Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-09-2012] Tôi đã có vài suy nghĩ sau khi đọc một bài chia sẻ (https://www.minghui.org/mh/articles/2012/9/22/“站在整体之外谈整体”-263049.html) và muốn hồi âm lại học viên đã viết bài chia sẻ này.

Việc một người có thể kiên định tu luyện và theo kịp tiến trình Chính Pháp hay không thì không phải do môi trường hay do những học viên tinh tấn có giúp đỡ anh ấy hay không quyết định. Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm và những hiểu biết của mình dựa trên Pháp để giúp những người khác nâng cao tầng thứ của mình. Chúng ta hãy hiểu rõ rằng tu luyện là gì, mục đích của tu luyện, và sự biểu hiện thật sự của nó; thì sau đó chúng ta mới có thể tu luyện vững vàng, làm tốt ba việc, và theo kịp tiến trình Chính Pháp.

Chúng ta nghĩ rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt khi lần đầu chúng ta học những bài công pháp. Chúng ta đã trở thành những đệ tử Đại Pháp bởi vì hầu hết chúng ta có thể cảm nhận hay nhìn thấy những khả năng kì diệu của Đại Pháp và Sư phụ trên thân thể của chúng ta. Nhiều người trong số chúng ta đã luyện công và trở nên khỏe mạnh, có một nhận thức tích cực về Đại Pháp, và trong tâm biết ơn Sư phụ sâu sắc.

Với lòng biết ơn, chúng ta đã làm những gì mà Sư phụ bảo chúng ta làm. Khi Sư phụ nói rằng chúng ta nên học Pháp nhiều hơn, chúng ta đã học Pháp nhiều hơn và học thuộc Pháp. Đối với một vài người, nó đã trở thành một việc hình thức và tư tưởng của họ thực sự đã không cải biến. Nhiều học viên đã không biết cần thay đổi điều gì hay làm thế nào để thay đổi nó. Chính vì thế họ đo lường quá trình tu luyện của mình dựa trên số lượng Pháp mà họ học thuộc lòng và thời gian mà họ dành ra để luyện công. Khi họ nói về một học viên tinh tấn, họ thường đề cập đến việc anh ta có thể thiền định lâu và học thuộc nhiều bài giảng Pháp, và mọi người nghĩ rằng anh ấy đã tu luyện tốt. Khi cuộc đàn áp bắt đầu, nhiều học viên có thể học thuộc Pháp tốt và ngồi thiền được lâu ấy đã ngừng tu luyện. Tôi không phải nói rằng học thuộc Pháp là vô dụng. Điều tôi nói đến là nếu họ không hiểu Pháp một cách minh bạch và chỉ đơn thuần là tu luyện hời hợt bề mặt, hoặc dùng nó để thể hiện bản thân mình thì họ đã sai. Đó chính là lý do tại sao khi họ bị đàn áp, những quan niệm người thường của họ đã tách họ ra khỏi con đường tu luyện. Tôi không chắc liệu tôi có giải thích những điều trên đủ rõ ràng hay chưa. Chỉ sau khi hiểu rốt ráo tu luyện là gì thì chúng ta mới có thể tu luyện thật sự được.

Lấy một ví dụ, tôi đã thất vọng bởi vì tôi không thể học thuộc Chuyển Pháp Luân khi tôi bị giam giữ bất hợp pháp. Một hôm, một học viên khác được đưa đến trại giam này, và cô ấy có thể đọc thuộc bài giảng thứ nhất của Chuyển Pháp Luân. Tôi đã rất vui mừng và nhờ cô đọc bài giảng đó. Thực tế là trước khi tôi bị giam, tôi vừa mới hoàn thành việc học thuộc Chuyển Pháp Luân. Tuy nhiên, lúc mà tôi nhớ được đoạn sau thì tôi lại quên mất đoạn đầu. Vì thế sau khi tôi học thuộc xong toàn bộ quyển sách, tôi không thể nhớ bất cứ điều gì. Chúng tôi luyện các bài công pháp cùng nhau vào buổi sáng trong vài ngày. Có lẽ Sư phụ đã điểm hóa những điều này cho tôi. Một lần khi tôi tình cờ mở mắt ra và nhìn thấy cô ấy đang luyện bài công pháp thứ ba. Cô ấy đang xoay hai tay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Tôi đã dừng lại một lúc và chú ý rằng hai tay cô ấy xoay không đúng. Tôi đã chỉ ra lỗi sai của cô, và cô nói rằng cô đã luyện bài công pháp thứ ba như thế từ năm 1997. Cô ấy còn nói thêm rằng những học viên trong nhóm luyện công của cô đều thực hành bộ công pháp thứ ba như thế cả. Biết rằng cô ấy không muốn chấp thuận sự góp ý của tôi, tôi hỏi cô kim đồng hồ chuyển động theo hướng nào. Cô đáp lại bằng cách xoay tay theo ngược chiều kim đồng hồ. Tôi đã chia sẻ với cô rằng Sư phụ đã nói rằng hai tay nên xoay bốn lần theo chiều kim đồng hồ khi luyện bài công pháp thứ ba, và cô ấy đã đồng ý.Tôi đã đề nghị cô ấy thực hiện đúng cách. Tôi không nói xấu học viên đó. Tôi chỉ là muốn chỉ ra rằng cô ấy thậm chí đã không biết rằng cô đang tập sai sau hơn 10 năm tu luyện. Nó như thể là cô đã không chú ý nhiều đến bản thân việc tu luyện.

Khi chúng tôi nói chuyện một vài ngày sau đó, cô ấy nói rằng khi chồng cô làm xong việc ngoài đồng, anh ấy thường phô diễn tài xem phong thủy của mình với những người khác để kiếm thêm thu nhập. Anh ấy cũng sẽ bày tỏ lòng kính ngưỡng với Trời Phật vào ngày đầu tiên của năm mới. Cô ấy nói thêm với thái độ khinh khỉnh: “Tôi không tin vào Thần Phật.” Tôi đã rất choáng váng và không thể tin được. Một đệ tử Đai Pháp lại không tin là Thần Phật tồn tại ư? Tôi hỏi cô: “Nếu như thế này, tại sao cô lại tập Pháp Luân Công?” Cô nói: “Tôi tập Pháp Luân Công để có một thân thể khỏe mạnh. Tôi có thể gánh được 100 kg phân bón lên đến tận đồi mà không cảm thấy mệt mỏi. Tôi đã canh tác vài sào đất xung quanh vùng lưng chừng núi, và mỗi năm tôi thu hoạch khoảng sáu đến bảy nghìn kilogam ngô để nuôi lợn.” Tôi gần như choáng váng và tôi nghĩ: “Có nghĩa là cô ấy tu luyện Pháp Luân Công để được phúc báo.” Tôi hỏi cô ấy: “Thế tại sao cô lại phát chính niệm cho những học viên bị giam giữ bất hợp pháp?” Cô đáp: “Những học viên khác đã bảo tôi rằng nếu tôi không làm thế, thì sẽ chẳng có ai giúp tôi nếu tôi bị bức hại.” Tôi đã nghĩ chính niệm của cô ấy sẽ không mang nhiều năng lượng nếu ý niệm của cô dựa trên lý do đó. Tôi hỏi xem liệu cô ấy có biết tu luyện rốt cục là gì không. Cô ấy trả lời thẳng thừng: “Tôi không biết.” Tôi tiếp tục: “Cô có biết kết quả cuối cùng của việc tu luyện Đại Pháp không? Cô có biết viên mãn có nghĩa là gì không?” Cô ấy lại nói không biết. Tôi đã chia sẻ với cô: “Lý do mà một người tu luyện đó là để trở thành một vị Phật. Cái đích cuối cùng của tu luyện Đại Pháp là để siêu thoát xuất lai ra khỏi những nguyên lý của cựu vũ trụ; đồng hóa với những nguyên lý mới của tân vũ trụ đó là Chân – Thiện – Nhẫn; để trở thành những vị Vương và những vị Vua của tân vũ trụ và giác ngộ được những chân lý cao hơn. Tôi khá là ngạc nhiên khi thấy cô đã tu luyện hơn mười năm rồi nhưng lại không tin vào Thần Phật.” Tôi không biết bao nhiêu học viên chia sẻ vấn đề này nhưng tôi hiểu rằng nhiều người không phải là những người tu luyện chân chính.

Hơn 20 ngày sau đó, học viên kia đã được thả ra khỏi nhà giam. Tôi đã bắt đầu hướng nội để nhìn xem liệu tôi đã hiểu ý nghĩa thực sự của tu luyện và làm thế nào để đề cao và bước đi trên con đường tu luyện một cách chân chính. Sau khi tu luyện Đại Pháp nhiều năm như vậy, tôi đã tự hỏi bản thân mình: “Tôi có phải là một người tu luyện chân chính hay không?”

Sư phụ luôn chăm sóc chúng ta và nhìn thấy rõ điều gì ở trong tư tưởng và trong ý nghĩ chúng ta. Với sự chỉ dẫn của Sư phụ tôi được điểm hóa học thuộc “Lời cảnh tỉnh” trong Tinh tấn yếu chỉ. Tôi đã nhẩm bài đó vài lần một ngày và tôi đã ngộ được những nhận thức khác nhau qua mỗi lần. Dần dần, tôi đã có thể phân biệt được những quan niệm người thường với những nguyên lý của Pháp. Tôi đã hiểu ra ý nghĩa của đoạn “…cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy…” và có thể nhận ra tư tưởng của con người. Và khi đối mặt với những khó nạn, tôi đã có thể nhìn thẳng vào vấn đề với chính niệm và không bị rơi vào cái lý của người thường.

Bởi vì Sư phụ đã nhìn thấy chính niệm của tôi, tôi đã có thể phá vỡ sự an bài của cựu thế lực và đi trên con đường mà Sư phụ đã an bài cho tôi. Mặc dù con đường này muôn vàn khó khăn, tôi có thể vượt qua. Dưới sự bảo hộ của Sư phụ và các chính Thần, tôi đã không bị dao động trong khi bị giam giữ và có được chính niệm chính hành. Sau khi đọc thuộc “Nhận thức tiếp nữa” trong Tinh tấn yếu chỉ tôi đã nhận ra rằng điều quan trọng nhất đối với một học viên là đề cao tâm tính. Bởi vì chứng thực Pháp, giảng chân tướng để cứu độ chúng sinh và lên tiếng để phản bức hại, tất cả điều đó đều dựa trên sự tu luyện của chúng ta, chỉ khi chúng ta nâng cao tầng thứ của mình thì chúng ta mới có thể hoàn thành sứ mệnh cứu độ chúng sinh.

Tôi nghĩ rằng có một môi trường tu luyện tốt hơn là không quan trọng đến vậy, bởi vì tu luyện là tu cái tâm này, và điều này có thể thực hiện ở bất kì môi trường nào. Trong trại giam, những học viên không được phép nói chuyện với những người khác và do đó không thể giúp đỡ lẫn nhau. Chúng tôi thậm chí còn không được phép nhìn nhau. Vì thế làm sao mà chúng tôi có thể nâng cao tầng thứ của mình trong một môi trường quá hà khắc như vậy? Tôi đã nhận ra rằng khi mà chúng ta làm mọi việc dựa trên Pháp, chúng ta có thể đề cao tầng. Sư phụ đã giảng

“Vậy luyện công chẳng tăng công có hai nguyên nhân [nói] trên: không biết Pháp tại cao tầng thì chẳng có cách nào tu; không hướng nội mà tu, không tu tâm tính [thì] chẳng thể tăng công. Đó chính là hai nguyên nhân.” (Chuyển Pháp Luân)

Chính vì thế, trong tu luyện, chúng ta phải hướng nội, đề cao tâm tính, và chân chính đề cao tầng bằng cách đặt mọi việc vào trong tu luyện. Khi chúng ta học Pháp, những nguyên lý của Pháp sẽ điểm hóa và chỉ dẫn cho chúng ta khi chúng ta gặp khó nạn. Chúng ta phải sử dụng Pháp lý để chỉ đạo suy nghĩ cũng như hành động của mình để khi chúng ta gặp phải vấn đề chúng ta sẽ biết phải làm gì. Con đường của mỗi người là khác nhau và nó không có khuôn mẫu cho việc tu luyện. Do đó, khi gặp phải vấn đề, nhờ những học viên khác là không giúp đỡ được nhiều. Hướng ngoại mà tìm câu trả lời sẽ không giúp chúng ta đề cao bản thân hay ra khỏi trại giam. Chúng ta phải theo Pháp mà hướng nội và việc này không nên trở thành một việc hình thức. Chúng ta cần tìm ra những ý nghĩ, quan niệm, tâm chấp trước của người thường và phân biệt được “cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy” với chân ngã chúng ta.

Chúng ta học Pháp ở cao tầng như thế nào? Chúng ta nên học Pháp nhiều hơn nữa, tìm hiểu về văn hóa Trung Hoa truyền thống, và đọc Cửu bình để loại bỏ những ảnh hưởng của văn hóa Đảng và học thuyết vô thần của nó.

Những học viên ở Trung Quốc Đại lục bị đầu độc sâu sắc bởi văn hóa Đảng và bị làm cho mù quáng bởi thuyết vô thần. Nhiều người trong số họ không tinh tấn hay thường tu luyện mà không tin rằng có Thần Phật tồn tại. Họ biết rằng luyện công có thể cải thiện sức khỏe, nhưng họ không thực sự tin rằng con người có thể tu luyện thành Thần. Họ cũng không tin vào thiệc ác hữu báo. Khi họ đang bị bức hại và không được thả ra một cách kỳ diệu hay khi họ chịu đựng thống khổ to lớn và không thấy bất kì phúc lành nào, họ đã không còn niềm tin vào Đại Pháp và từ bỏ tu luyện hoặc trở nên buông lơi tu luyện.

Đó là tất cả những biểu hiện của việc không hiểu minh bạch về tu luyện và do đó không nhận ra rằng tu luyện là một việc nghiêm túc. Sư phụ đã giảng về chân tướng của vũ trụ và nói cho chúng ta những vinh diệu chúng ta sẽ có khi viên mãn và kết cục cho những người tu luyện không thành. Nhưng nhiều học viên không đối đãi một cách nghiêm túc và đã coi nhẹ sự từ bi của Sư phụ. Họ đã phớt lờ những lời cảnh tỉnh của Sư phụ và coi những điều đó là chuyện bình thường. Nếu những học viên không coi bản thân mình như là một đệ tử Đại Pháp chân chính, thì Sư phụ không thể quản nhiều và cựu thế lực sẽ kéo họ xuống. Sư phụ chỉ có thể quản những người tu luyện chân chính và khi học viên quyết định dừng tu luyện thì Sư phụ cũng không thể giúp họ điều gì. Tuy nhiên, Sư phụ từ bi đã cấp cho những học viên cũ này rất nhiều cơ hội để quay lại. Nếu những học viên này có thể quay lại, họ nên trân quý cơ hội này và chân chính tu luyện để nâng cao tầng thứ của mình. Việc phát tờ rơi và giảng chân tướng đơn thuần là không có tác dụng, bởi vì mọi thứ đều phải dựa trên nhận thức về Pháp.

Những người quay lại với Đại Pháp và những người vẫn không tinh tấn không nên làm ba việc nhằm cố gắng bù đắp lại những lỗi lầm trong quá của họ. Tôi gợi ý rằng họ nên bình tĩnh học Pháp thật nhiều. Bằng cách này họ có thể nâng cao nhận thức của mình dựa trên Pháp. Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Miễn là chư vị tu luyện, khi mà chư vị dốc lòng quyết tâm tu luyện, [thì] những gì của chư vị bị tản mất sẽ [được] bồi bổ đầy đủ.”

Nhiều học viên không nhận thức được rõ về tu luyện. Vấn đề lớn nhất đó là họ không thể thực sự hướng nội để tìm những chấp trước của mình và không thể nhìn thẳng vào vấn đề dựa trên Pháp. Họ có thể đã làm rất nhiều công tác Đại Pháp nhưng không thể theo kịp được tu luyện của họ. Sư phụ đã nhắc nhở chúng ta rất nhiều lần rằng sự tu luyện của chúng ta là điều quan trọng nhất. Từ khi tôi thực sự nâng cao hiểu biết của mình, tôi có thể nhìn thấy rằng Chuyển Pháp Luân dạy chúng ta để tu luyện thành Phật và viên mãn đến quả vị cao nhất. Theo nhận thức của tôi thì cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công cũng đóng một vai trò trong việc giúp học viên đạt viên mãn.

Đối với những người tu luyện mà không biết làm thế nào để tinh tấn, bạn có thể đọc đi đọc lại Tinh tấn yếu chỉ và Tinh tấn yếu chỉ 2. Vài năm trước, một học viên đã chia sẻ với tôi những suy nghĩ của anh ấy về ý nghĩa của Tinh tấn yếu chỉ: Cuốn kinh sách này đã cho chúng ta biết làm thế nào để tinh tấn. Sư phụ đã cho chúng ta biết bí mật của việc tu luyện, và chúng ta sẽ không bị hồ đồ khi mà chúng ta thường xuyên học Pháp.

Đối với vấn đề khái niệm về chỉnh thể, tôi nghĩ rằng miễn là chúng ta còn đang tu luyện, thì việc chúng ta có tinh tấn hay không, chúng ta có giác ngộ đúng đắn hay không, Sư phụ đều không phân biệt đối xử với chúng ta. Chúng ta đều là những người đã chọn con đường này. Liệu chúng ta có làm tốt nó hay không, kiên định hay là từ bỏ, chúng ta không phải là những người tu luyện khi mà chúng ta đứng tách biệt khỏi chỉnh thể. Làm sao chúng ta có thể hiểu rõ được bản chất của việc tu luyện nếu như chúng ta không tu luyện? Tôi muốn chia sẻ sự thật này với tất cả các bạn. Nhiều lính canh phụ trách việc “chuyển hóa” các học viên đã đọc Chuyển Pháp Luân và những bài giảng Pháp khác. Nhưng Sư phụ đã không đối xử với họ như những học viên. Mặc dù họ có đọc sách, nhưng không ai có thể thay đổi đường đời cho họ. Họ sẽ phải bị bệnh hay gặp phải những rắc rối khi đến lúc, bởi vì họ không thể nhìn thấy được Pháp lý. Chúng ta có thể học Pháp và Sư phụ đang đối xử với chúng ta như những đệ tử của Ngài. Vậy thì làm sao chúng ta lại có thể không trân quý cơ hội này? Hãy tinh tấn, hỡi các bạn đồng tu và hãy cùng khích lệ lẫn nhau bằng những lời giảng của Sư phụ:

“Vậy mà các đệ tử Đại Pháp —[những người] được Đại Pháp cứu độ đến quả vị sinh mệnh— trong tu luyện cũng lại là pháp môn tu luyện tiện lợi nhất, vào thời điểm vinh diệu vĩ đại nhất của tu luyện chứng thực Pháp —thời gian tu luyện mà chỉ trong nháy mắt là trôi qua— lại có thể không tinh tấn hơn?” (“Càng về cuối càng tinh tấn”)

Trên đây là những nhận thức của tôi, xin vui lòng chỉ ra bất kể điều gì chưa phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/9/29/清醒谻豝修炼才能在法中精進-263361.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/10/22/135998.html

Đăng ngày 15-03-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share