Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục

[MINH HUỆ 7-2-2016] Rất nhiều năm trước, khi đang trong trạng thái tu luyện cực kỳ tốt, tôi đã xuất ra một niệm trong trạng thái tràn đầy từ bi và thương cảm: Nếu không xảy ra cuộc bức hại này thì chúng sinh đều có thể tiến nhập vào vũ trụ mới, tốt đẹp biết bao! Không có sự gian khổ của Sư phụ, không có sự bức hại của cựu thế lực, không có những bi tráng của đệ tử Đại Pháp, tất cả đều tốt đẹp, như thế chẳng phải sẽ tốt hơn sao?

Niệm này vừa xuất ra, dường như mang theo một lực lượng không thể ngăn trở, cứ quanh quẩn trong tâm, dồn ép trong lồng ngực, mãi mà không mất. Tôi bèn tới không gian khác hỏi: Làm thế nào mới có thể tránh được việc phát sinh đại kiếp nạn của đất trời vào năm 1999?

Từng tầng từng tầng hướng lên cho tới tầng thứ cao nhất mà bản thân tôi có thể đạt tới, sinh mệnh tầng tầng không gian đều bất lực lắc đầu, không ai biết cách giải quyết, dường như điều này là không thể tránh khỏi, không thể vãn hồi. Tôi nhìn những vì sao trên không trung một cách vô vọng, lúc này bầu trời mở ra tầng tầng không gian giống như những cánh hoa đang nở, một đạo kim quang xuyên thấu xuống, một âm thanh to lớn tựa như tiếng nói của Thần vang vọng tới: Vào năm 1999, nếu chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp có thể thanh tỉnh lý trí đứng từ Pháp mà nhận thức Pháp, dùng Pháp làm chỉ đạo mà cải biến bản thân một cách sâu sắc, đồng thời giữ vững chủng trạng thái chân tu lý trí trầm ổn đó, thì đã có thể không an bài cho cuộc bức hại năm 1999 diễn ra.

Bên trong còn có rất nhiều nội hàm rộng lớn cao thâm, ví dụ như tất cả đều được đặt định vì đệ tử Đại Pháp, uy đức của đệ tử Đại Pháp, trách nhiệm và sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp, đệ tử Đại Pháp làm chủ thiên địa, vân vân và vân vân, không thể diễn tả bằng lời.

Sư phụ giảng Pháp tại thế gian, cũng đã nhiều lần tận tâm giảng những Pháp lý này từ các góc độ khác nhau, trước kia do tác dụng của lớp da người này, nên trong khi học Pháp mặc dù biết được những đạo lý này, nhưng kiểu “biết” đó lại rất hời hợt sáo rỗng. Trong lúc trải qua trạng thái này, thì nhận thức về những Pháp lý ấy mới dần dần phá bỏ sự nông cạn và bất ổn của tư tưởng bề mặt con người, thực sự đột phá tiến nhập sâu vào vi quan, nội hàm rộng lớn in sâu vào trong tâm tôi.

Tôi lại liên tưởng tới việc cho dù cuộc bức hại đã được phép xảy ra rồi, nếu đệ tử Đại Pháp có thể đạt được tiêu chuẩn nêu trên, thì hình thế bức hại ngày nay liệu có nghiêm trọng như vậy không. Hình thế Chính Pháp và cứu độ chúng sinh tại thế gian có lẽ sẽ tốt hơn, từ đó mới có thể thực sự xoay chuyển tình thế, đạt được tiêu chuẩn mà Sư phụ cần?!

Lý do căn bản cho tất cả mọi thứ đã rõ ràng, dù muộn nhưng chúng ta cũng chưa hoàn toàn mất đi cơ hội – Sư phụ kéo dài thời gian hết lần này tới lần khác cho chúng ta, xem chúng ta rốt cuộc có thể đề cao được bao nhiêu từ những thể ngộ học được trong “Chuyển Pháp Luân” cho tới việc đối chiếu thực tu. Tôi tin rằng đệ tử Đại Pháp hôm nay đều đã học “Chuyển Pháp Luân” không biết bao nhiêu lần, nhưng chúng ta thực sự học mà minh bạch được bao nhiêu đây?!

Lĩnh hội “Chuyển Pháp Luân” mười mấy năm, nội hàm đằng sau các từ ngữ đã nhiều lần triển hiện cho tôi thấy: có lúc là trực tiếp diễn hóa ra cảnh tượng tại không gian khác để trải nghiệm mà ngộ Đạo; có lúc là đột nhiên sáng tỏ thông suốt trong tâm, ngay lập tức đã có thể minh bạch được Pháp lý của một tầng nào đó, những Pháp lý này mang theo một dạng năng lượng lập thể lớn mạnh, một dạng tương hợp về tư tưởng siêu việt thời không tựa như trực tiếp in sâu vào trong tâm; có lúc là đại não trong lúc mơ màng đã được một cái búa lớn bổ ra một cái khe để nguồn âm thanh từ đó tuôn ra, đầu óc trở nên thanh tỉnh linh hoạt; cũng có lúc sau khi đã thuộc lòng “Chuyển Pháp Luân” và rất nhiều bài giảng Pháp của Sư phụ, mười mấy năm qua tuỳ theo sự lý giải minh bạch đối với câu chữ bề ngoài của Pháp lý, trong quá trình thực tu mà dần dần, từng chút từng chút thấu hiểu một cách toàn diện, v.v.. Kỳ thực, chỉ riêng với lý giải trên bề mặt của Đại Pháp cũng đã có thể chỉ đạo tu luyện tới những tầng rất cao.

Ví như, một hôm đọc tới trang thứ tư cuốn “Chuyển Pháp Luân”, đột nhiên toàn thân tôi chấn động, đầu não đột nhiên linh mẫn thanh tỉnh, giống như lập tức chạm tới được một tầng nội hàm của đoạn Pháp này, trong đó gồm cả nguyên nhân tạo ra tam giới, vì sao đệ tử Đại Pháp hạ thế, trạng thái tu luyện mà đệ tử Đại Pháp nên đạt được… đặc biệt là hai cụm từ “quần thể” và “quan hệ xã hội”, không ngừng chớp sáng liệng qua liệng lại, in sâu vào trong tâm tôi.

Tôi ngộ ra rằng: Tam giới là không gian thấp nhất trong vũ trụ, còn nhân gian lại là không gian thấp hơn bên trong tam giới, xã hội Trung Quốc Đại lục ngày nay là xấu tệ nhất, thập ác đầu độc thế gian, rất ít người thế gian tin vào Thần, ai ai cũng tranh cũng đấu, người người lạnh lùng coi nhau như kẻ thù, trong tình huống thông thường thì lẽ ra đã sớm bị đào thải hủy diệt giống như nhiều lần văn minh khác trong lịch sử.

Chọn một thời gian như thế này, một không gian như thế này, trong một xã hội như thế này mà truyền Đại Pháp quy chính tất cả, cứu độ tất cả, kỳ thực đây là một kiểm nghiệm, kiểm nghiệm lô sinh mệnh đầu tiên được thành tựu trong Đại Pháp – đệ tử Đại Pháp, đó là để xem trong khi vũ trụ phải đối mặt với thời điểm huỷ diệt tối hậu và trong quần thể xã hội bại hoại nhất, tại tầng thứ không gian thấp nhất như vậy, chúng ta có thể xử lý tốt mối quan hệ xã hội, mối quan hệ với thế nhân, và mối quan hệ giữa những người tu luyện hay không.

Vậy làm thế nào mới có thể xử lý tốt quan hệ xã hội của quần thể tại thế gian cho tới không gian tại cao tầng, tại tầng cao hơn và cao hơn nữa? Điều then chốt chính là sinh mệnh cần phải có chính giác tiên tha hậu ngã, vô tư vô ngã. Nếu đệ tử Đại Pháp hôm nay trong xã hội nhân loại có thể tu tới trạng thái này, thì vô luận gặp phải ma nạn hay phiền phức nào cũng đều có thể bảo trì cố định bất biến trạng thái này, như vậy thiên thể mà các vương và chủ của vũ trụ tương lai phụ trách sẽ kiên cố vô tỷ.

Nói tới đây, tôi cũng xin nói thêm vài lời. Tôi từng tiếp xúc với một số đệ tử Đại Pháp các vùng, đều rất khá, có tư tưởng, có thể gánh vác đại sự, khi đi sâu chia sẻ, thì họ đều chân thành cởi mở, cảm thấy rằng không thể làm được “Tiên tha hậu ngã, vô tư vô ngã”, bản thân họ không thể làm được, quan sát các đệ tử Đại Pháp khác cũng thấy đều không làm được, cảm thán rằng câu nói này phần nhiều đã trở thành một khẩu hiệu hoặc là giống như nói đến một nguyện vọng tốt đẹp [mất rồi]!

Tôi cảm thấy rằng chuyện này cần xét từ hai phương diện: Một là, trong lịch sử cổ kim trung ngoại, quả thực có rất nhiều bậc đại đức đại trí đều đã hướng bản thân tới “Tiên tha hậu ngã, vô tư vô ngã”, vì rất nhiều nguyên nhân, nên kết quả chỉ có thể khởi được tác dụng đặt định nền văn hóa cho ngày hôm nay, còn lần này Sư phụ của chúng ta đích thân tới làm, hơn nữa còn là dùng Đại Pháp căn bản từ thời khai thiên tịch địa, sáng tạo vũ trụ để giải quyết vấn đề.

Hai là, những đệ tử Đại Pháp này do có vấn đề trong tu luyện, nên Đại Pháp quyết không triển hiện phương diện này cho họ, họ cũng không biết tiêu chuẩn và trạng thái chân chính của Pháp về phương diện này. Dưới tác dụng của trạng thái tư duy người thường, mà nhận thức về “Tiên tha hậu ngã, vô tư vô ngã” rất nhiều khi lại trộn lẫn cái tình của con người, thiên về trạng thái cực đoan và bị ảnh hưởng nặng nề bởi quan niệm, bị động chạm tới còn khiến nhân tâm mạnh hơn.

Có lần khi học đến mục “Tầng khác nhau có Pháp của tầng khác nhau” trong “Chuyển Pháp Luân”, Đại Pháp đã giúp tôi có được những thể ngộ về tiêu chuẩn và trạng thái biểu hiện của “Tiên tha hậu ngã, vô tư vô ngã” mà sinh mệnh cần có, tôi lập tức tự cảnh giác, trong tâm không ngừng nhắc nhở và hướng nội tìm bản thân: Làm thế nào mới có thể tránh mắc phải tư tưởng và hành vi như cựu thế lực? Mặc dù Sư phụ vẫn luôn không trực tiếp nói cho chúng ta biết đáp án là gì, nhưng cái cảm giác [thắc mắc] vương vấn trong tâm từ đầu chí cuối lại không ngừng khải ngộ cho tôi: Trạng thái biểu hiện từ trong ra ngoài của chủng sinh mệnh tiên tha hậu ngã, vô tư vô ngã đó là ra sao?!

Tiêu chuẩn hay trạng thái nói đến này, có thể cũng chỉ là yêu cầu đối với tầng thứ hiện nay của tôi, nhưng dẫu cho dù tôi đã minh bạch trong tâm, cũng không thể dùng ngôn ngữ của con người mà biểu đạt ra một cách chuẩn xác được, có lẽ chân Pháp tại cao tầng căn bản không phải là thứ mà ngôn ngữ và văn tự của con người có thể hình dung tới được, tôi cũng chỉ có thể cố gắng miêu tả, hy vọng mọi người có thể cảm nhận được.

Đầu tiên là cần có tâm thái coi bản thân vô cùng nhỏ bé. Đối diện với vũ trụ, đối diện với các sinh mệnh khác, [cần] có chủng tâm thái ngưỡng vọng, [coi] bản thân mình chỉ là một lạp tử bé nhỏ trong quần thể những ngôi sao mênh mông vô tỷ. Vô luận [bản] thân ở tại các tầng không gian cao thấp nào trong vũ trụ, vô luận các sinh mệnh khác tôn trọng hay hoài nghi đối đãi ra sao, vô luận phải đối mặt với các sinh mệnh ở các tầng thứ cao thấp ra sao, chúng ta đều cần giữ vững chủng tâm thái này, [không chịu ảnh hưởng từ] những thay đổi của hoàn cảnh và sự việc, cũng không biểu hiện ra một cách giả tạo.

Nếu sinh mệnh có thể coi bản thân mình là nhỏ bé mà ngước nhìn vũ trụ, thì sẽ khá dễ dàng đạt được [trạng thái] lòng dạ phóng khoáng, tư duy rộng mở, dù cho phải đối mặt với những người hoặc sự việc không lý giải được, thì cũng cố gắng đứng từ góc độ của đối phương mà suy xét. Sinh mệnh nếu không có chủng tâm thái “nhỏ bé” này, thì dễ trở nên tự cao tự đại, cựu thế lực chính vì vậy mà dần dần đi lệch, dần dần biến dị.

Tiếp theo, biết biểu hiện ra trạng thái khiêm nhường cung kính. Sự khiêm nhường cung kính này không phải vì để bảo hộ bản thân mình tránh bị tổn thương hay bị chỉ trích mà là viên dung mọi phương diện, cũng không phải là sự khiêm nhường giả dối trên bề mặt được hình thành thấm đẫm trong văn hóa đảng khi con người thăm hỏi xã giao, lại càng không phải là sự khiêm nhường bị nhân tình hóa nơi xã hội người thường, mà là sự khiêm nhường cung kính xuất ra một cách tự nhiên từ trong tâm.

Có biểu hiện giống cổ nhân nói: “Thành vu nội nhi hình vu ngoại” (bên trong có gì thì biểu hiện ra ở diện mạo và hành vi bên ngoài như thế), cũng có thể nói là “Chính tâm thành ý”. Sinh mệnh nếu không có sự khiêm nhường cung kính này, thì tâm sẽ không chính. Người tu luyện nếu không có điểm này làm cơ sở, thì dù cho có tu tới một tầng thứ hay một cảnh giới nhất định, thậm chí ở trong trạng thái tiệm ngộ ngay tiệm ngộ cao độ, [nhưng] cuối cùng cũng rất dễ xuất hiện vấn đề mà bị rớt xuống.

Cuối cùng, điều quan trọng là cần lý tính khách quan, đặc biệt là khi đối diện với những sự tình hay sinh mệnh mà mình không lý giải được thì phải càng thận trọng, không được đưa ra định nghĩa hay bình luận một cách tùy ý. Sinh mệnh nếu không có sự lý tính khách quan này, thì sẽ dễ sinh ra quan niệm cứng nhắc cố hữu, từ đó dưới sự dẫn dắt của quan niệm cứng nhắc cố hữu này mà làm chuyện sai lầm.

Khi bạn ngộ rõ được tiêu chuẩn hoặc là ở trong trạng thái này, trong tâm bạn sẽ tự nhiên có một chủng lực lượng, có khi là trong đại não sẽ tự động hình thành một tư tưởng niệm đầu mạnh mẽ, cũng chính là chính niệm “Tiên tha hậu ngã, vô tư vô ngã”, dẫn dắt phía con người của bạn cố gắng đứng ở góc độ của người khác mà suy xét, lúc này đã không phải là phía bề mặt con người vì muốn bản thân trở thành thế nào đó mà đi suy nghĩ cho người khác, mà là [xuất phát] từ một chủng [trạng thái] tự nhiên, [do] một cơ chế tự động bên trong đang dẫn động.

Tôi xin dừng tại đây. Trên đây là nhận thức cá nhân tại tầng thứ hiện tại của bản thân, xin được chia sẻ với các đồng tu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/7/323581.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/24/155688.html

Đăng ngày 14-03-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share