Bài viết của Vị Danh
[MINH HUỆ 17-01-2021] Bất kỳ sự việc nào xảy ra đều có nhân và quả. Chỉ là tầng diện mà mỗi người ở là khác nhau nên lý giải và nhận thức về sự kiện cũng khác nhau. Từ góc độ tín ngưỡng, thiện có thiện báo, ác có ác báo, dịch bệnh xuất hiện nhất định là Thần đang trừng phạt người có tội ác rồi. Nếu một địa phương mà đạo đức cao thượng, phong thái dân chúng thuần phác, lòng dân hướng thiện, quan chức công chính liêm khiết, thì nơi đó sẽ mưa thuận gió hòa, quốc gia yên ổn, thiên hạ thái bình, nhân dân an cư lạc nghiệp. Sự truyền thừa văn hóa này ghi chép trong dòng sông dài lịch sử cũng đã ăn sâu vào lòng người. Đứng trên nền văn hóa này để xem xét sự phát sinh của dịch bệnh thì cũng không khó lý giải.
Tà đảng Trung Cộng vu khống quần thể Pháp Luân Công tín ngưỡng Chân-Thiện-Nhẫn là X giáo, và mặc sức tàn hại, chà đạp, phỉ báng, đã phạm tội tày trời là phỉ báng Phật, bức hại chính tín, cuối cùng nó sẽ bị thanh lý, chôn vùi. Mà những người đánh mất lương tri, trợ giúp kẻ ác, vì thỏa mãn dục vọng cá nhân mà tham gia bức hại người thiện lương cũng khó thoát tội, trừ khi họ sửa sai hướng thiện, nếu không thì lẽ trời sáng tỏ, báo ứng sẽ nhất định đến.
Ví dụ chuyện thị xã Cao Thành thuộc thành phố Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc chỉ trong một đêm liền trở thành khu dịch bệnh nặng. Vào thời kỳ đầu Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công, Thạch Gia Trang có hơn chục học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, trong đó nông dân Lý Trù Nhân thôn Hoàng Gia Trang, thị trấn Tăng Thôn, thị xã Cao Thành. Ngày 23 tháng 12 năm 2001, Lý Trù Nhân và một số học viên Pháp Luân Công khác đang cùng nhau học Pháp luyện công trong nhà thì bị cảnh sát của phòng công an Cao Thành và của đồn công an thị trấn Tăng Thôn bắt cóc đến trại giam thị xã Cao Thành, bị bức hại tàn khốc, bao gồm các hình phạt như đánh đập, phạt đứng, không được ngủ, ‘ngồi máy bay’… thậm chí bị ép uống nước tiểu. Lý Trù Nhân bị hành hạ đến mức thân thể cực kỳ suy nhược. Cha mẹ Lý Trù Nhân mất sớm, em gái lấy chồng, còn có một người anh trai bị mất trí, hai người dựa vào nhau mà sống, gia cảnh vô cùng nghèo khổ. Cuối cùng trại giam còn tống tiền nhà em gái anh hơn 1.500 tệ thì mới thả anh ra. Sau khi Lý Trù Nhân được thả ra khoảng 10 ngày thì qua đời.
Ảnh minh họa: Phương thức tra tấn của Trung Cộng: Đánh đập
Vũ Tú Cầm, người dân thôn Quả Trang, thị trấn Tăng Thôn, thị xã Cao Thành, vốn toàn thân phù thũng, bị bệnh tiểu đường, bệnh phụ khoa và nhiều loại bệnh đầy người, thường nằm trên giường không dậy nổi. Khi Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, cô đắc Pháp tu luyện, tất cả bệnh tật không chữa mà khỏi một cách thần kỳ. Tháng 7 năm 2001, Vũ Tú Cầm đột nhiên nửa người bên phải mất cảm giác, tiểu tiện không kiểm soát được, không di chuyển được, không nói được, nhưng cô dựa vào niềm tin vững vàng đối với Pháp Luân Đại Pháp nên 20 ngày sau đã xuất hiện kỳ tích, dường như thay đổi từng ngày, cuối cùng cô đã đi lại được, còn làm được những việc nhà đơn giản. Nhưng những nhân viên địa phương đã trái pháp luật, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, chấp hành mệnh lệnh trấn áp tà ác của Giang Trạch Dân, đã phá cửa vào nhà Vũ Tú Cầm, lục soát bừa bãi nhà cửa, tất cả những sách của Pháp Luân Công và băng luyện công đều bị tịch thu, cưỡng chế đưa đương sự đi, giam trái pháp luật cô trong lớp tẩy não của Phòng 610 thị xã Cao Thành, cưỡng ép cô từ bỏ tín ngưỡng, cuối cùng Vũ Tú Cầm thân tâm bị hành hạ khó chịu nổi, thân thể lại xuất hiện các trạng thái bệnh tật. Phòng 610 thị xã Cao Thành vì thoái thác trách nhiệm nên mới gọi điện thông báo người nhà cô đến đưa cô về. Ngày 3 tháng 11 năm 2003, Vũ Tú Cầm lại bị bắt cóc đến lớp tẩy não để bức hại. Một phụ nữ nông thông bình thường, chỉ vì luyện công khỏi bệnh khỏe người mà bị hành hạ như thế này.
Lý Văn Tố, nữ, là giáo viên, nửa cuối năm 1997 cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Trước khi tu luyện, cô bị bệnh thần kinh suy nhược, đau đầu, đau tim, viêm khí quản và nhiều bệnh khác, tính tình nóng nảy, hai vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn. Sau khi tu luyện cô nghiêm túc chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn làm một người tốt, thân tâm khỏe mạnh, gia đình hòa thuận. Năm 1999, Văn Tố sống chung với mẹ chồng một khoảng thời gian, hàng ngày cô dậy sớm đổ bô nước tiểu cho mẹ chồng, quét dọn, làm cơm, đã khiến mẹ chồng và chồng cảm động từ đáy lòng nói Pháp Luân Đại Pháp tốt. Lý Văn Tố luôn luôn chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn cẩn thận công tác. Trường học giao cho cô một lớp loạn lộn xộn, điểm bình quân thấp hơn các lớp khác 18 điểm, nhưng đến cuối học kỳ, lớp đội sổ này lại bất ngờ xếp thứ nhất, những sự việc trong lớp đều được chỉnh lý gọn gàng trật tự, thường xuyên được hiệu trưởng biểu dương. Một giáo viên như thế này, năm 1999 cô bị phòng Văn hóa Giáo dục thị xã Cao Thành khai trừ công chức một cách trái pháp luật, sau đó cô bị giam trái pháp luật 4 lần, bị ban Bảo vệ Chính trị địa phương tống tiền 6.000 tệ và không đưa bất kỳ giấy thu tiền nào, cô còn bị đưa đến trại cải tạo Thạch Gia Trang 3 năm một cách trái pháp luật.
Lộ Phong là người thôn Quả Trang, thị trấn Tăng Thôn, là giáo viên trung học thị trấn Tăng Thôn, anh công tác cẩn thận, tận tâm làm hết trách nhiệm. Bởi vì anh tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nên hễ đến ngày nhạy cảm (25 tháng 4 hoặc 20 tháng 7 hoặc thời gian quốc gia tổ chức hội nghị), lãnh đạo nhà trường đều ép buộc anh viết “giấy đảm bảo”, ép anh từ bỏ tín ngưỡng Chân-Thiện-Nhẫn, không viết thì bị đe dọa đuổi việc.
Đổng Thúy Phương, nữ, là nghiên cứu sinh y học 19 tuổi, người thị trấn Hưng An, thị xã Cao Thành, tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Bắc. Sau ngày 10 tháng 7 năm 1999, vì cô đến Bắc Kinh khiếu nại cho Pháp Luân Công nên nhiều lần bị những nhân viên an ninh địa phương quấy nhiễu đe dọa, bị ép đến nỗi đầu năm 2001 phải lưu lạc ở ngoại thành Bắc Kinh. Mùa xuân năm 2002, Đổng Thúy Phương bị bắt khi phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công, bị giam ở trại cải tạo Đại Hưng, Bắc Kinh, trong thời gian đó chịu hết những nhục hình. Ngày 10 tháng 3 năm 2003, cô bị chết oan uổng ở trong nhà giam, phần đầu thi thể có một cái lỗ, toàn thân đầy thương tích.
Những trường hợp này ở thị xã Cao Thành chỉ là một phần của tảng băng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, khoảng năm 1999, số người học Pháp Luân Công ở thị xã Cao Thành có hơn 1.000 người, bao nhiêu gia đình đã phải trải qua những phong ba bão táp như thế này thì chỉ dùng vài lời khó có thể nói hết. Tháng 3 năm 2005, Minh Huệ Net đã tiết lộ một bản thông báo của Văn phòng Phòng chống Ngăn ngừa của Thị ủy Cao Thành ngày 1 tháng 2 năm 2005 gửi các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan trực thuộc về việc triển khai công tác bức hại Pháp Luân Công trong thời gian Tết 2005, đã chứng minh Thị ủy Cao Thành của Trung Cộng đã tích cực dốc hết sức tham gia cuộc bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân: tẩy não, chuyển hóa. Công văn chỉ thị phải đạt được “chỉ tiêu 3 không”: “Chỉ tiêu không có người đến Bắc Kinh khiếu nại; chỉ tiêu không có người tụ tập kháng nghị; chỉ tiêu không có việc chèn phát chương trình vô tuyến, hữu tuyến”. Thực hiện “chỉ tiêu 3 không” chính là các học viên Pháp Luân Công bị hạn chế tự do, bị quấy nhiễu vô lý, bị phạt tiền trái pháp luật, bị bắt trái pháp luật, bị giam trái pháp luật, bị cưỡng ép tẩy não, bị nhục hình hành hạ, bị khai trừ công chức, bị bãi bỏ lương hưu, bị liên lụy đến đơn vị và người nhà, thậm chí bị bức hại đến tàn phế, đến chết, nhà tan người chết.
Cùng với tội ác bức hại thì nhưng cảnh cáo của việc báo ứng cũng đã sớm như bóng theo hình, nhưng có bao nhiêu người tĩnh tâm xuống suy ngẫm đây.
Trương Thiệu Quốc, nguyên Bí thư Thị ủy Cao Thành. Khoảng năm 2000, đúng lúc cao điểm bức hại Pháp Luân Công, Phòng Công an thị xã Cao Thành báo cáo công tác với Trương về vấn đề bức hại Pháp Luân Công rằng: “Có người của chúng ta (chỉ bản thân và người nhà quan chức cũng tu luyện), làm thế nào?”. Trương Thiệu Quốc thét như điên dại rằng: “Bất kể là ai, bắt tất, đánh tất, phạt tất”. Kết quả là mùa xuân năm 2002, trong Đại hội do thị xã Cao Thành tổ chức, Trương Thiệu Quốc trở thành người thực vật, nửa năm sau thì chết khi mới hơn 50 tuổi.
Ngụy Lập Nham, nguyên Trưởng ban Bảo vệ Chính trị, phòng Công an thị xã Cao Thành (chuyên trách bắt các học viên Pháp Luân Công một cách trái pháp luật), ban Bảo vệ Chính trị sau này đổi tên thành Đại đội Bảo vệ An ninh Quốc gia, Ngụy Lập Nham đảm nhiệm Đại đội trưởng Đại Đội Bảo vệ An ninh Quốc gia. Tất cả những học viên Pháp Luân Công khu vực Cao Thành bị bắt, bị phạt tiền, bị cải tạo lao động đều có liên quan đến Ngụy. Trong thời gian đó, học viên Pháp Luân Công Đổng Thúy Phương (nữ, nghiên cứu sinh y học, người thị trấn Hưng An, thị xã Cao Thành, năm 2003 bị bức hại đến chết) chính là do Ngụy Lập Nham trực tiếp dẫn người nhiều lần đến lục soát nhà và bắt người một cách trái pháp luật. Người này còn tham gia bắt cóc Dương Tuyết Thúy (giảng viên đại học), đưa cô đi cải tạo lao động một năm. Kết quả là Ngụy Lập Nham bị ung thư dạ dày và chết vào mùa thu năm 2014 khi mới hơn 40 tuổi.
Trương Tố Miêu, nữ, nguyên nữ cảnh sát trại giam thị xã Cao Thành. Khoảng năm 2000, trong thời gian có nữ học viên Pháp Luân Công bị bắt và giam trái pháp luật ở trại giam đã tuyệt thực kháng nghị, Trương Tố Miêu liền cùng bác sĩ trại giam lợi dụng phạm nhân nam khiêng nữ học viên Pháp Luân Công ra khỏi nhà giam, đồng thời bức thực một cách dã man. Trương còn dùng đế giày đánh vào mặt học viên Pháp Luân Công. Kết quả là khoảng năm 2003, đứa con trai duy nhất của Trương đi xe máy đâm vào một chiếc xe tải đang đỗ và tử vong khi mới 18, 19 tuổi.
Lý Lộ Bình, nguyên Phó phòng Tổ chức Trung Cộng. Chính quyền thị xã Cao Thành của Trung Cộng nhiều lần tổ chức “lớp học tập”, “chuyển hóa” cưỡng chế (tức lớp tẩy não), cưỡng ép các học viên Pháp Luân Công xem ti vi vu cáo phỉ báng Pháp Luân Công, cưỡng ép các học viên Pháp Luân Công viết “Giấy bảo đảm không luyện công”, không cho các học viên Pháp Luân Công khiếu nại để làm rõ sự thực, giam giữ trái pháp luật hơn 10 ngày, thậm chí mấy chục ngày cũng không cho các học viên Pháp Luân Công về nhà. Lý Lộ Bình là người tổng phụ trách “lớp chuyển hóa”. Năm 2014, người này bị báo ứng, bị bắt vì tham nhũng.
Có lẽ những cá nhân xuất hiện vấn đề như trên nhưng người xung quanh vẫn cho rằng sự việc không liên quan đến mình. Ngày nay dịch bệnh ập đến, ai nấy đều thấy nguy hiểm. Hãy xem những khu vực bị dịch bệnh nặng trên toàn quốc, đều là những khu vực bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng. Điều tra của Minh Huệ Net cho thấy: Trong 14 năm từ năm 1999 đến 2013, 10 khu vực bức hại Pháp Luân Công nghiệm trọng nhất là Hắc Long Giang, Hà Bắc, Liêu Ninh, Cát Lâm, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Hà Nam, Bắc Kinh, trong đó số học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết nhiều nhất là tỉnh Hắc Long Giang, thứ 2 là tỉnh Hà Bắc, thứ 3 là Liêu Ninh. Trung Cộng dùng lời dối trá và bạo lực hại người, dùng lợi ích dụ dỗ nhân viên các cấp phạm tội với những đệ tử của Thần Phật, là tội ác của Trung Cộng gây ra dịch bệnh hoành hành. Sự bức hại chính Pháp của Trung Cộng mới chính là cội nguồn của dịch bệnh.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/17/瘟疫的源头-418661.html
Đăng ngày 25-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.