Bài viết của đệ tử Đại Pháp hải ngoại
[MINH HUỆ 07-05-2024] Con gái tôi dung mạo ưa nhìn, khí chất tao nhã, hành vi đoan chính, lại có thành tích học tập xuất sắc, tốt nghiệp trung học toàn điểm A, hiện đang học đại học trong chuyên ngành mà con yêu thích. Mọi người xung quanh đều nói con tôi đúng là đứa con gái khiến người ta yên lòng, bảo tôi thật quá may mắn. Nhưng tôi biết, con gái được ưu tú như vậy, phần lớn là vì con tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nếu không, tôi thật không biết tôi có có được may mắn đến vậy hay không.
Tôi muốn chia sẻ với mọi người đôi điều về quá trình trưởng thành của con gái, những mong có thể làm một ví dụ tham khảo cho các bậc cha mẹ.
1. Con trẻ có thực sự hiểu thế nào là tu luyện không?
Tôi biết rất nhiều gia đình Cơ Đốc giáo hoặc các tôn giáo khác, từ nhỏ đều đọc “Thánh Kinh”, tuần nào cũng đi giáo đường, nhưng đến lớn lại tuyên bố không tin vào tôn giáo này nữa, chẳng qua trước đây bị cha mẹ bắt học, hoặc là chỉ theo một cách thụ động, còn giờ trưởng thành rồi, tôi phải đi tìm cuộc sống của mình. Vì đã thấy nhiều trường hợp như thế, nên tôi biết tín ngưỡng là không thể cưỡng ép được, mà phải xuất phát từ tâm (tương tự, cưỡng ép ai từ bỏ tín ngưỡng cũng là không thể). Bởi vậy, ngay từ đầu khi dẫn dắt con gái tu luyện, tôi đã cố gắng giúp con thực sự tự hiểu tu luyện là gì và tại sao cần phải tu luyện, để khi lớn lên, con có thể thực sự lựa chọn cuộc sống mà con muốn.
Tôi nghĩ, Pháp Luân Đại Pháp tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, vậy mục đích cho con học “Chuyển Pháp Luân”, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, là để hiểu được Chân-Thiện-Nhẫn là gì, vận dụng Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống thực tiễn như thế nào, rồi các nhóm tuổi khác nhau và các giai đoạn phát triển khác nhau sẽ có cách lý giải và thực hành khác nhau. Khi học Pháp với con gái tôi mỗi ngày, ngoài giải thích từ ngữ và ý nghĩa bề mặt của từ cho con, tôi còn chia sẻ với con sau khi học xong, hỏi con xem con có hiểu không và hôm nay con đã học được những gì. Học được bao nhiêu không quan trọng, mà quan trọng ở chỗ con hiểu được bao nhiêu, hiểu được một điểm là đắc được một điểm rồi.
Hơn nữa, khi chia sẻ với con tôi, tôi thường dùng phương pháp mà còn có thể hiểu được ở lứa tuổi của con. Con gái tôi bắt đầu học Pháp từ khi lên bốn. Hồi đó, tôi thường dùng cách kể chuyện để giải thích cho con những điều con chưa hiểu. Con lúc nào cũng thích nghe kể chuyện, đặc biệt rất thích đọc truyện Tây Du Ký, tôi chỉ cần liên hệ với một tình tiết nào đó trong Tây Du Ký là con hiểu ra ngay (đương nhiên là lý giải tại tầng thứ của con.)
Khi con lớn hơn, tôi lại có thể tham khảo ý kiến của con về một số vấn đề. Một hôm, con hỏi tôi: “Mẹ ơi, nếu chúng ta lúc nào cũng cứ ‘Đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’ như Sư phụ giảng, thì người xấu có càng ngày càng xấu không?” Tôi nói: “À, đúng là mẹ chưa nghĩ đến vấn đề này. Nào, mẹ con mình thử phân tích xem nhé! Trước hết, nếu chúng ta đánh lại thì người đó có tốt lên không?”. Con nói: “Chắc chắn là không rồi.“ “Thế thì làm sao mới cải biến được người xấu đây? Chắc phải cần có chút trí huệ. Đúng rồi, xưa có câu chuyện về ‘Lương Sở tưới ruộng dưa’, nói về cách cải biến người xấu đó.”
Rồi tôi kể cho con nghe câu chuyện này: Thời Chiến Quốc, nước Lương và nước Sở giáp ranh nhau, quân lính của hai nước đều trồng dưa hấu. Binh sỹ nước Lương cần cù lao động, rất chăm tưới nước cho ruộng dưa, nên được quả vừa to vừa ngọt; còn binh sỹ nước Sở lại hơi biếng, ít tưới nước, nên quả vừa nhỏ vừa nhạt. Quân sỹ nước Sở nhân lúc đêm hôm, chạy sang ruộng dưa nước Lương hái trộm dưa. Sau khi binh sỹ nước Lương phát hiện ra, bèn bẩm báo lên quan trên để hỏi xem phải làm thế nào. Quan trên bảo: “Các vị nghe tôi, mỗi đêm lại sang tưới ruộng dưa cho nước Sở, nhưng không được để họ biết.” Thế là, binh sỹ nước Lương đêm nào cũng sang tưới ruộng dưa cho nước Sở. Thế rồi dưa của nước Sở kết trái vừa to vừa ngọt. Người nước Sở thấy lạ quá, sau đó mới biết rằng người nước Lương ban đêm đã sang tưới ruộng dưa cho họ. Sau khi vua nước Sở hay chuyện, vô cùng cảm động trước hành động lấy đức báo oán của nước Lương, bèn phái sứ giả sang nước Lương, mang theo lễ vật quý để xin kết nghĩa tri kỷ với nước Lương. Sau này, quan hệ giữa nước Lương và nước Sở vẫn luôn tốt đẹp.
Con gái nghe xong câu chuyện thì hết sức vui mừng, còn tự biên tự diễn một câu chuyện, một mình diễn đủ các vai cho tôi xem vui hết cỡ. Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa có biết bao nhiêu câu chuyện, đọc mãi không hết, quả thực rất có tác dụng giáo dục trẻ nhỏ.
2. Chân tu, thực tu sẽ có thần tích triển hiện, giúp trẻ nhỏ tự giác tin vào tín ngưỡng của mình, chứ không phải dựa vào thuyết giáo của người lớn
Trẻ nhỏ tu luyện thì cần phải có thể tự hình thành tín tâm vào Thần, tin vào thần tích triển hiện cho bé, tin rằng Sư phụ ở ngay bên cạnh, hơn nữa càng tin thì càng dễ triển hiện ra. Kỳ thực, trẻ càng nhỏ thì càng dễ xuất hiện kỳ tích, bởi chúng rất thuần phác. Có một lần con gái tôi không cẩn thận bị đứt tay, đau quá khóc oa oa lên. Tôi bảo con: “Con ấn chặt vào vết thương, rồi thành tâm niệm chín chữ chân ngôn ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’, thì một lát là vết thương khỏi ngay.” Con gái liền niệm theo, niêm được vài phút, con mở ra xem thì thấy tay đã lành rồi. Con cao hứng kể với tôi: “Sư phụ quản con rồi đấy!”
Một lần, bạn tôi đưa con trai đến chơi, con gái tôi mang đồ chơi ra cho bé trai này chơi. Lúc sắp ra về, bé trai rất thích một đồ chơi của con gái, tôi bèn nói với con: “Con cho em nhé!” Con gái cũng rất thích món đồ chơi đó nên nhất định không cho em. Bạn tôi cũng không cho con trai lấy, rồi hai mẹ con họ rời đi. Đến lúc con gái tôi dọn đồ thì đánh rơi món đồ chơi kia xuống đất, làm nó vỡ tan. Thực ra, hồi đó, con gái tôi mới bảy, tám tuổi rồi, với chiều cao ở tuổi đó mà đánh rơi món đồ ấy thì không đến nỗi vỡ được. Tôi hỏi con: “Sao mà đồ chơi bị vỡ vậy con?” Con thẹn thùng nói: “Vì con sai rồi, lẽ ra con nên cho em ấy, con ích kỷ quá.”
Có đợt, con gái rất chấp trước vào uống sôcôla nóng của MacDonald, tôi bảo con đồ uống đó không phải là thực phẩm lành mạnh, nó ngọt quá, không nên uống nhiều. Nhưng hôm ấy, con lại đòi uống, tôi nói: “Mẹ cũng không muốn bắt ép con, nhưng con là người tu luyện, khi nào không được uống nữa thì tự nhiên sẽ thấy không đúng vị nữa.” Con mua một cốc rồi quay lại xe, uống một ngụm, rồi nói: “Ngon quá!” Chúng tôi lái xe về nhà, trên đường, con đột nhiên nói với tôi: “Chắc là con bị chấp trước quá rồi, Sư phụ biến sôcôla thành cà phê đắng rồi!” Tôi kinh ngạc, lấy cốc của con uống một ngụm, đúng là đã biến thành cà phê đắng rồi!
Một hôm, trước giờ đi ngủ, con nghiêm túc nói: “Mẹ ơi, con có một việc rất quan trọng phải kể với mẹ.” Tôi thấy con nghiêm túc thế mà chột dạ, hỏi con có chuyện gì. Con nói: “Hôm nay, lúc con với bạn Joy học thuộc Pháp, bạn ấy học nhanh hơn con, nên con đã khởi tâm tật đố.” Tôi nghe liền thở phào, nói: “Không sao đâu, con phát hiện ra có tâm bất hảo thì bỏ đi là được rồi. Người lớn như mẹ cũng có tâm tật đố mà.” Con gật gật đầu, chân thành nói: “Lại còn mấy hôm trước, trong đầu con xuất hiện một niệm khiến con không tin Sư phụ.” Tôi hỏi: “Thế con làm thế nào rồi?” Con nói: “Con bảo ta không muốn ngươi, thế là nó rời đi rồi.” Tôi lấy làm kinh ngạc, trẻ nhỏ vậy mà đã biết bài trừ nghiệp tư tưởng, can nhiễu ngoại lai rồi, đương nhiên tôi cũng rất vui, con đúng là biết tu luyện là thế nào rồi.
Sau khi bước vào tu luyện, có lần, hồi bốn tuổi, con bị mệt, triệu chứng như cảm mạo. Tôi hỏi con: “Con muốn uống thuốc hay nghe Sư phụ giảng Pháp?” Con nói con không biết. Người tu luyện đều biết nếu thân thể có khó chịu thì học Pháp, luyện công sẽ hồi phục nhanh hơn cả uống thuốc, nhưng hồi đó, tôi cũng không chắc con có được tính là người tu luyện không, bèn lấy nước nóng pha thuốc bột chữa cảm mạo cho con. Con vừa uống vào đã thốc tháo nôn hết ra, cảm giác đến một giọt cũng không còn. Tôi bảo con: “Xem ra con đã được tính là người tu luyện rồi, nên Sư phụ thấy con không cần uống thuốc cũng sẽ khỏi.” Con lấy sức gật gật đầu, sau đó tôi bật băng giảng Pháp của Sư phụ cho con nghe. Nghe xong một bài giảng, con đã khỏe lại. Từ đó trở đi, con hễ khó chịu ở đâu, liền tự biết đi học Pháp hoặc luyện công là rất mau khỏe lại. Đến khi lớn hơn một chút, con còn biết thân thể có vấn đề ở đâu thì phải hướng nội tìm, xem mình có chỗ nào làm chưa tốt, rồi cải chính đi, thì mới khỏi ngay được.
Khi con gái gần tám tuổi thì mắt hơi bị cận. Tôi nghe nói ở khu vực tôi, có một thầy thuốc Trung y gia truyền rất có tiếng, có thể trị liệu cận thị bằng châm cứu, tôi bèn đưa con đến khám. Thầy thuốc Trung y bắt mạch cho con, rồi nói với tôi: “Thân thể con bé tốt thật đó! Mạch hết sức tốt!” Tôi nói: “Vâng, cháu từ nhỏ đến lớn, ngoài tiêm phòng và khám sức khỏe định kỳ ra thì không phải đi viện bao giờ. Thi thoảng mới bị đau đầu thôi, luyện công là khỏi liền, lâu nhất cũng chỉ vài ngày, cho nên chưa từng tiêm hay uống thuốc gì.”
Trên đường về, tôi hỏi con gái: “Con từ khi tu luyện, lúc nào cũng khỏe mạnh thế, sao lại bị cận được nhỉ?” Con gái thành thật nói với tôi, vì tôi thả long con quá, trước nay không hề hạn chế con dùng điện thoại, máy tính, mặc dù con trước nay chưa từng xem những thứ không tốt, nhưng có lúc cũng bị cuốn hút vào mạng internet, có lẽ vì vấn đề này mà mắt bị cận. Bởi vậy, ở đây, tôi xin nhắn nhủ các bậc cha mẹ nhất định cần quản lý nghiêm con cái trong việc dùng mạng. Ngay như con gái tôi tự giác vậy mà cũng có lúc không khống chế vững bản thân.
3. Cha mẹ dùng thân giáo để dạy dỗ, củng cố ý thức tu luyện của con trẻ là vô cùng trọng yếu
Không để con sinh tâm oán hận từ nhỏ, mà cần thiện ý lý giải người khác
Hồi con gái tôi còn đi nhà trẻ, có một lần bị một bạn nhỏ chơi đu quay đập vào. Lúc đón con, tôi không để ý, cô giáo cũng không nói lại. Đến khi tôi nấu cơm tối xong, gọi con ra ăn, thì mới phát hiện một bên mặt của con bị sưng u lên, ăn cơm rất khó há miệng. Tôi hỏi con đã xảy ra chuyện gì, con mới kể là bị đu quay đập vào. Tôi xót con quá, trong tâm thấy thật khó chịu, chỉ muốn gọi điện chất vấn cô giáo ngay: xảy ra chuyện nghiêm trọng thế này mà sao không nói với bố mẹ một tiếng?
Lúc ấy, tôi nhận ra con gái đang chăm chăm quan sát biểu cảm của tôi, có lẽ con biết nếu tôi biết chuyện này thì sẽ ứng xử thế nào chăng? Tôi hỏi con: “Ngày mai con có muốn đi hỏi cô giáo không?” Con nói không biết. Tôi bình tĩnh lại, bảo con: “Mẹ nghĩ thế này, việc đã xảy ra rồi, cũng không thay đổi gì được, mình hỏi cô giáo dù không phải để đòi bồi thường, nhưng vẫn phải yêu cầu lời xin lỗi? Nhưng bạn vô ý thôi mà, cô giáo cũng không muốn xảy ra chuyện này, mẹ nghĩ chúng ta thôi không hỏi co nữa, cũng không nên sinh oán khí trong tâm nữa. Sư phụ trong “Chuyển Pháp Luân” đã giảng thế này về bà lão bị xe đâm:
“Người lái xe phóng nhanh, nhưng anh ấy phải chăng cố ý đâm người ta? Anh ta chẳng phải vô ý là gì?” (Chuyển Pháp Luân)
Con gái gật gật đầu, nói: “Vâng ạ, nhưng có thể nhắc cô giáo sau này chú ý chẳng may có bạn khác bị đập như thế không mẹ?” Tôi khen con: “Đương nhiên là có thể, là vì con nghĩ cho người khác mà!” Dù mấy hôm sau đó, con chỉ có thể ăn bằng ống hút, nhưng vẫn vui vẻ, còn tôi thi thoảng lại dấy lên tâm oán trách, nhưng rồi biết là sai nên lại áp nó xuống.
Sau này, khi con bị thương tổn gì, dù cho trong tâm tôi có buông được hoàn toàn hay chưa, tôi đều dạy con theo chính lý, để con dưỡng thành mô thức tư duy khoan dung và không oán hận người khác từ nhỏ. Vì tôi từ nhỏ đến lớn toàn bị giáo dục trong tuyên truyền thù hận của tà đảng Trung Cộng, nên rất khó lập tức tu bỏ hết, nhưng từ khi tu luyện, về lý tính, tôi biết đối với tiểu đệ tử Đại Pháp thì nhất định phải dạy dỗ con bằng thân giáo, để chúng được trưởng thành lành mạnh. Con gái tôi qua nhiều năm tu luyện, quả nhiên đã làm được điểm này, tôi rất vui mừng vì nhiều lần được chứng kiến con dùng thái độ thiện lương, khoan dung để đối đãi với những bất công mà con gặp phải, còn biết hướng nội tìm vấn đề ở mình và cải thiện.
Tuân theo văn hóa truyền thống, hiểu được đạo hiếu
Con gái tôi từ nhỏ do bà ngoại nuôi, được bà rất cưng chiều. Nhưng khi con tám tuổi, có một hôm, tôi thấy con nói với bà ngoại bằng thái độ không tốt lắm, tôi bèn nhắc nhở con, sau đó cũng tốt hơn chút, nhưng chưa cải biến triệt để. Tôi nghĩ: từ nhỏ đã dạy dỗ con hiếu đạo theo văn hóa truyền thống, con cũng là đứa trẻ ngoan, làm sao lại xuất hiện hiện tượng này chứ? Tôi hướng nội tìm thì nhận ra hành vi của mình có vấn đề. Trên bề mặt, tôi rất hiếu thuận, rất vâng lời cha mẹ, nhưng ngữ khí trong lời nói có lúc thiếu sự nhẫn nại, thiếu sự tôn trọng đủ đầy. Đây là ảnh hưởng của văn hóa đảng, dù rằng trong tâm là hiếu, nhưng thực ra là hiếu mà không thuận, cái bệnh bề mặt này đã bị con gái học theo!
Một lần, tôi chia sẻ với con gái để giúp con nhận thức được vấn đề, học theo Pháp chứ không được học theo người khác. Tôi lại chủ động nhận lỗi với mẹ tôi: “Mẹ à, có lúc con có thái độ không tốt, con sai rồi, sau này con nhất định sẽ sửa.” Hành vi này của tôi ảnh hưởng rất lớn tới con gái, tôi cảm thấy rõ rằng con bị xúc động, ánh mắt nhìn tôi mang sự tín phục. Qua sự việc này, tôi nhận ra con càng hiểu tu luyện là gì, chính là dùng tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để đánh giá sự việc tốt xấu ra sao, chứ không phải là học người khác, cho dù đó là ai, dù đó là người mình tin tưởng nhất, bởi con người đều có mặt tu chưa tốt.
Sau này, con gái ứng xử với ông bà ngoại còn tốt hơn cả tôi. Một lần, tôi tranh luận với mẹ tôi về một vấn đề, sau đó, con gái nói: “Mẹ không nên tranh biện với bà ngoại. Tôi nói: “Nhưng bà nói không đúng mà.” Con nói: Thế cũng không nên tranh biện, mẹ đợi bà bình tĩnh lại rồi nói thì hiệu quả mới tốt.” Tôi cứ cảm thấy mẹ tôi chậm chạp, dạy mẹ gì đó mà mãi không học được, đến lúc tôi không kiên nhẫn được là nổi cáu. Nhưng con gái nói: “Bà ngoại nhất định sẽ học được, mẹ phải kiên nhẫn một chút. Đằng này mẹ cứ sốt ruột, mẹ càng sốt ruột, bà càng không học được.” Có lúc con gái dạy bà, đúng là hiệu quả tốt hơn tôi.
Tinh thần trách nhiệm cao
Tôi thường nhắc con gái rằng, Sư phụ giảng:
“chư vị là học sinh thiên chức của chư vị chính là nên học tập cho tốt, xứng đáng với phụ huynh, xứng đáng với nhà trường, xứng đáng với thầy cô giáo.” (Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Quảng Châu, Chuyển Pháp Luân Pháp giải)
Vì với trải nghiệm tu luyện từ nhỏ, con gái tôi biết chỉ có nghe lời Sư phụ thì mới làm tốt mọi việc được. Bởi vậy, trước nay, con làm bài tập là không cần tôi phải đốc thúc, dù là hôm đó có việc, thời gian rất eo hẹp, có phải làm bài đến nửa đêm thì con cũng phải hoàn thành, chứ không xin thầy cô cho nộp bài trễ. Con còn tranh thủ thời gian nghỉ hè để tham gia khóa học “Quản lý thời gian”, sau đó con biết sắp xếp thời gian của mình rất tốt. Cuối cùng, con tốt nghiệp trung học với thành tích GPA 4.0 và toàn điểm A. Hiện giờ, con gái tôi mới vào đại học, nhưng về cơ bản cũng đạt toàn điểm A.
Con gái tôi không chỉ giữ phòng riêng gọn gàng, sạch sẽ, mà từ việc sắp xếp văn bản trong máy tính đến bài trí sách vở, đồ đạc cũng đâu vào đấy, khiến tôi thán phục không ngớt. Hồi con lớn hơn một chút, đã chủ động giúp bố việc nhà, như sắp xếp đồ dùng trong nhà, thay pin cho thiết bị điện, dọn dẹp nhà cửa, thậm chí còn giúp sắp xếp bày biện phòng ăn, phòng khách, rất có tình thần trách nhiệm với gia đình.
4. Người thiện lương tự có đạo sinh tồn của người thiện lương
Có đứa con gái khiến người ta yên lòng như thế, mà vì tâm chấp trước của tôi không bỏ, tôi đã gặp một quan không nhỏ. Sự tình là thế này: Một hôm, một dì tốt bụng ở trường con gái nói với tôi: “Con gái chị dạy dỗ thế nào vậy? Tôi quan sát nó một thời gian rồi, nó hiền lành quá, cái gì cũng không tranh. Tôi thấy có bạn học bắt nạt con bé, mà hình như con bé không biết là bị bắt nạt. Ở trường thì còn tạm được, tương lai ra xã hội, chắc chắn sẽ bị người ta bắt nạt đủ. Bây giờ xã hội phức tạp thế này, tôi thấy con bé này tốt nhất là đừng đi học đại học, học môn thủ công mỹ nghệ gì rồi mở cửa hàng nhỏ ở nhà thôi, nuôi sống bản thân là được rồi.” Tôi nghe mà sững người đứng đó, nhất thời không nói được lời nào.
Mấy ngày sau đó, tôi cứ bị lời của dì ấy dẫn động rất ghê gớm, trong đầu nổi lên đủ thứ: Tôi dạy con theo lý niệm Chân-Thiện-Nhẫn bao năm qua, dù cũng không mong con phải công thành danh toại, nhưng con đúng là rất thông minh, thiện lương, có ý thức trách nhiệm, thành tích học tập vẫn luôn xuất sắc toàn diện, làm sao đột nhiên lại trở thành người bị bắt nạt, tương lai sinh tồn cũng khó khăn nữa chứ? Lẽ nào tôi sai rồi sao? Tôi chẳng phải quá cực đoan trong việc dạy con làm người tốt rồi sao?
Một lần, tôi đi cùng một người bạn cũng luyện Pháp Luân Công ra ngoài làm việc, anh ấy nói: “Trông cô có vẻ có tâm sự gì phải không?” Tôi nói: “Tôi hơi buồn vì con hiền lành quá, sợ dễ bị người ta bắt nạt.” Anh ấy nói: Cô quá lo rồi, tôi vốn tin rằng người thiện lương tự có đạo sinh tồn của người thiện lương. Hồi nhỏ, tôi cũng là kiểu người hiền lành chất phác lắm, có lẽ cũng bị bắt nạt rồi mà không cảm thấy gì ghê gớm lắm, cô có biết người thiện lương thì có thể bị người bắt nạt, chứ trời không bắt nạt không!”
Tôi chợt bừng tỉnh, sở dĩ tôi dạy con tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ nhỏ, chẳng phải là vì tin tưởng rằng thiện hữu thiện báo sao? Làm sao bỗng nhiên lại hồ đồ thế này, xem ra đã bị tình thân dẫn động mà quên mất chính lý trong tu luyện rồi, người bạn này chẳng phải là người rất thành công cả trong sự nghiệp lẫn gia đình sao? Ai bảo người hiền lành thì chắc chắn sẽ bị bắt nạt nào? Huống hồ con gái tôi từ nhỏ không oán không hận nên sẽ không hề cảm thấy bị người khác bắt nạt, con cứ đối xử tốt với người khác mà không cầu hồi báo, ngược lại, người lớn chúng ta tự có tâm lý sợ chịu thiệt, rồi đi suy diễn ra cảm giác của con! Giờ đây, con gái tôi đã tròn 18 tuổi, đã trưởng thành rồi, và đi học đại học xa nhà, một thân một mình nhưng vẫn kiên trì tu luyện, tin rằng Đại Pháp là chân lý. Tôi vô cùng biết ơn Sư phụ và Đại Pháp đã ban mọi thứ cho con bé và gia đình chúng tôi. Tôi cũng hết sức vui mừng khi thấy con trở thành một lực lượng tích cực khởi tác dung chính diện trong xã hội nhân loại.
(Bài chọn đăng nhân dịp Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới Ngày 13 tháng 5)
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/7/475901.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/10/216986.html
Đăng ngày 19-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.