Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Scotland
[MINH HUỆ 13-12-2021] Nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10 tháng 12, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức kháng nghị ôn hòa bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc ở Edinburgh.
Trong các học viên tham gia kháng nghị, một số đã bị giam giữ ở Trung Quốc, bị bức hại nghiêm trọng, sau đó đã trốn thoát được khỏi Trung Quốc; còn có những học viên phương Tây đến Trung Quốc để giảng chân tướng về Pháp Luân Công, và bị cảnh sát Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giam giữ.
Cảnh sát và công chúng ủng hộ
Cuộc kháng nghị ở Edinburgh được cảnh sát địa phương bảo vệ. Vào khoảng 11 giờ sáng, cảnh sát ghé vào và hỏi thăm xem hoạt động có diễn ra suôn sẻ hay không, các học viên có bị ai can nhiễu không. Cảnh sát nói các học viên hãy liên hệ với họ nếu cần.
Sự kiện còn nhận được sự quan tâm và ủng hộ của đông đảo công chúng. Lãnh sự quán Trung Quốc nằm ở ngã tư trên trục đường chính của Edinburgh, là nơi xe cộ qua lại đông đúc. Người lái xe dừng đèn giao thông bấm còi để thể hiện sự ủng hộ, có những người giơ ngón tay cái ra dấu, một số thì chụp ảnh.
Một người đàn ông đứng bên kia đường cúi chào các học viên sau khi đọc dòng chữ trên biểu ngữ. Một thanh niên tới chỗ các học viên và đề nghị được ký đơn lên án cuộc bức hại.
Các Nghị sỹ Quốc hội ủng hộ
Ông Patrick Grady, Nghị sỹ Quốc hội từ Glasgow, ủng hộ Pháp Luân Công
Nghị sỹ Patrick Grady (Ảnh: trang web Quốc hội Vương quốc Anh)
Ông Patrick Grady là Nghị sỹ Quốc hội của Glasgow. Nhân Ngày Nhân quyền, ông cùng bảy nghị sỹ Quốc hội Anh đã viết thư cho nhóm Pháp Luân Công để bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh ôn hòa của họ để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.
Nghị sỹ Grady viết, “Nhân quyền là quyền phổ quát và phải được mọi Chính phủ trên thế giới tôn trọng. Các học viên Pháp Luân Công, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Trung Quốc phải có quyền biểu đạt và thực hành đức tin của họ mà không bị bức hại và đe dọa.”
“Chính phủ Vương quốc Anh và các nền dân chủ khác phải thực hiện bất kỳ bước nào có thể để xác định và thách thức những người chịu trách nhiệm về việc di dời, bắt giữ và giam giữ tùy tiện, hành quyết tóm tắt và cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Có nhiều thành viên của Nghị viện muốn thấy Chính phủ Vương quốc Anh thực hiện đúng trách nhiệm đó. Tất cả những người kháng nghị hôm nay, và tất cả những người đánh dấu Ngày Nhân quyền Quốc tế, có thể yên tâm về sự ủng hộ và đoàn kết của chúng ta trong cuộc đấu tranh cho tự do và chấm dứt bức hại.”
Bà Feryal Clark, Nghị sỹ Quốc hội bày tỏ mối quan ngại về cuộc bức hại đang diễn ra
Nghị sỹ Feryal Clark (Ảnh: trang web Quốc hội Vương quốc Anh)
Nghị sỹ Feryal Clark tuyên bố trong thư, “Tôi vô cùng lo ngại về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng và tình trạng đối xử vô nhân đạo đối với các học viên Pháp Luân Công và các tôn giáo thiểu số khác trên khắp Trung Quốc. Tôi ủng hộ toàn thể cộng đồng Pháp Luân Công của Trung Quốc.”
“Tôi đã đặt câu hỏi với Ngoại trưởng đã có những tuyên bố nào gần đây với người đồng cấp Trung Quốc về việc bảo vệ các quyền tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng ở Trung Quốc. Tôi sẽ viết thư cho các bạn khi nhận được phản hồi từ Ngoại trưởng.”
“Ngoài ra, tôi đã hỏi Ngoại trưởng liệu bà ấy đã gặp đại diện của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Vương quốc Anh để lắng nghe những lo ngại của các bạn về hoạt động thu hoạch nội tạng bất hợp pháp và cuộc bức hại của Chính phủ Trung Quốc của cộng đồng Pháp Luân Công.”
Bà Amanda Milling, Nghị sỹ Quốc hội, Vụ trưởng về các vấn đề Châu Á, Bộ Ngoại giao, trả lời Nghị sỹ Clark
Nghị sỹ Amanda Milling, Vụ trưởng về các vấn đề Châu Á, Bộ Ngoại giao
Nghị sỹ Amanda Milling, Vụ trưởng về các vấn đề Châu Á, Bộ Ngoại giao, tuyên bố trong văn bản trả lời nghị sỹ Clark, “Chúng tôi vẫn quan ngại sâu sắc về những hạn chế đối với tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Trung Quốc, bao gồm cả việc bức hại các tín đồ Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Phật tử, học viên Pháp Luân Công và những người có tôn giáo hoặc tín ngưỡng khác. Quyền tự do thực hành, chuyển đổi hay chia sẻ đức tin, tín ngưỡng mà không bị phân biệt đối xử hoặc chống đối bạo lực là một quyền con người mà tất cả mọi người nên được hưởng.”
“Chúng tôi tiếp tục theo dõi và xem xét bằng chứng liên quan đến các báo cáo cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc và duy trì đối thoại với các tổ chức phi chính phủ hàng đầu và các đối tác quốc tế về vấn đề này.”
“Chúng tôi thường xuyên nêu lên các quan ngại về nhân quyền với chính quyền Trung Quốc. Gần đây nhất, Ngoại trưởng đã làm như vậy trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, vào ngày 22 tháng 10.”
Ông Chris Bryant, Nghị sỹ Quốc hội, chủ trì cuộc tranh luận về Đạo luật Magnitsky
Nghị sỹ Chris Bryant (Ảnh: trang web của Quốc hội Vương quốc Anh)
Ngoài ra, ngày 8 tháng 12, nghị sỹ Chris Bryant đã chủ trì một cuộc tranh luận về Đạo luật Magnitsky, trong đó bao gồm vấn đề xử phạt thủ phạm của cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ và các vi phạm nhân quyền khác.
Cô Karen, một học viên Pháp Luân Công ở Scotland, đã nhận được email từ chính phủ Anh mời cô xem trực tiếp cuộc tranh luận trực tuyến.
Tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh
Vì sự vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, ngày 7-8 tháng 12, chính phủ Scotland và Anh đã thông báo rằng họ sẽ cùng với Hoa Kỳ, Úc và các nước khác tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh thông qua các biện pháp ngoại giao. Họ sẽ không cử bất kỳ bộ trưởng hay quan chức cấp cao nào tham dự Thế vận hội Olympic Mùa đông.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/13/434714.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/19/197052.html
Đăng ngày 22-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.