Bài của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-03-2013] Tôi đã trở thành một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 05 năm 1995. Sau khi tôi đọc xong cuốn sách Chuyển Pháp Luân, tôi đã biết rằng đây chính là con đường mà tôi đã tìm kiếm bấy lâu. Tôi muốn từ bỏ các tâm chấp trước trước đây của tôi và tuân theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn [của Đại Pháp].

Trước khi tu luyện, tôi là một người ích kỷ và nóng tính. Thông qua học Pháp, tôi luôn ghi nhớ lời giảng của Sư phụ: “Cật khổ đương thành lạc.” (Khổ kỳ tâm trí, Hồng Ngâm) mỗi khi xảy ra mâu thuẫn. Trong công việc, tôi thường không muốn làm thêm việc gì ngoài phần công việc mà tôi đảm nhận. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã tình nguyện làm cả những công việc được coi là khó khăn và bẩn thỉu. Trước đó, đã từng có một người làm công việc vệ sinh, lau sàn nhà nơi tôi làm việc. Về sau cô ấy không đến làm nữa và sàn nhà càng ngày càng bẩn hơn. Tôi muốn trở thành một người tốt theo các Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp vì thế hàng ngày, tôi đã tình nguyện làm công việc lau sạch sàn nhà này.

Có 08 người làm việc trong bộ phận của tôi, thông thường có 02 người sẽ được tăng lương [sau mỗi lần đánh giá]. Tại thời điểm đó, tôi làm trưởng nhóm. Tôi đã không nghỉ bất kỳ buổi nào, tôi đã làm kiêm cả công việc của người nhân viên liên tục nghỉ ốm. Tôi biết rằng mình xứng đáng được tăng lương và tất cả mọi người cũng nói với tôi như vậy. Đến thời điểm làm đánh giá cá nhân, tôi đã tự hỏi liệu mình có nên tranh đấu để được tăng lương hay không.

Sư phụ đã giảng:

“Có lúc chư vị thấy rằng thứ ấy là [của] chư vị, người ta cũng nói với chư vị rằng thứ ấy là [của] chư vị; kỳ thực nó không phải [của] chư vị. Chư vị có thể cho rằng đó là của mình, [nhưng] rốt cuộc nó lại không phải của chư vị; qua đó thấy được rằng đối với sự việc này chư vị có thể vứt bỏ được không; vứt bỏ không được thì chính là tâm chấp trước; chính là dùng cách này để chư vị vứt bỏ tâm [chấp trước] vào lợi ích ấy; chính là vấn đề này.” (Chuyển Pháp Luân)

Giám đốc đã yêu cầu tôi nộp bản đánh giá quá trình làm việc và tôi nghĩ rằng sẽ là không thích hợp khi mình cạnh tranh một trong hai vị trí với những người còn lại trong bộ phận. Tôi đã yêu cầu loại ra trường hợp của tôi trong quá trình đánh giá. Tất cả mọi người đã nói với tôi rằng:“Chị hoàn toàn xứng đáng. Có ai không nghỉ ngày nào và đã làm nhiều việc hơn chị đâu?” hay “Sẽ chẳng có ai cảm ơn chị vì điều đó đâu”, rồi họ còn nói: “Có phải vì tu luyện [Pháp Luân Công] mà chị trở nên ngốc nghếch như vậy không? Chị không muốn những gì thuộc về mình, ai sẽ mang nó đến cho chị đây?” Tôi đã không bị động tâm bởi những ý kiến đó​​. Tôi nghĩ rằng tôi đã làm những gì mà một học viên [Đại Pháp] nên làm. Tôi đã nói với họ rằng, là một học viên [Pháp Luân Công], tôi đã có được một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và một tinh thần rất tốt, tốt hơn bất cứ điều gì mà tôi đã có thể nhận được. Một tháng sau đó, kết quả đánh giá xuất hiện. Có 12 người được tăng lương và người quản lý của tôi đã quyết định đưa tôi vào danh sách những người được tăng lương. Điều này thực đúng như những gì Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân: “Cái gì của chư vị thì sẽ không mất.”

Thông qua học Pháp, tôi đã học được cách đặt mình vào địa vị của người khác trước và dần loại bỏ đi rất nhiều tâm tự tư tự ngã, tâm tính cũng đề cao lên. Một ngày nọ, người chủ tịch công đoàn đã nói với tôi rằng ông ấy sẽ thưởng cho tôi vì những đóng góp tích cực của tôi trong các hoạt động của công đoàn. Tôi đã nói với ông ấy rằng, hãy dành phần thưởng đó cho những công nhân viên khác.

Sư phụ đã giảng:

“Có một học viên ở nhà máy dệt kim tại một thành phố của tỉnh Sơn Đông, sau khi học Pháp Luân Đại Pháp đã dạy các công nhân khác luyện; kết quả làm cho diện mạo tinh thần của nhà máy hưng khởi hẳn lên. Trước đây các đầu [mẩu] khăn tắm của nhà máy dệt kim thường bị cất đi mang về nhà, các công nhân đều lấy [như thế]. Sau khi học công rồi thì anh ta không những không lấy nữa, mà còn mang những thứ đã lấy về nhà trả lại [nhà máy].” (‘Chuyển Pháp Luân)’

Tôi biết rằng, là một học viên, mình không nên lợi dụng những người khác. Tôi đã làm việc tại nhà máy trong hơn 20 năm và đã lấy rất nhiều đồ [từ nhà máy] về nhà. Tôi đã ước tính tất cả những thứ tôi đã lấy về nhà rồi trả lại nhà máy bằng tiền cùng với một bức thư gửi cho người quản lý của bộ phận tài chính. Tôi đã viết trong thư rằng tôi lẽ ra không nên mang những thứ đó về nhà và đã liệt kê tất cả ra. Tôi nói rằng, vì tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã học được nhiều Pháp lý, nên tôi đã quyết định trả lại cho nhà máy 500 nhân dân tệ. Người giám sát đã bị sốc và nói:“Việc lấy đồ mang về nhà đã là một hiện tượng phổ biến ở trong nhà máy. Thật là điều phi thường khi có một ai đó lại ngừng không lấy đồ về nhà nữa, thậm chí còn trả lại tiền cho nhà máy.”

Sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, tôi đã đến Bắc Kinh hai lần để giảng chân tướng Pháp Luân Công cho chính quyền trung ương. Tôi đã bị bắt và hai lần bị trả về địa phương. Giám đốc nhà máy đã cố gắng nói chuyện với tôi và khuyên tôi ngừng tu luyện Pháp Luân Công. Tôi đã nói với ông Pháp Luân Đại Pháp tuyệt vời như thế nào và nó giúp cải thiện sức khỏe cũng như chuẩn mực đạo đức của các học viên ra làm sao. Người giám đốc đã hiểu ra sự thật và đã không thực hiện theo lệnh từ Phòng 610 để phạt tôi 4000 nhân dân tệ nữa. Giám đốc nhà máy đã nói với các nhân viên của Phòng 610 rằng:“Lương của cô ấy có 300 nhân dân tệ một tháng. Các anh muốn cố ấy sau này sinh sống ra sao đây?” Ông ấy cũng đã sắp xếp cho tôi làm một công việc đỡ vất vả hơn. Ông nói: “Chị đang ở bộ phận hậu cần, vậy sao chị không chuyển sang làm vệ sinh tòa nhà và ban công nhỉ? Tôi sẽ bố trí cho chị một phòng để chị có thể học Pháp Luân Đại Pháp mỗi khi chị có thời gian rảnh.”

Trong suốt thời gian đó, việc kinh doanh của nhà máy đã không được tốt, nhiều công nhân đã bị sa thải. Một số đã không hài lòng và nói với vị giám đốc nhà máy rằng: “Ông sẽ để chúng tôi đi và giữ lại một học viên Pháp Luân Công phải không?” Trong một cuộc họp, vị giám đốc đã nói với tất cả mọi người rằng: “Nếu tất cả mọi người đều hành xử như các học viên Pháp Luân Công (đề cập đến tôi), việc sản xuất của nhà máy sẽ tốt hơn rất nhiều.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/3/20/“如果都象炼法轮功的那样,我们工厂就好了”-267926p.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/16/141082.html

Đăng ngày 03-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share