[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp]
Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này.
Hướng tới sự chấm dứt cuộc đàn áp này, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và sử ký lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý đọc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống lại nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công vừa qua.
Các bài báo trước đó ở trong loạt phóng sự này:
“Khái quát về cuộc bức hại” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/1/118272.html)
“Những câu hỏi thường gặp về cuộc bức hại” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/2/118294.html)
“Mốc thời gian của cuộc bức hại” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/3/118302.html)
” Cuộc bức hại: Nguồn gốc” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/4/118331.html)
” Cuộc bức hại: Sự giết chóc” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/5/118357.html)
” Cuộc bức hại: Những cá nhân then chốt” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/5/118351.html)
“Thu hoạch nội tạng” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/6/118389.html)
“Thế Vận Hội Bắc Kinh và Pháp Luân Công (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/6/118388.html)
“Hệ thống lôi kéo ” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/4/118326.html)
******
Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngăn cấm Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào năm 1999, chính quyền Trung Quốc đã tận dụng nhiều bộ máy khác nhau trong nỗ lực ép buộc học viên từ bỏ đức tin của họ và cuối cùng là xóa bỏ nhóm tập này. Những cách thức đó bao gồm từ việc tra tấn dã man và lạm dụng tình dục, đến việc dọa dẫm và sách nhiễu gia đình các học viên, thậm chí thành lập một lực lượng đặc nhiệm nằm ngoài vòng pháp luật trên toàn quốc để thực hiện chính sách “nhổ tận gốc”.
Ít nhất 1.000 học viên đã bị tra tấn tâm thần tại nhiều bệnh viện tâm thần ở Trung Quốc, mặc dù con số thực tế có thể cao hơn nhiều lần, và có khả năng vượt xa số lượng người bất đồng chính kiến bị bức hại chính trị tại các nhà thương điên trong thời kỳ Stalin.
Trong những trại tâm thần ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các học viên Pháp Luân Công bị tiêm các loại thuốc độc không rõ tên. Một số loại thuốc này đã từng được thí nghiệm trên chuột lang và khiến chúng bị ảo giác kéo dài sau khi tiêm thuốc. Một số con khác chịu đựng thương tổn ở hệ thần kinh trung ương do bị tiêm thuốc. Thế nhưng có những người – có tinh thần khỏe mạnh nhưng bị ép buộc nhập viện vì những lý do chính trị – đã trở nên rối loạn sau khi “được điều trị” ở đây.
Ông Robin Munro là người đã có nhiều đột phá trong việc vạch trần sự ngược đãi tâm thần. Trong cuốn sách của ông vào năm 2006, “Điều tra tâm thần học ở Trung Quốc: Bất đồng, Tâm thần và Luật pháp sau năm 1949 ở Trung Quốc”, Muro đã dành riêng một chương nói về sự bức hại tâm thần đối với các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
Ngược đãi tâm thần đối với học viên Pháp Luân Công và nhiều người khác, những người đã bị làm cho phát điên vì kiên định vào những quan điểm mà không tuân theo ĐCSTQ, đã được ghi chép lại và vẫn tiếp diễn dưới chế độ hiện tại trong nhiều thập niên. Nhiều tổ chức như Hiệp hội tâm thần thế giới (WPA), Human Rights Watch và Ủy ban Điều trị Tâm thần Geneva đã báo cáo về vấn đề này; riêng WPA đã theo đuổi cuộc điều tra về việc ngược đãi học viên Pháp Luân Công tại các trại tâm thần ở Trung Quốc nhưng đã liên tục bị từ chối.
Tra tấn tại các bệnh viện tâm thần phục vụ cho hai mục đích cơ bản của ĐCSTQ. Đầu tiên, nó nhắm vào việc gây tai tiếng cho Pháp Luân Công bằng cách làm cho các học viên phát điên. Tiếp theo, nó cho phép nhiều loại hình phạt nghiêm trọng và một giải pháp tiềm năng để xử lý những người được coi là những học viên kiên định, những người kiên quyết từ chối “chuyển hóa”.
Các công cụ của loại tra tấn tâm thần này – bao gồm sốc điện, thuốc an thần, và nhiều loại thuốc khác – nhắm vào các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, như là một phương tiện để tra tấn và thao túng.
Ở phía bên kia những bức tường của nhà thương điên, nhiều phương pháp đã được phát hiện là được công an và cai ngục sử dụng. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã tường thuật lại cách mà người phát ngôn của công an Bắc Kinh có thể liên hệ được với bệnh viện, và khi được hỏi về việc ngược đãi, ông ta đã giải thích: “Họ không phải là bệnh nhân, họ ở đó là để giáo dục lại… Phần lớn họ đều là các phần tử Pháp Luân Công quá khích, những người đã đến Bắc Kinh để phản đối.”
Dưới đây là một ví dụ về điều mà nhiều học viên Pháp Luân Công đã chứng kiến trong các bệnh viện tâm thần:
Chúng tôi bị giam tại Bệnh viện tâm thần thành phố Từ Châu trong hơn ba tháng. Chúng tôi bị trói vào giường bằng vũ lực, và những người được gọi là nhân viên y tế đã tiêm thuốc và ép đổ “thuốc” vào cổ họng của chúng tôi. Họ tiêm những loại thuốc không rõ tên cho chúng tôi. Chúng tôi đã ngất đi và bị bất tỉnh sau khi tiêm thuốc.
Khi các liều thuốc bắt đầu có hiệu lực, chúng tôi đã chịu nhiều đau đớn. Nó nghiêm trọng đến mức khiến chúng tôi bị đau quằn quại, kêu thét thảm thiết, và tự đập vào tường một cách tuyệt vọng để khiến chúng tôi bất tỉnh nhằm thoát khỏi cơn đau.
Khi ảnh hưởng của liều tiêm đã hết hiệu lực, chúng tôi đã hỏi nhân viên y tế, “Tại sau các ông lại tiêm và đưa các chất có hại khác cho chúng tôi, dù chúng tôi đều là người khỏe mạnh?” Họ đã trả lời một cách hổ thẹn: “Chúng tôi không có sự lựa chọn. Điều này được chỉ đạo từ bên trên. Chúng tôi phải tuân lệnh cấp trên nếu chúng tôi muốn giữ việc làm. Chúng tôi không muốn đối xử với các bạn theo cách đó, nhưng chúng tôi đều không muốn mất việc làm.”
— Hồi ức của một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Từ Châu (Từ “Báo cáo điều tra về bức hại tinh thần các học viên Pháp Luân Công”)
Nguồn: https://faluninfo.net/print/569/
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/7/118410.html
Đăng ngày 01-10-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.