Bài viết của một học viên ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18 – 09 – 2014] Tôi thường nghĩ rằng mình ít quan tâm đến danh lợi, và những người quen của tôi cũng tin vậy. Mặc dù tôi không giàu có, nhưng tôi vẫn cho người khác vay từ vài ngàn đến vài vạn nhân dân tệ. Tôi không có khoản tiền tiết kiệm nào khác, và tôi cũng không bận tâm nhiều khi người khác mượn hay lấy thứ gì của tôi.

Tôi cho rằng điều mình khó từ bỏ nhất là các chấp trước vào danh tiếng và lòng tự trọng. Khi người khác cố tình lợi dụng tôi, tôi thường nghĩ rằng mình không quan tâm đến chút lợi ích cá nhân nhỏ nhặt đó. Tuy nhiên trong thâm tâm, tôi lại nghĩ: “Tại sao anh dám đối xử với tôi tệ như vậy! Tại sao anh dám đối xử với tôi như một kẻ ngốc!”

Tôi đã cố hết sức để kìm chế các chấp trước vào tranh đấu, danh tiếng và oán hận sâu sắc với những người lợi dụng tôi. Tôi đã vượt qua nhiều khảo nghiệm và khổ nạn theo cách này.

Một ngày nọ, tôi đột nhiên nhận ra rằng nếu người khác không muốn những tài sản quý giá của tôi mà chỉ muốn một cục đá hay đất rác trong sân nhà tôi, liệu tôi có động tâm hay không? Chỉ khi đó tôi mới phát hiện ra rằng những chấp trước vào danh lợi của mình vẫn còn mạnh mẽ như thế nào.

Việc tôi buông bỏ của cải và địa vị xã hội được trộn lẫn với tâm “Mình tốt hơn những người khác”; đây là một tâm bất thuần của việc truy cầu danh tiếng. Làm sao mà nó có thể được che giấu kỹ và lâu như vậy? Đó là bởi tôi lầm tưởng rằng mình đã buông bỏ được nó và những người khác cũng nhận xét rằng tôi làm tốt trong phương diện này. Sư phụ giảng:

“Lãnh đạo cũng có thể nói rằng anh này rất khá, làm gì cũng tốt. Các bạn đồng sự cũng có thể nói, rằng anh ta rất giỏi, biết việc, có tài năng.” (Chuyển Pháp Luân)

“Khi kiến thức về không gian này của chư vị nhiều lên, khi nhận thức của chư vị về mọi thứ trong không gian này trở nên rõ ràng hơn, và khi chư vị dường như ngày càng hiểu biết, thực tế là chư vị đang tự phong bế bản thân mình ngày càng chặt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sĩ, tạm dịch)

Tôi nhận ra rằng khi một người chắc chắn về điều gì đó trong một thời gian dài, điều đó có thể là nguồn gốc của nhiều khổ nạn và khó khăn. Khi người đó có thể phát hiện ra nguồn gốc của chấp trước và loại bỏ nó, nhiều việc có thể dễ dàng được giải quyết. Và đôi khi, mặc dù cái gốc của chấp trước đã biến mất, chúng ta vẫn giữ lại nó theo thói quen.

Chẳng hạn, khi mẹ chồng của tôi công khai phân biệt đối xử với những đứa con của tôi, tôi đã thấy tật đố và nghĩ rằng thật không công bằng. Rồi tôi tự nghĩ: “Mình muốn gì đây? Mình thật sự muốn các con của mình được nuông chiều hư hỏng sao? Mình muốn người khác chăm lo mọi thứ cho chúng à? Mình muốn chúng lớn lên mà không biết tự chăm lo cho bản thân sao?” Những câu trả lời rất hiển nhiên.

Khi chồng tôi về nhà trễ, tôi muốn gọi điện thoại cho anh và hỏi anh đang ở đâu và khi nào thì anh về. Ngay cả khi tôi không gọi điện thoại, tôi vẫn sẽ khó chịu. Khi điều đó xảy ra, tôi lại tự hỏi: “Mình thật sự chấp trước vào anh ấy như vậy à? Mình có thật sự cần anh ấy luôn ở bên không? Mình cần sự quan tâm và tình cảm của anh ấy à?” Một lần nữa, tôi biết những câu trả lời.

Đó là những lúc tôi nhận ra rằng tôi đang truy cầu mà không nhận ra rằng mình có cần chúng hay không. Người thường truy cầu tình cảm thì được, nhưng là một người tu luyện, chúng ta cần phải tu bỏ chấp trước này. Mặc dù tôi làm nó theo thói quen, nhưng sau khi tôi nhận ra rằng tôi thật sự không cần đến nó, tôi đã có thể dễ dàng buông bỏ nó.

Bạn có thể hỏi bản thân mỗi khi bạn cảm thấy mất cân bằng: “Mình muốn gì? Mình có thật sự muốn điều đó không?” Có thể bạn sẽ phát hiện ra rằng nó không phải là thứ bạn thật sự muốn, và rằng nó thật tầm thường và ngắn ngủi. Thứ chúng ta cần loại bỏ thật ra là những thói quen cũ của mình.

Xin hãy chỉ ra bất kỳ thiếu sót nào trong thể ngộ của tôi!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/18/浅谈执着的根-297840.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/13/146365.html

Đăng ngày 06-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share