Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 16-12-2014] Hiện số người biết sự thật về Pháp Luân Đại Pháp đã tăng lên; nhiều người không quá sốc khi tôi nói với họ rằng vụ tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn đã được dàn dựng.
Một số thậm chí còn nói: “Đúng vậy. Vụ này là được dàn dựng. Tôi đã nghe nói về điều đó.” Một số còn nói với tôi rằng họ có phần mềm phá vỡ sự kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc.
Trong khi vui mừng vì biết rằng ngày càng nhiều người dân biết được sự thật về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại, tôi cũng phát hiện ra rằng vẫn còn rất nhiều vấn đề trong việc liễu giải chân tướng.
Khi nói chuyện nhiều hơn với những người này, tôi phát hiện rằng nhiều người đã không kính trọng Sư phụ Lý Hồng Chí. Họ tách biệt Pháp Luân Đại Pháp và Sư phụ, nói rằng Pháp Luân Đại Pháp ban đầu là tốt, nhưng sau này nó bị lợi dụng và biến thành một phong trào chính trị.
Một số đã biết về vụ tự thiêu được dàn dựng, nhưng không hiểu sự thật về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 04.
Họ nói rằng: “Pháp Luân Đại Pháp là tốt nhưng không nên có hành động chống lại chính phủ.”
Tôi đã bị sốc sau khi phát hiện ra điều này – mặc dù những người này biết một số sự thật, nhưng họ vẫn chưa thực sự được cứu độ! Chúng ta đã không giảng chân tướng một cách thấu đáo cho họ, vì vậy họ vẫn không có một sự thay đổi căn bản trong quan điểm của mình.
Sau đó tôi hướng nội và muốn chia sẻ những phát hiện của tôi.
Chấn chỉnh những suy nghĩ bất kính của chúng ta đối tới Sư phụ
Không có học viên nào nghĩ rằng họ bất kính với Sư phụ. Làm sao chúng ta có thể như vậy? Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng sự kính trọng của chúng ta là khác nhau ở mỗi tầng thứ tu luyện. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều đồng ý một điểm: vô luận chúng ta tôn kính Sư phụ như thế nào, điều đó vẫn còn xa mới đủ.
Trong cuộc sống hàng ngày, một số người trong chúng ta tôn trọng các nhà quản lý cấp cao trong các công ty còn nhiều hơn chúng ta tôn kính Sư phụ. Chúng ta đối với “những người quan trọng” này rất thận trọng và lịch sự, nhưng chúng ta đã như vậy đối với Sư phụ, thậm chí là kính trọng hơn chưa? Chúng ta đã thực sự hoàn toàn tôn kính Sư phụ trong lời nói và suy nghĩ chưa? Chúng ta đã thực tâm tôn kính Sư phụ khi làm các hạng mục chứng thực Đại Pháp chưa? Chúng ta đã kính trọng Sư phụ trong khi học Pháp hoặc khi đối đãi với các sách Đại Pháp và Pháp tượng của Sư phụ chưa?
Mấy năm trước có một số ít người tà ngộ đã làm chuyện tương tự: tách biệt Sư phụ và Đại Pháp. Họ công nhận Đại Pháp, nhưng không thừa nhận Sư phụ. Sư phụ đã nói về vấn đề này trong các bài giảng của Ngài. Chúng ta đã thực sự nghiêm túc về việc này trong việc tu luyện của chính chúng ta chưa? Những điều bất chính của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến thế nhân. Họ có thể biểu hiện ra những trạng thái mà nó bắt nguồn từ trong chính chúng ta.
Chúng ta không thể đơn giản hóa quá trình cứu người
Tôi nhận ra rằng tôi đã quá đơn giản hóa việc cứu độ chúng sinh chỉ để tích lũy uy đức. Tôi thường nghĩ: “Tôi giảng chân tướng để thế này thế này. Tôi đã thực hiện các cuộc gọi giảng rõ sự thật. Vì vậy….”
Trên thực tế, để một người thực sự được cứu độ không phải là vấn đề đơn giản. Theo quan điểm của tôi, có một vài ngưỡng phải vượt qua; cựu thế lực đã đặt ra những chướng ngại tại mỗi ngưỡng này.
Đầu tiên, người này có thể được biết chân tướng không? Đệ tử Đại Pháp là đang giảng rõ sự thật. Nhưng đồng thời chúng ta cũng là đang tu luyện bản thân. Do nghiệp lực hoặc những thiếu sót của chính các đệ tử, liệu một người có thể nghe chân tướng hay không thì bản thân nó là một ngưỡng.
Giả sử người đó đã vượt được ngưỡng đầu tiên và tiếp xúc với chân tướng. Những chân tướng này có thể chứa đựng các yếu tố của người học viên đó. Nội dung có toàn diện hay không hay có đủ thỏa đáng cho cá nhân đó hay không tạo nên ngưỡng thứ hai.
Chẳng phải một số bài chia sẻ trên Minh Huệ cũng đã nói về điều này sao? Tài liệu được học viên làm ra được phổ biến rộng rãi và nhiều người đọc. Tuy nhiên, những người này sẽ ném một số tài liệu sang một bên ngay tức thì.
Những sự thật không đầy đủ có thể gây ra các vấn đề nói trên: mọi người biết về vụ tự thiêu được dàn dựng, nhưng không biết sự thật về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 04. Họ biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt, nhưng không biết kính trọng Sư phụ Lý Hồng Chí là người sáng lập của một pháp môn tu luyện tốt như vậy.
Tất nhiên, chúng ta có thể có các chủ đề khác nhau để nhấn mạnh trong việc giảng chân tướng. Ví dụ, chúng ta có thể tập trung vào chủ đề về vụ tự thiêu trong cuộc trò chuyện đầu tiên. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chú ý điều chỉnh nội dung thích ứng với từng người nghe.
Qua các cuộc thảo luận, tôi phát hiện ra rằng mọi người dễ tiếp nhận hơn nếu họ biết được rằng một cái gì đó được làm giả, đơn giản bởi vì có rất nhiều sản phẩm giả ở Trung Quốc. Tuy nhiên, dưới sự tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhiều người khó tiếp thụ được những tấm nhãn “phản đảng”, “phản chính phủ”, hay “phản quốc gia.” Họ sợ hãi sau nhiều cuộc vận động đấu tranh chính trị của ĐCSTQ.
Đó thực sự là một thách thức để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ĐCSTQ, Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo của ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại) và đồng bọn, chính phủ Trung Quốc, và quốc gia, đặc biệt là chỉ trong khoảng thời gian hữu hạn của chúng ta. Do vậy, những vấn đề này có thể trở thành một điểm mù cho nhiều người không phải là học viên.
Đối với Đại Pháp và Sư phụ cũng có vấn đề tương tự. Nhiều người tiếp thụ khi tôi nói với họ rằng tín ngưỡng vào Pháp Luân Đại Pháp là rất tốt. Dù sao thì văn hóa truyền thống năm nghìn năm kết nối với Pháp Luân Đại Pháp, và người Trung Quốc có những gốc rễ văn hóa này để có thể hiểu được điều đó.
Tuy nhiên, khi tôi đề cập đến Sư phụ vĩ đại như thế nào – một người chỉ là một người bình thường trong mắt của họ – thì, tôi gặp rất nhiều phản đối. Người Trung Quốc có tâm tật đố lớn và không thể chịu được những lời khen ngợi dành cho những cá nhân cụ thể. Nhưng chúng ta nhất định phải giải quyết điều đó. Tôi tin rằng Đại Pháp sẽ cho chúng ta trí huệ để giúp họ vượt qua vấn đề này.
Ngưỡng thứ ba là khi một người đã minh bạch chân tướng, họ có sinh ra chính niệm hay không [mới là vấn đề]. Chẳng phải chúng ta cũng biết những người như vậy hay sao?
Họ nói rằng: “Tôi biết Đại Pháp là tốt và Giang Trạch Dân là xấu. Tuy nhiên, nếu là Giang Trạch Dân tôi cũng làm như vậy.”
Tôi đã gặp một chuyên gia y tế, người này nói rằng: “Có gì đâu? Chuyện này là bình thường,“ sau khi tôi nói với ông về hoạt động mổ cướp nội tạng được nhà nước phê chuẩn từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp của ĐCSTQ.
Đối với những người như vậy, đầu tiên chúng ta phải giúp họ khôi phục nhân tính trước nếu muốn cứu họ. Theo quan điểm của tôi, nếu một người có thể nhận thức Đại Pháp, đồng tình với các học viên Đại Pháp, biết rõ sự tà ác của ĐCSTQ, khi đó người này mới có thể được coi là đã khởi chính niệm.
Ngưỡng thứ tư là người đó phải có hành động sau khi có chính niệm: trong hầu hết các trường hợp, người đó phải tự nguyện thoái các tổ chức của ĐCSTQ. Tất nhiên, người này có thể làm nhiều hơn bằng cách giúp đỡ các học viên Đại Pháp. Nhưng tôi biết một số người không thể vượt qua ngưỡng này.
Một số người đã biết tất cả sự thật, nhưng họ đơn giản là không muốn thoái khỏi ĐCSTQ. Những người như vậy thường là những người không thể buông bỏ một chút lợi ích trước mắt khi là thành viên của ĐCSTQ.
Tôi có lần khuyên một người đàn ông thoái ĐCSTQ. Tôi nói với ông rằng điều này sẽ giúp ông an toàn, ông không phải chịu chung số phận với ĐCSTQ khi nó bị quả báo vì bức hại các học viên Đại Pháp và giết quá nhiều người Trung Quốc. Ông đã không chọn thoái Đảng. Ông còn nói: “Không sao. Mọi người đều phải chết.”
Ngưỡng thứ năm là những người đã vượt qua bốn ngưỡng đầu tiên có thể lặp lại sai lầm của họ. Trong giới tu luyện, chúng ta nói về “Trung sỹ văn đạo, nhược tồn nhược vong.” Trong những người thường đã biết rõ chân tướng cũng tồn tại vấn đề này.
Dưới ảnh hưởng của những lần tẩy não liên tiếp của ĐCSTQ cùng những cám dỗ lợi ích, một số người có thể quay lại “trợ Trụ vi ngược”. Trong khi chúng ta đang giúp mọi người thoái ĐCSTQ, thì ĐCSTQ đang không ngừng thu dụng thành viên mới để đưa họ vào cửa địa ngục.
Cho nên, việc cứu độ chúng sinh là rất cấp bách. Chúng ta không thể có một chút buông lơi.
Giảng rõ sự thật chỉ là một bước trong việc cứu người. Ngoài việc cải thiện cách nói chuyện, chúng ta cũng nên chú ý đến việc kết hợp các thông tin cơ bản và các chủ đề đặc biệt, như vậy sẽ không để lại bất kỳ điểm mù nào cho những người không phải là học viên.
Đôi khi chúng ta cũng có thể giúp họ giải thể văn hóa đảng, tu bổ đạo đức quan của họ, thậm chí đánh thức lương tri đã bị mất của họ. Tóm lại, chúng ta cần phải giúp họ khởi xuất chính niệm.
Một vài gợi ý
Tôi có một vài gợi ý cho việc giảng chân tướng dựa trên các vấn đề đã được đề cập trong bài viết:
1. Chú ý nói thêm tên Sư phụ. Tôi nghĩ rằng một số học viên đã làm điều này rất tốt. Bất cứ khi nào mọi người tỏ lòng biết ơn với các học viên Đại Pháp, các học viên này nói thêm rằng: “Tôi đã làm điều này dựa trên lời dạy của Sư phụ Lý Hồng Chí.” Điểm tốt nữa là có thể chỉ ra rất nhiều các công bố quốc tế đã ca ngợi Sư phụ, và thực tế là sách “Chuyển Pháp Luân” đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ.
2. Hãy chắc chắn rằng chúng ta tách biệt khái niệm chính phủ và khái niệm quốc gia ra khỏi Đảng. Chúng ta nên cô lập ĐCSTQ để mọi người có thể nhìn thấy rõ bản chất tà ác của nó.
3. Hãy cố gắng giúp mọi người giải thể văn hóa đảng. Chúng ta có thể thức tỉnh lương tâm của họ bằng cách đặt mình vào vị trí của họ và giúp họ khởi chính niệm.
Trên đây là thể ngộ cá nhân của tôi. Xin vui lòng chỉ ra những thiếu sót.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/16/301570.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/8/147883.html
Đăng ngày 28-01-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.