Bài của một đệ tử Đại Pháp người Trung Quốc đang sinh sống ở Hàn Quốc
[MINH HUỆ 11 – 11 – 2012] Những can nhiễu tại điểm giảng chân tướng ở Hồng Kông đã kéo dài hơn 05 tháng. Mỗi đệ tử Đại Pháp đều có trách nhiệm giải quyết can nhiễu tà ác này. Sự phỉ báng Sư phụ một cách công khai trong giai đoạn cuối cùng của Chính Pháp chỉ có thể xảy ra khi chỉnh thể của các học viên có sơ hở lớn và tà ác đã lợi dụng được các sơ hở này. Điều này đã can nhiễu nghiêm trọng đến việc các học viên trên khắp thế giới phơi bày tội ác mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của tà đảng. Pháp có những yêu cầu nghiêm khắc cho chúng ta, và chỉ khi chỉnh thể chúng ta nhận ra sơ hở của mình và đề cao bản thân thì mới có thể ngăn chặn sự phỉ báng và vu khống đối với Sư phụ và Pháp.
Là các đệ tử Đại Pháp, bất cứ khi nào chúng ta nghe hoặc thấy bất kỳ vu khống nào về Sư phụ, chúng ta nên suy nghĩ về nó và làm điều gì đó. Tất cả những gì chúng ta có được là do Sư phụ ban cho và chúng ta nên đặt Đại Pháp là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Điều này đảm bảo rằng vũ trụ mới sẽ không bị hủy hại. Tất nhiên, các học viên Đại Pháp nên hướng nội trước tiên bất cứ khi nào chúng ta gặp phải bất kỳ vấn đề nào. Chúng ta nên hướng nội và cải thiện bản thân. Đây là một biểu hiện của việc duy hộ Đại Pháp.
Sư phụ đã dạy chúng ta pháp lý “Tướng do tâm sinh” (Giảng Pháp tại Hội nghị Thời báo Đại Kỷ Nguyên). Hành vi của con người có thể là một tấm gương phản ánh cho việc chúng ta chưa đối đãi với tu luyện một cách nghiêm túc. Không chú ý đến nó và nhận ra nó, chúng ta đã làm nhiều điều bất kính đối với Sư phụ và Pháp. Đây chỉ là những thể ngộ ở tầng thứ của tôi và chúng là dựa trên những việc nhỏ xảy ra xung quanh tôi. Mục đích của tôi là chia sẻ với các đồng tu. Chúng ta nên cùng nhau phát hiện ra những điều bất kính đối với Sư phụ và Pháp, đề cao như một chỉnh thể, và chấm dứt những vu khống tà ác đang cố gắng hủy hoại chúng sinh.
Nhiều người bắt đầu tu luyện từ vô thần và họ không có bất kỳ ý tưởng gì về Thần Phật. Họ không biết cách thể hiện sự tôn kính với một vị Phật và Thần, và họ cũng không nhận ra những hậu quả của nó. Họ không biết cách trân quý Đại Pháp và không tôn trọng các sách Đại Pháp.
Ví dụ:
1. Sách Đại Pháp được đặt tùy tiện, bất cẩn và thường bị làm ướt khi người ta lật sách với những ngón tay còn ướt. Có người còn tùy tiện chép Pháp lên những mảnh giấy. Có người sao chép kinh văn Đại Pháp lên những tờ giấy có những nội dung không liên quan. Có người sao chép kinh văn lên những tờ giấy có chữ viết tay khác. Có những người còn đọc kinh văn và các sách Đại Pháp trên điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử khác. Đây là một hiện tượng rất phổ biến.
2. Có người bật nhạc Đại Pháp một cách tùy tiện. Về thời gian phát chính niệm, vào cuối năm 2007, một số học viên đề nghị trên trang web Minh Huệ rằng việc sử dụng nhạc Phổ Độ để làm thiết bị báo giờ là thiếu tôn trọng với Đại Pháp. Năm 2008, trang web Minh Huệ cung cấp file âm thanh Sư phụ đánh chuông ở đền Longquan cho các đồng tu tải về và sử dụng để phát chính niệm. Tuy nhiên, một số học viên vẫn còn sử dụng nhạc Phổ Độ để nhắc nhở trước khi phát chính niệm. Những học viên này thực sự nên suy nghĩ cẩn thận, bởi vì họ chấp vào sở thích riêng của họ hơn là tôn kính Sư phụ và Pháp.
3. Có người tùy tiện sử dụng biểu tượng Pháp Luân và các huy hiệu Pháp Luân. Pháp Luân là một phần của Đại Pháp và nó quý giá hơn sinh mạng của chính chúng ta. Sư phụ từ bi với chúng sinh và đã ban cho chúng ta Pháp Luân rất quý giá để cứu độ chúng sinh. Chúng ta nên làm theo cách Sư phụ sử dụng Pháp Luân. Ngoại trừ để Pháp Luân lên trang đầu của sách Đại Pháp, các pháp hội chia sẻ kinh nghiệm Đại Pháp và các dịp trang trọng khác, không ai được phép tùy tiện sử dụng biểu tượng Pháp Luân. Tuy nhiên, trong quá khứ, một số học viên đã sử dụng biểu tượng Pháp Luân làm màn hình máy tính. Bây giờ, nhiều học viên Đại Pháp sử dụng biểu tượng Pháp Luân xoay làm màn hình bảo vệ cho các máy tính và điện thoại di động của họ. Có thể có các lý do khác nhau cho hành động này, ví dụ, sở thích tình cảm, mong muốn truyền bá Đại Pháp, và những thứ khác. Tuy nhiên, tất cả những lý do này không thể quan trọng bằng việc trân quý và tôn kính Đại Pháp và Pháp Luân. Phù hiệu Pháp Luân nên được trân trọng đeo trên ngực hoặc được đặt ở những nơi thích hợp. Tuy nhiên, một số đồng tu treo phù hiệu Pháp Luân trên điện thoại di động của họ; họ sử dụng nó làm dây điện thoại di động. Một số học viên buộc phù hiệu Pháp Luân lên ba lô của họ.
Đã đến lúc chúng ta thay đổi trạng thái của vũ trụ cũ, mà bản chất là ích kỷ. Kính Sư kính Pháp chính là một quá trình buông bỏ tự ngã và đồng hóa với Pháp. Nó cũng là một phần của Pháp và một tiêu chuẩn mà chúng ta phải đạt được. Hãy suy nghĩ: Làm thế nào chúng ta có thể duy hộ các Pháp lý của vũ trụ mới nếu chúng ta không hiểu rằng chúng tôi phải kính Sư kính Pháp? Hãy học từ bài học này càng sớm càng tốt.
Sau hơn 13 năm tu luyện Đại Pháp, tôi nhận ra trở ngại lớn nhất để hình thành một chỉnh thể là chấp trước vào tự ngã và chứng thực bản thân. Ví dụ, một số người lưu danh sách tên của những người đã thoái xuất ĐCSTQ. Một số người thường đề cập đến những việc họ đã làm cho Đại Pháp. Một số so sánh những điểm yếu của những người khác với điểm mạnh của chính họ và cảm thấy mình cao hơn các học viên khác. Điều này đã đi chệch khỏi Pháp lý “tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Chuyển Pháp Luân). Nói nghiêm trọng hơn, đó là “truy cầu” và đặt bản thân trên Đại Pháp. Sinh mệnh của chúng ta là được Pháp bảo hộ. Chúng ta có thể làm gì? Đại Pháp đã làm tất cả mọi thứ. Đây cũng là một biểu hiện rất phổ biến của việc không tôn kính Sư phụ và Pháp. Nó thậm chí còn làm cho người ta không học Pháp và phá hoại Pháp. Lấy bản thân tôi làm ví dụ, tôi thích làm các hạng mục hấp dẫn đối với tôi và sẽ không tham gia tích cực vào một số hạng mục trọng điểm nhằm thúc đẩy tiến trình Chính Pháp. Đây là một trở ngại cho việc hình thành một chỉnh thể.
Càng tiến gần đến cuối cùng, thì các yêu cầu càng cao hơn và khắt khe hơn cho các đệ tử Đại Pháp. Chúng ta phải tự đặt tiêu chuẩn cao cho bản thân. Chúng ta cần phải nhìn nhận Đại Pháp với một tâm thái khiêm nhường. Chúng ta phải tin rằng Chân – Thiện – Nhẫn kiểm soát và cân bằng tất cả mọi thứ. Chúng ta phải tin rằng Sư phụ kiểm soát tất cả mọi thứ và Sư phụ đang chăm sóc mọi việc cho các học viên và trong thế giới con người. Xin đừng đối chiếu tầng thứ ai cao hay tầng thứ ai thấp, ai đúng hay ai sai, ai tốt hay ai xấu. “Đại Đạo vô hình” (Giảng Pháp tại Pháp hội ở Singapore) tồn tại như một chỉnh thể. Khi bạn gặp bất kỳ vấn đề nào, hãy hướng nội. Chúng ta hãy thật sự tu luyện bản thân kiên cố và siêng năng, và từ bỏ tự ngã. Hãy để Đại Pháp và chúng sinh ở vị trí đầu tiên. Khi đó, một chỉnh thể sẽ tự nhiên hình thành và tà ác sẽ tự tiêu vong.
Trên đây chỉ là một số thể ngộ của cá nhân tôi. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không đúng. Hợp thập!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/11/大法弟子需从新审视自己是否敬师敬法-265298.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/23/136412.html
Đăng ngày 26-03-2013. Bản dịch có thể được chỉnh sửa cho đúng với nguyên bản.