nhận ra những chấp trước trong khi hướng nội.
Nhân đây tôi muốn được chia sẻ một số khảo nghiệm trong quá trình tu luyện gần đây của tôi:
Vẻ đẹp của Đại Pháp
Hai vợ chồng em rể đến nhà tôi vào cuối tuần trước vì em rể tôi sẽ tới một bệnh viện gần đó để phẫu thuật. Khi tôi đang nấu đồ ăn sáng cho họ, tôi đã nghĩ về việc em rể tôi là một bác sỹ, nhưng cậu ấy vẫn bị ốm.
Khi bị ốm, nhìn cậu ấy không khác gì các bệnh nhân khác. Nhưng vì tôi là một học viên Đại Pháp, tôi không bị bệnh bao giờ. Cũng vì tôi là một người tu luyện, tôi có thể chăm sóc em rể tôi và gia đình cậu ấy mà không phàn nàn gì. Tôi thực sự cảm tạ Sư phụ.
Khi em rể tôi chuẩn bị phẫu thuật, tôi đã nói cậu ấy nhẩm hai câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Tôi đã giúp cậu ấy và gia đình thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chính vì thế nên tôi biết cậu ấy sẽ không sao.
Tu khẩu
Mẹ chồng tôi là một người có năng lực và chăm chỉ. Bà luôn để tâm chăm sóc gia đình rất tốt. Vì con gái bà bị bệnh động kinh, nên mẹ chồng tôi cũng chăm sóc cô ấy và hỗ trợ tài chính cho gia đình cô ấy.
Kể từ khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, tôi luôn cố gắng giúp đỡ họ. Khi tôi đến thăm mẹ chồng vào dịp Tết Âm lịch, chúng tôi thường mang rất nhiều quà đến.
Tôi giúp bà nấu ăn, làm việc nhà, chăm sóc em chồng lúc đó còn đang nằm viện, và thậm chí còn trả tiền thuốc. Ngoài ra, tôi cũng muốn giảm áp lực cho bà. Họ biết tôi sẽ không giúp đỡ họ như vậy nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tuy nhiên, không phải lúc nào tâm trí tôi cũng thản đãng khi giúp đỡ họ.
Đôi lúc tôi cảm thấy không công bằng cho bản thân vì những gì tôi làm cho họ cũng như khoản chi phí tôi phải thanh toán. Dần dần những suy nghĩ tiêu cực đã tích lại trong tâm trí tôi.
Khi tôi quay lại nhà cha mẹ đẻ và nhìn thấy họ hàng của tôi ở đó, họ đã nói nhiều vấn đề liên quan đến mẹ chồng và em gái chồng tôi, cũng như phàn nàn về nhà chồng.
Tôi đã tham gia cuộc nói chuyện và trút ra những lời phàn nàn của mình. Cả mẹ và chồng tôi đều nhắc tôi về việc nói sau lưng người khác, đặc biệt là mẹ chồng tôi, bởi đó đều là những chuyện tiêu cực.
Khi tôi học Pháp nhiều hơn, tôi nhận ra rằng mình là một học viên và không nên dùng những suy nghĩ người thường đi phán xét người khác. Chúng ta nên chiểu theo pháp lý để giúp bản thân vượt thoát khỏi những quan niệm và suy nghĩ của người thường.
Tôi nhận ra mình có tâm tranh đấu và nhanh chóng loại bỏ chấp trước này. Ngay cả khi tôi nghĩ mình hiểu điều này thông qua Pháp lý, nhưng những suy nghĩ tiêu cực vẫn còn đó.
Khi gia đình em rể tôi đến thị trấn để phẫu thuật, họ lại tiếp tục nói về những vấn đề của mẹ chồng tôi. Lần này những suy nghĩ tiêu cực của tôi lại xuất hiện, nhưng tôi nhớ đến bài thơ của Sư phụ:
Nhân sinh đoản
Lai trụ điếm
Biệt vong lai thời phát đích nguyện
Trì trù lộ thượng danh lợi tình thù
Hà thời tỉnh ngộ gia thời viện. (Si, Hồng Ngâm 3)Diễn nghĩa:
Si
Đời người ngắn ngủi
Như nghỉ ở khách sạn
Đừng quên nguyện phát ra khi tới đây
Dùng dằng trên đường với danh lợi tình thù
Đến bao giờ mới tỉnh ngộ quay về nhà
Tôi nhận ra bản thân đã không giúp mẹ chồng và em gái thoái ĐCSTQ, và điều này chắc hẳn có liên quan.
Đó là lỗi của tôi. Tôi phải tu khẩu và không được nói sau lưng người khác. Ngay sau khi chính niệm của tôi trở nên mạnh hơn, tôi cảm thấy tâm mình ấm lại, và chủ đề của cuộc nói chuyện đã thay đổi.
Nhẫn nại với người khác
Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ đã giảng về việc một học viên xử lý thế nào khi họ bị xe hơi đâm:
“Học viên này từ từ bò dậy khỏi mặt đất rồi nói: “‘Không sao cả, cậu đi đi’. [Bà] phủi bụi xong bèn vịn ông chồng rồi đi tiếp.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi đã đọc đi đọc lại đoạn này nhiều lần nhưng lại không chú ý đến việc này.
Hai vợ chồng tôi đi đến một suối nước nóng vào cuối tuần. Khi đó tôi đã đặt lịch sơn sửa móng chân vì tôi có bị một số vết chai do đi giầy cao gót.
Khi đó người hỗ trợ tôi là một thanh niên và khi anh ấy đang cắt tỉa móng chân chân bên trái của tôi, đột nhiên tôi cảm thấy rất đau đớn. Lúc đó anh ấy nói nhỏ rằng anh ấy sẽ không lấy tiền của tôi. Tuy nhiên, tôi đoán rằng anh ấy đã cắt vào chân tôi và khiến nó chảy máu.
Tôi nhận ra, là một học viên, tôi không nên trách mắng người khác hoặc khiến người khác phải chịu chi phí tài chính liên quan đến nghiệp của tôi. Vì thế tôi đã nói: “Đừng lo, đây không phải là việc gì lớn. Tôi sẽ vẫn trả cho anh như bình thường. Anh đã làm việc vất vả, và công việc này cũng không dễ dàng gì. Tôi không thể chiếm tiện nghi của anh.”
Anh ấy rất cảm động và nhắc đi nhắc lại rằng hôm nay anh ấy đã gặp một người tốt. Tôi cảm thấy bình thản và đột ngột nhớ đến câu chuyện trong sách Chuyển Pháp Luân.
Để đề cao tâm tính cho tôi, Sư phụ cũng đã an bài một sự việc tương tự cho tôi
Tu bỏ tâm ủy khuất
Tôi là một giáo viên và được cựu hiệu trưởng trường cũ chỉ định là trưởng phòng giáo vụ vào năm 2009 và luôn được đánh giá cao qua những việc mình làm. Tuy nhiên vị hiệu trưởng hiện tại khi thấy tôi không chấp thuận việc theo dõi và báo cáo thông tin của các giáo viên khác cho ông ấy nên đã ghi tên tôi ở dưới cùng trong bảng danh sách đề cử.
Lúc đó tôi đã bị sốc vì ông ấy không quan tâm đến những nỗ lực của tôi và điều này ám chỉ rằng tôi nên từ chức.
Tuy nhiên, tôi nhận ra tôi là một học viên và không nên có chấp trước vào danh lợi hay vị trí của mình. Tôi chỉ muốn làm việc của mình, thể hiện sự ngay thẳng của người tu luyện, và sống đúng với những mong đợi của các giáo viên khác dành cho tôi. Chính vì thế, tôi tiếp tục làm tốt những việc mình làm và hoàn thành trách nhiệm của mình.
Thậm chí một vài giáo viên còn cảm thấy bất công cho tôi và nói: “Cô chính là trưởng phòng trong tâm trí chúng tôi!” Lúc đó tâm tôi có chút lay động, nhưng tôi nhớ đến bài thơ của Sư phụ:
Tu luyện nhân
Tự trảo quá
Các chủng nhân tâm khứ đích đa
Đại quan tiểu quan biệt tưởng lạc
Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã
Tranh thậm ma. (Thuỳ thị thuỳ phi, Hồng Ngâm III)Tạm dịch:
Ai thị ai phi (ai đúng ai sai)
Người tu luyện
Tự tìm lỗi
Các loại nhân tâm phải bỏ nhiều
Quan ải lớn nhỏ chớ rớt lại
Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa
Cảm giác ủy khuất và oán trách của tôi đối với vị hiệu trưởng mới ngay lập tức đã biến mất. Tôi biết đó là tình huống giúp tôi đề cao tâm tính của mình.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/28/350185.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/12/165000.html
Đăng ngày 20-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.