Bài viết của học viên Tĩnh Viễn ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-7-2017] Tôi thường tình cờ đọc được câu: “Tôi hiểu Pháp lý nhưng không thể làm theo”, được đề cập đến trong rất nhiều bài chia sẻ của các học viên.

Khi các học viên chia sẻ với nhau về kinh nghiệm tu luyện của họ, tôi cũng nghe được ý kiến như vậy.

Một khoảng thời gian, tôi cảm thấy bối rối về vấn đề này. Nhưng qua việc nghiêm túc học Pháp và kiên định tu luyện, tôi nghĩ mình đã nhận thức ra được một vài điều mà muốn chia sẻ ở đây. Xin vui lòng chỉ ra nếu có điểm chưa phù hợp.

1. Chưa thực sự minh bạch các Pháp lý

Chúng ta đều biết rằng những điều Sư phụ giảng ra đều là “Lý và lời được tôi nói trắng thẳng ra” (Giảng Pháp tại Pháp Hội New York năm 2013).

Sư phụ đã sử dụng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu nhất để giảng ra rất nhiều Pháp lý cao thâm, để con người có thể học và minh bạch Pháp. Nhưng nhận thức Pháp qua ngôn ngữ con người bị giới hạn trong triển hiện của Pháp tại tầng thứ con người, tuỳ theo học thức, tu luyện, quan niệm và chấp trước của mỗi người. Nhận thức của mỗi người không thể bao hàm trọn vẹn Pháp, không thấu được nội hàm thực sự tại tầng thứ con người, chứ chưa nói đến nội hàm chân chính của Pháp tại cao tầng.

Sư phụ từng giảng chỉ có người tu luyện chân chính mới có thể dần minh bạch ra nội hàm thực sự của Pháp:

“Người tu luyện đến được tầng nào thì chỉ có thể nhận thức được thể hiện cụ thể của Phật Pháp tại tầng ấy.” (Chuyển Pháp Luân)

Khi một người thực sự minh bạch nội hàm của Pháp tại tầng sở tại, cảnh giới tư tưởng sẽ thăng hoa lên tới tầng đó và hành động của người đó cũng cần phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp ở tầng thứ ấy.

Khi chúng ta nói rằng chúng ta minh bạch các Pháp lý nhưng lại không thể làm theo, thực ra chúng ta chỉ hiểu được nghĩa nông cạn trên bề mặt của Pháp chứ không phải là nội hàm thực sự của Pháp, được hiển hiện ra cho người tu luyện. Tại sao chúng ta lại cảm giác thấy mình không thể làm theo các Pháp lý? Đó là vì chúng ta có nhiều chấp trước và chúng quá mạnh mẽ. Sao chúng ta có thể hiểu được nội hàm của Pháp tại cao tầng khi chúng ta có quá nhiều chấp trước của con người?

Sư phụ cũng giảng rằng:

“Đã mang danh đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, [thì] giải thoát cá nhân không phải là mục đích tu luyện; [mà] cứu độ chúng sinh mới là đại [thệ] nguyện của chư vị khi đến [cõi người nơi] đây, và là trách nhiệm và sứ mệnh mà lịch sử đã giao phó cho chư vị.” (Hãy vứt bỏ tâm con người, và hãy cứu độ thế nhânTinh tấn yếu chỉ III)

Tất cả người tu luyện đều hiểu những lời này, nhưng mỗi người sẽ hành xử theo cách khác nhau trên con đường tu luyện. Một số người có thể thực sự hiểu rõ được tầm quan trọng và cấp bách của việc cứu độ chúng sinh, tinh tấn giảng chân tướng mỗi ngày; một số lại cảm thấy họ phải làm việc này vì Sư phụ đã nói như vậy – nếu không họ không thể đạt viên mãn, vì vậy họ làm với suy nghĩ phải hoàn thành một nhiệm vụ; một số người không hề chú ý đến việc giảng chân tướng, vì thế họ chẳng bao giờ làm; một số người vẫn không thể bước ra vì tâm sợ hãi.

Tại sao? Đó là vì tầng thứ tu luyện của mỗi học viên là khác nhau và cảnh giới tư tưởng của họ cũng khác nhau. Mỗi người có nhận thức khác nhau về các Pháp lý. Nếu một người chỉ có thể hiểu được nghĩa bề mặt của Pháp tại tầng thứ con người, người đó không thể nào đạt được tới các tiêu chuẩn mà Pháp yêu cầu. Nếu một người có thể thực sự xem bản thân mình là người tu luyện và minh bạch các Pháp lý, người đó sẽ cảm nhận được vinh quang của việc được là một đệ tử Đại Pháp trợ Sư Chính Pháp; người đó sẽ nhận ra rằng việc giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh là đặc ân mà Đại Pháp đã ban cho họ.

Chúng ta đều đã trải qua hàng tỷ năm gian khổ để được làm đệ tử Đại Pháp ngày hôm nay, để có thể trợ Sư Chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Bất kể chúng ta phải đối mặt với gian khổ nào, nó cũng không thể ngăn cản việc chúng ta giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh. Chúng ta nên trân quý cơ hội tu luyện này, vì nó sẽ không tới lần nữa. Sao chúng ta lại có thể suy nghĩ đến việc không làm tốt hay không thể chiểu theo Pháp lý?

Khi chúng ta cảm thấy mình không thể làm theo Pháp, chúng ta phải nhận thức ra được rằng đó là vì tầng thứ tu luyện của mình bị giới hạn. Giải pháp duy nhất là học Pháp nhiều hơn và thực tu bản thân. Chỉ khi đề cao tầng thứ tu luyện, chúng ta mới có thể nhìn thấy được triển hiện của Pháp tại tầng thứ đó. Khi đó chúng ta mới có thể tự nhiên đạt tới được các tiêu chuẩn của Pháp tại tầng thứ đó.

2. Không muốn chiểu theo các Pháp lý

Một số học viên khi gặp phải tình huống này thì bế tắc, vì xuất phát điểm trở thành người tu luyện của họ không thuần tịnh và họ không thực sự tin Đại Pháp. Họ tu luyện không phải là để “phản bổn quy chân”; mà là vì họ muốn truy cầu cuộc sống tốt đẹp hơn. Mặc dù học Pháp và luyện công mỗi ngày, họ vẫn không thể hiểu được nội hàm thực sự của Pháp vì những chấp trước của họ, và vì thế họ không thể thực tu bản thân.

Những người tu luyện này cũng nói rằng họ hiểu các Pháp lý nhưng không thể làm theo. Nhưng đó không phải là vấn đề năng lực, mà là vấn đề họ có dụng tâm hay không: Họ căn bản không muốn chiểu theo các Pháp lý. Một số người học Pháp mỗi ngày và họ có thể trình bày rất trôi chảy về các Pháp lý, nhưng họ lại không thực sự tin vào Pháp.

Lấy ví dụ, Sư phụ đã giảng rằng:

“Người chân tu là không có bệnh.” (Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Trường Xuân [1994])

Mọi người tu luyện đều hiểu Pháp lý này, nhưng một số người không tin. Khi cảm thấy không thoải mái, họ lại xem đó là bệnh và dùng những cách của người thường để chữa trị. Họ không tin vào Sư phụ và Pháp, vì họ không thực sự minh bạch Pháp lý.

Một học viên thực sự minh bạch Pháp sẽ không có nghi tâm. Nhưng những học viên không thực tu bản thân và hiểu Pháp sẽ dần nghi ngờ Pháp. Tự nhiên, họ sẽ không thể làm các việc dựa trên các tiêu chuẩn của Pháp.

Khi không tu luyện tốt, chúng ta phải hướng nội. Là vì trạng thái tu luyện không tốt hay vì chúng ta không muốn làm theo các Pháp lý? Nếu như đó là vì trạng thái tu luyện không tốt, chúng ta cần nhanh chóng điều chỉnh và cải biến bản thân qua việc học Pháp nhiều và tu luyện không ngừng nghỉ. Nếu như đó là vì chúng ta không muốn chiểu theo các Pháp lý, chúng ta nên tỉnh táo và không để cơ hội tu luyện quý giá này trôi qua mất.

Có một cách để biết ai là người chân tu đó là nhìn xem họ có thể làm các việc dựa trên các tiêu chuẩn của Pháp hay không, họ có thể làm điều mà người chân tu nên làm hay không. Chúng ta không nên đưa ra lý do rằng “hiểu Pháp lý nhưng không thể làm theo” để cản trở mình hướng nội.

Lý do khiến chúng ta không làm tốt hay không thể làm tốt là vì chấp trước và tu luyện có thiếu sót. Khi chúng ta thực sự cải biến bản thân qua việc học Pháp và kiên định tu luyện – khi chúng ta có ít chấp trước hơn – sức mạnh của Pháp sẽ triển hiện. Lúc đó, vấn đề “hiểu nhưng không làm theo” sẽ được giải quyết.

Đối với người tu luyện bước đi trên con đường do Sư phụ an bài, cho dù có bất kể gian khổ nào trong thế gian con người, thì đó cũng đều là cơ hội cho người đó đề cao, dựng lập uy đức và hoàn trả nợ nghiệp. Chúng ta nên nắm lấy cơ hội trân quý chưa từng có này để đẩy nhanh việc tu luyện của mình, làm các việc mà đệ tử Đại Pháp nên làm, và hoàn thành sứ mệnh thần thánh của chúng ta.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/18/351201.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/3/164890.html

Đăng ngày 19-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share