Bài viết của Đường Tú Minh, phóng viên báo Minh Huệ
[MINH HUỆ 07-11-2015] Ngày 4 tháng 11 năm 2015 là ngày đầu tiên Nghị viện Anh tổ chức buổi chiếu bộ phim tài liệu Thu hoạch nội tạng người: Ngành buôn bán nội tạng trái phép của Trung Quốc. Bộ phim đã vinh dự nhận được giải thưởng phim Tài liệu Điều tra Quốc tế hay nhất năm 2015 của Hiệp hội các hãng Truyền hình Quốc tế (AIB), và giải thưởng uy tín Peabody.
Áp phích của bộ phim tài liệu Thu hoạch nội tạng người: Mua bán nội tạng trái phép của Trung Quốc
Bộ phim Thu hoạch nội tạng người là dựa theo điều tra của hai ông David Matas and David Kilgour, vốn đã từng được đề cử giải Nobel Hòa bình, về tội ác mổ cướp nội tạng bất hợp pháp ở Trung Quốc, đặc biệt là từ các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công. Họ ước tính rằng đã có 40.000 đến 60.000 người đã bị giết vì nội tạng của họ ở Trung Quốc.
Bộ phim đã được trình chiếu trên hơn 20 quốc gia và cũng đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ phía khán giả.
AIB đã viết trong phần công bố giải thưởng: “Ban giám khảo của chúng tôi nói rằng bộ phim này nắm bắt được một cách thiết thực sự rùng rợn của câu chuyện thông qua lời chứng đáng tin cậy và việc nghiên cứu chủ động. Cộng thêm sự nổi bật của phần giá trị sản xuất và kết cấu vững chắc, bộ phim tài liệu này kể về một câu chuyện mà chắc chắn cần phải được phổ biến rộng rãi hơn.”
Các quan chức bày tỏ mối lo ngại về thông lệ thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ
Một nghị sỹ của Thượng nghị viện nói rằng bộ phim đã khiến ông cảm thấy “choáng váng” sau khi xem. Ông cũng muốn biết liệu những tội ác thu hoạch nội tạng này hiện có còn tiếp diễn không.
Bác sỹ Alex Trần, đại diện của DAFOH (Hiệp hội các bác sỹ chống Mổ cướp Nội tạng) đã trả lời câu hỏi. Ông đã chỉ ra rằng cam kết ngừng sử dụng nội tạng từ các tử tù của Trung Quốc chỉ là một thủ thuật chữ nghĩa. Ông nói tiếp rằng thực sự nội tạng của các tử tù vẫn được sử dụng làm nguồn tạng nhưng chúng được phân loại theo “hiến tự nguyện” giống như các công dân bình thường. Tuy nhiên việc sử dụng nội tạng của các tử tù “tự nguyện hiến tặng” ở Trung Quốc vẫn tiếp tục vi phạm nguyên tắc đạo đức quốc tế. Hiệp hội Y tế Thế giới (WMA) khẳng định rằng chính sách của họ rất rõ ràng “Tại các quốc gia nếu trong phán quyết vẫn còn áp dụng hình phạt tử hình, không được coi tử tù là người hiến tạng/mô.”
Người làm phim muốn đề cao nhận thức
Đạo diễn Leon Lee dự buổi trao giải tại Luôn Đôn
Đạo diễn Leon Lee nói: “Đối mặt với một tội ác chống lại nhân loại như vậy, là một con người chúng ta cần phải đưa ra một quyết định… Điều này sẽ tạo nên sức mạnh khiến cho nhiều người hơn nữa biết được vấn đề này. Càng có nhiều người biết về nó, thì càng sớm có khả năng ngăn chặn được tội ác này. Từ các phản hồi tại các buổi chiếu phim ở nhiều quốc gia gồm cả buổi chiếu phim trong Nghị viện Anh, chúng tôi tin rằng tội ác này sẽ sớm chấm dứt”.
Chủ tịch Ngô: Cần phải ngăn chặn nạn thu hoạch nội tạng sống
Bà Daisy Arcilla Brett-Holt, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Sáng kiến Toàn cầu Philippine PH & UK, đã xem bộ phim tại Nghị viện Anh lúc 1:00 vào ngày 4 tháng 11 năm 2015.
Bà Daisy Arcilla Brett-Holt, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Sáng kiến Toàn cầu Philippine PH & UK, từng là giáo viên ở Philippine, Anh và Nigeria. Bà đã xem bộ phim tại Nghị viện Anh vào ngày 4 tháng 11.
Bà nói: “Lạy Chúa tôi, tôi đã nghe nói rằng một số bệnh nhân bị bệnh thận ở Philippines đã đến Trung Quốc. Nhưng tôi không bao giờ nghĩ rằng họ đã đến đó để cấy thận. Thật là khủng khiếp. Đây là một bộ phim mạnh mẽ.
Bà nói tiếp: “Làm sao có thể thay đổi việc này? Chỉ có thể tiếp tục nói cho mọi người về tội ác này và khiến cho nhiều người hơn nữa chú ý đến chuyện này. Khi có nhiều người hơn nữa cảm động, họ sẽ đòi hỏi phải có sự thay đổi.”
“ĐCSTQ có vẻ hùng mạnh và rất khó thay đổi tình hình hiện nay. Nhưng tôi tin rằng miễn là các bạn tiếp tục làm việc này, thì sớm muộn cũng khiến nó phải thay đổi.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/7/318819.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/10/153610.html
Đăng ngày 22-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.