Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Pháp

[MINH HUỆ 14-12-2024] Ngày 10 tháng 12 là Ngày Nhân quyền Quốc tế. Nhân dịp này, vào ngày 9 tháng 12 năm 2024, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một sự kiện để phổ biến cho mọi người về môn tu luyện trước Hội đồng Châu Âu tại Strasbourg, miền Đông nước Pháp. Họ cũng lên án cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công và kêu gọi dân chúng ở mọi giai tầng chung tay chấm dứt tội ác tàn bạo này.

fe45c9b1594e73abf3292532b88ca382.jpgc80515be7d2871fa8f60c27efb827196.jpgd9bba76a28f298c4a18938ada25114db.jpg

Các học viên tổ chức một sự kiện trước trụ sở Hội đồng Châu Âu tại Strasbourg, ngày 9 tháng 12.

Hội đồng Châu Âu là một tổ chức quốc tế tập hợp 46 quốc gia thành viên và khoảng 675 triệu công dân thông qua bảo vệ nhân quyền và tăng cường các tiêu chuẩn pháp lý trong lĩnh vực dân chủ và pháp quyền tại Châu Âu. Mục đích của tổ chức nhằm tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên và thúc đẩy tiến bộ kinh tế xã hội.

Các học viên tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để đề cao tâm tính và đồng hóa với các đặc tính vũ trụ. Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. 25 năm đã trôi qua, nhưng cuộc bức hại vẫn tiếp diễn và không ngừng gia tăng. ĐCSTQ dùng các thủ đoạn rất tàn ác, trong đó có nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống hòng thu về món lợi khổng lồ.

Các nhân viên của Hội đồng Châu Âu, cư dân địa phương và khách du lịch đã trò chuyện với các học viên để tìm hiểu về cuộc bức hại cũng như nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Họ đã ký bản kiến ​​nghị nhằm chấm dứt hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng và bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công.

5093ceb0a8b214a25332d31e998c7ffc.jpg1ac14b5769f874a41d5b4aa211ef12c1.jpg

Mọi người ký bản kiến ​​nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

Không ai được phép tước đoạt mạng sống hoặc nội tạng của người khác

Anh Nassim, một sinh viên chuyên ngành tài chính, cho biết: “Tôi phản đối tất cả các hành động đàn áp này vì chúng liên quan đến nội tạng và mạng sống của con người. Chúng ta không thể làm như vậy. Tôi phản đối mọi hình thức bức hại, bởi vì không ai được phép tước đoạt mạng sống hoặc nội tạng của một ai đó.”

Anh cũng cho rằng việc truyền rộng thông tin này là rất quan trọng. Ngày nay đã có Internet, điều mà trước đây không thể hình dung. Do đó, việc xác minh nguồn thông tin của riêng bạn là rất quan trọng. Bây giờ tất cả chúng ta đều có cơ hội này rồi, vậy thì chúng ta nên tận dụng nó.

Anh Nassim rất say mê Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Anh đồng ý với các giá trị cốt lõi Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, và cho biết: “Tôi rất cảm kích các học viên Pháp Luân Công vì đã lan tỏa những giá trị này và luôn tôn trọng chúng. Tôi thấy những giá trị này bao hàm sự kiên nhẫn, thiện lương và tôn trọng mọi người. Những điều này rất quan trọng trong xã hội ngày nay.”

Sau khi ký bản kiến ​​nghị, anh Michel bày tỏ: “Trong bất kỳ chế độ độc tài nào, người ta sẽ tìm ra nhiều sự thật bị che giấu. Và rồi, chúng ta cũng nhận ra rằng chính những người dân thường luôn phải gánh chịu hậu quả. Hành động của các bạn [các học viên Pháp Luân Công] cho thấy những giá trị mà chúng ta rất cần ngày nay. Cuộc bức hại thực sự tồn tại, tiếc là chúng ta không thể giúp nhưng thông qua cuộc bức hại này, chúng ta có thể thấy được ​​sự biến dị của nhân tính, điều này khiến ai ai cũng phải kinh hoàng. Tôi hy vọng các bạn sẽ tiếp tục vạch trần sự thật về cuộc bức hại. Điều này rất quan trọng để phơi bày mọi thứ đang diễn ra [ở Trung Quốc]”.

Ông Marc Kiffer, một kỹ sư CNTT, cho rằng để thay đổi tình hình, điều quan trọng là phải chia sẻ thông tin càng nhiều càng tốt. Ông nói không dễ để truyền thông tin ở Trung Quốc, nhưng nếu cần, phải giúp tất cả những người bất đồng chính kiến ​​sử dụng các công cụ kỹ thuật để họ có thể lan tỏa thông tin cho công chúng biết. Đây là bước đầu tiên.

“Hành vi thu hoạch nội tạng từ những người còn sống là không thể chấp nhận được”, bà Aumont cho biết. “Đó là một hành động vô nhân đạo. Chúng ta không sinh ra trên thế giới này để làm những việc như vậy. Thật đáng hổ thẹn khi họ [ĐCSTQ] dám làm điều này. Tôi không có từ nào để diễn tả nữa. ĐCSTQ thật kinh khủng, thật khủng khiếp!”

Các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp rất có ý nghĩa

Bà Roehm làm việc cho một tổ chức quốc tế tại Châu Âu. Bà cho biết: “Trung Quốc đã phải chịu đựng rất nhiều dưới chế độ cộng sản này, và đáng tiếc là, cộng đồng quốc tế vẫn chưa lên tiếng đầy đủ về điều đó”. Theo bà, điều này là do người Trung Quốc khá dè dặt và ít phàn nàn về các xung đột nội tại. Bà cho rằng mọi người ít chú ý đến Trung Quốc hơn so với những nơi khác, điều này khiến bà cảm thấy rất tiếc cho họ.

Bà Roehm cũng hoàn toàn đồng ý với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, và tin tưởng những giá trị này là tốt, “Bởi vì khi chúng ta thiếu kiên nhẫn, chúng ta có xu hướng trở nên tức giận. Và tức giận là một cảm xúc rất mạnh ở Châu Âu và thậm chí ở Trung Đông. Người Trung Quốc từ lâu đã hiểu rằng để vượt qua cơn tức giận, trước tiên chúng ta phải tu nhẫn. Vì vậy, nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn mà Pháp Luân Đại Pháp truyền giảng rất có ý nghĩa”.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/14/486107.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/15/222087.html

Đăng ngày 17-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share