Bài viết của Hy Phương đệ tử Đại Pháp ở Miền Tây Hoa Kỳ
[MINH HUỆ 2016-10-16] Cuối tuần trước tôi tham gia cuộc diễu hành phản đối mổ cướp nội tạng sống được tổ chức bởi Phật học hội, gặp được một chủ doanh nghiệp, ông hỏi tôi rất nhiều vấn đề, trong quá trình giảng chân tướng tôi phát hiện người này không thật sự muốn nghe chân tướng mà luôn luôn muốn thể hiện cách nhìn nhận của mình, tôi cứ phải cố ngắt lời của ông mới có thể chen vào. Về sau tôi nghĩ lại, rằng nếu ông ấy có thể tĩnh tâm xuống, nếu không đang tự cho là đúng, mà im lặng một chút nghe xem người khác nói cái gì, thì ông sẽ tìm được chân tướng, vốn là điều quý giá nhất đối với sinh mệnh của mình vào lúc đó, thế nhưng ông ấy không làm vậy, mà hoàn toàn bị cái trạng thái tự cho là đúng và trạng thái nói chuyện thao thao bất tuyệt khống chế. Cái vật chất này đã tạo ra giãn cách giữa ông ấy và chân tướng.
Sau khi về suy nghĩ lại, tôi đột nhiên ý thức được rằng trạng thái của vị ấy chính là phản ánh trạng thái tu luyện của chính mình. Dụng ý của Sư phụ khi để tôi thấy được có lẽ chính là ở chỗ này, cho tôi thấy được nhân tố ngăn cản một sinh mệnh thăng hoa trong tu luyện rốt cuộc là cái gì, chính là cái tự ngã tràn đầy các loại quan niệm của cựu vũ trụ, nó không dễ bị đụng đến, cũng không muốn cải biến nhận thức của bản thân mình. Trong một lần phát chính niệm diệt trừ loại vật chất này, trước mắt tôi đột nhiên hiển hiện ra gương mặt Ngao Bái trong một vở diễn Thần Vận, trong ánh mắt rõ ràng lộ ra sự cậy công kiêu ngạo và hung hăng càn quấy, tôi rất chấn động, có phải tôi là như thế không? Tôi chẳng phải khá tốt ư? Thế nhưng khi nghĩ lại thì cái kẻ mà thấy cái gì không phù hợp với mình liền tức giận thậm chí chỉ trích răn dạy người khác, khi nói chuyện thì ra vẻ bề trên và gia trưởng một cách không nể nang khách khí gì, thì là ai đây?
Tuy đã ý thức được đến nó, nhưng tôi vẫn chưa biết rõ làm thế nào tu bỏ đi cái tự ngã này, dần dần lại quên mất biểu hiện của bản thân mình, cho đến gần đây lại phải tu cái tâm này một cách bị động, biểu hiện là khi công việc đang thuận lợi đột nhiên lại lộ ra trăm ngàn chỗ sơ hở, không lường trước được, không thể không cúi đầu nhận sai, cái tự ngã kia dường như có nhỏ đi một chút, khiêm nhường hơn một chút, nhưng vẫn rất ngoan cố.
Rất cảm ơn các đồng tu ở bên đã nhắc nhở và chỉ ra chỗ sai: có một lần bộ phận bán hàng họp buổi sáng, tôi nghe bọn họ nói đến một số vấn đề, tôi cũng không nắm rõ lắm, nhưng lại cho rằng bản thân mình biết đó là chuyện gì, bèn chạy tới khoa chân múa tay. Sau này một đồng tu nhắc nhở tôi: anh nghĩ lại xem kiểu người mà có thể cứ trực tiếp chen vào nói này nói nọ trong những cuộc họp của các bộ phận khác thì là kiểu người gì, hai lần rồi đấy. Có một lần trong lúc họp tôi không hề nể nang nói về những người khác, sau đó có đồng tu nhắc nhở tôi: lúc ấy thái độ nói chuyện của anh cảm giác như anh là “sếp của sếp, giỏi của giỏi”, bành trướng rất ghê gớm, tôi cảm thấy anh cần phải thu hồi lại cái ánh mắt chỉ nhìn vào người khác, cần phải xem kỹ lại bản thân.
Tôi rất chấn động trước lời nói của đồng tu, khiến cho tôi nhận thức được mặt không tốt kia của mình trong tình huống ấy, dường như cũng minh bạch được rằng người ta vì sao lại bành trướng, chính là khi nhìn bản thân thì đều thấy rằng bản thân là tốt, nào xuất phát điểm của tôi, nào dụng ý của tôi, nào mình là vì muốn tốt cho mọi người, nhưng khi nhìn người khác thì luôn nhìn vào chỗ thiếu xót của người khác, moi móc tật xấu của người khác. Cái sự tương phản này khiến cho bản thân tự tôn mình lên càng ngày càng cao, dẫm người khác xuống ngày càng thấp. Mà người tu luyện chân chính thì không như thế, hoàn toàn ngược lại, họ sẽ chủ động hướng nội, tìm những chỗ thiếu xót trong phương thức phương pháp của bản thân, sẽ nhận thức được xuất phát điểm tốt và dụng ý lương thiện trong các sự việc người khác làm.
Giai đoạn này tôi không chỉ gặp mâu thuẫn trong công việc, trên các phương diện tôi đều bị chối bỏ, dường như cái gì cũng sai. Lúc học Pháp có đồng tu nói nghe anh đọc Pháp mà tâm tôi náo loạn dường như anh luôn muốn dẫn đầu để đọc, khi lái xe thì đèn động cơ sáng lên, tham gia Thiên Quốc Nhạc Đoàn tập đánh trống thì lại không có được cảm giác về tiết tấu, kém hơn so với tất cả mọi người, đi đường thì tay hay đập vào tường. Tôi có thể cảm giác được một loại vật chất nóng nảy đang ngăn cản tôi, khiến cho tôi làm chuyện gì cũng không thể tập trung mà làm. Khi quay quảng cáo cũng không nhận thức được nội dung muốn biểu đạt của quảng cáo, khi làm tiết mục kể chuyện cũng không thể nhập tâm vào nhân vật. Trong công tác cũng không thể tập trung thực sự để có thể quan tâm đến từng chi tiết, nói chuyện cũng không có đủ kiên nhẫn nghe hết lời của người khác. Học đánh trống thì lại nghĩ chắc là cũng gần được rồi, không muốn đặt công phu triệt để đạt đến tiêu chuẩn chân chính. Kỳ thực đều là cái tự ngã của cựu vũ trụ không muốn cải biến, nó luôn hy vọng thông qua sự cải biến của người khác để đạt được cái mình muốn.
Tôi bắt đầu cố gắng yêu cầu bản thân nói chuyện ít đi, giảm thiểu bình luận, phát biểu ý kiến ít đi, lưu lại khoảng không cho người khác. Sau đó tôi phát hiện khi tôi không nói, thì không có chuyện gì bị chậm trễ cả, ngược lại có nhiều người hơn có cơ hội tham dự và viên dung chỉnh thể.
Sư phụ có giảng trong Chuyển Pháp Luân:
“Pháp thân của tôi có thể trực tiếp cài Pháp Luân; nhưng chúng ta chớ có phát triển tâm chấp trước. Khi chư vị dạy họ động tác, họ [có thể] nói: ‘Ái chà, tôi được Pháp Luân rồi’. Chư vị [có thể] tưởng rằng chư vị cài [Pháp Luân], [thực ra] không phải. Tôi nói cho mọi người điều này: chớ có phát triển tâm chấp trước ấy; đó đều là do Pháp thân của tôi làm. Các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp chúng ta đều truyền công như vậy.”
Mới đầu khi đọc đoạn Pháp này, tôi cảm thấy người này thật khờ khạo, làm sao có thể tưởng rằng chính mình cài được chứ, về sau tôi phát hiện có rất nhiều lúc chúng ta đều coi sự thành công của một sự việc là do công của mình. Ví dụ như, bởi vì tôi nói với người đó điều gì đó, cho nên người đó trở nên thế nào thế nào đó. Bởi vì tôi kiên trì hàng năm như thế, cho nên sự việc tiến triển như thế nào thế nào đó. Đôi khi tôi đối đãi với đồng tu bằng thái độ rất căng, tại sao phải căng như vậy? Vẫn là vì tưởng rằng chính mình đang làm, nếu mình mặc kệ thì dường như không có người quản nữa, cho nên nhất định phải làm như thế nào đó. Kỳ thực, hết thảy thực sự đều là Sư phụ đang làm, thực sự có thể làm cho một sinh mệnh cải biến chính là Pháp, tôi chẳng qua là may mắn trở thành một lạp tử bên trong cơ chế vận chuyển này.
Cảm ơn Sư tôn luôn luôn che chở, cảm ơn đồng tu đã cùng đồng hành trong mưa gió.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/16/336364.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/25/159677.html
Đăng ngày 17-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.