Theo một phóng viên ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-04-2010] Bệnh viện tâm thần Bảo Đình, còn được biết với tên là Bệnh viện Nhân dân số 6 tỉnh Hà Bắc, được ĐCSTQ sử dụng để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Trong vòng 11 năm, ĐCSTQ đã giam giữ nhiều học viên không từ bỏ Pháp Luân Công ở Bệnh viện tâm thần Bảo Đình. Tại bệnh viện này, có ít nhất 24 học viên bị ép tiêm nhiều loại thuốc làm tổn hại cho não, gây mất tự chủ hoặc tử vong Vì sợ hãi và lo cho lợi ích cá nhân nên các bác sĩ và y tá đã tham gia việc bức hại hoặc giữ im lặng.

Tên gọi trước của bệnh viện này là Bệnh viện tâm thần tỉnh Hà Bắc; địa chỉ số 572, đường Đông Đông Phong, thành phố Bảo Đình

2010-4-17-minghui-persecution-191359-0--ss.jpg
Bệnh viện tâm thần Bảo Đình

Tiêm thuốc độc dẫn đến tử vong

1. Cô Vinh Phượng Hiền đã qua đời sau khi bị ép tiêm thuốc

2010-4-17-minghui-persecution-191359-1--ss.jpg
Cô Vinh Phượng Hiền

Ngày 11 tháng 5 năm 2001, cô Vinh Phượng Hiền đã bị bắt bởi bí thư Hầu và hai cảnh sát ở đồn cảnh sát địa phương nơi cô sống . Họ đã đưa cô đến Trại tẩy não khu đô thị Mới, nơi cô đã bị giam trong phòng biệt giam. Sau đó, cô đã bị đưa đến Bệnh viện tâm thần Bảo Đình, ở đó cô đã bị tiêm một loại thuốc độc không rõ nguồn gốc. Ngày hôm sau, cô Vinh đã qua đời tại bệnh viện; lúc đó cô mới 32 tuổi. Bệnh viện đã trả cho gia đình cô 7,000 nhân dân tệ tiền bồi thường.

2. Bà Tào Uyển Như

Bà Tào Uyển Như là một học viên Pháp Luân Công ở Nguyên Giáp Thôn, huyện Lai Nguyên. Bà đã bị cưỡng ép đưa đến Bệnh viện tâm thần Bảo Đình. Ngày hôm sau, bà Tào, một người khỏe mạnh, đã qua đời sau khi bị tiêm nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc. Bệnh viện đã bồi thường cho gia đình bà 10,000 nhân dân tệ

Bị chấn thương từ nhiều loại thuốc gây tổn thương thần kinh

1. Bà Hàn Tuấn Miêu

Bà Hàn Tuấn Miêu, 53 tuổi, là nhân viên phòng tuyển dụng của Ban Giáo Dục huyện Hùng. Bà đã bị bắt bởi một nhân viên Phòng an ninh công cộng huyện và bị đưa đến Bệnh viện tâm thần Bảo Đình. Tháng 11 năm 1999, bà đã bị bốn người đàn ông giữ chặt, và tiêm nhiều loại thuốc gây tổn thương thần kinh, khiến cho bà không thể ngồi hoặc nằm xuống trong hai tuần trước khi bà được thả.

2. Cô Cố Bằng

Cô Cố Bằng, là một giáo viên dạy trẻ ở trường mẫu giáo dành cho các nhân viên của một nhà máy thuốc lá ở Bảo Đình. Cô đã đến Bắc Kinh hai lần để thỉnh cầu tới chính quyền trung ương, nhân danh Pháp Luân Công. Nhân viên Phòng 610 và nhiều người ở nơi làm việc của cô tại quận Nam Thị đã đưa cô đến Bệnh viện tâm thần Bảo Đình để ép cô từ bỏ niềm tin của mình. Tại đó, cô đã tuyệt thực để phản đối việc bức hại. Cô bị trói, bị bức thực, bị đánh bằng dùi cui điện, và bị ép tẩy não. Sau đó cô còn bị tiêm nhiều loại thuốc khiến cô không thể nói hoặc ăn, và cô còn bị mất phương hướng đến nỗi cô không biết nên ngồi hay đứng.

Sau khi bị bức hại tàn nhẫn trong sáu tháng, cô Cố đã miễn cưỡng nói rằng cô có thể ngừng tập Pháp Luân Công. Rồi sau đó cô đã được thả. Sau khi trở về nhà, một người khỏe mạnh và có lý trí trước kia đã trở thành một người tâm thần không ổn định, đó là do những tổn thương mà cô đã trải qua, gia đình cô đã đưa cô về lại bệnh viện tâm thần.

3. Anh Lưu Dũng

Anh Lưu Dũng, 39 tuổi, là nhân viên Tập đoàn sắt thép Hàm Đam, anh sống tại Khu số 1, La Thành Đầu, thành phố Hàm Đan. Sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, anh Lưu đã đến Bắc Kinh bốn lần để thỉnh nguyện công lý  cho Pháp Luân Công. Tháng 9 năm 1999, anh đã bị bắt giam và sau đó bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức. Ngày 2 tháng 6 năm 2001, giám đốc nơi anh làm đã đưa anh đến Bệnh viện tâm thần Bảo Đình, nơi anh vẫn đang bị bức hại.
Khi mới đến nơi này, anh Lưu đã bị tiêm một loại thuốc khiến cho anh bị ốm nặng đến mức nguy kịch.

Anh Lưu bị giam ở Bệnh viện tâm thần Bảo Đình đã gần chín năm. Anh không được phép viết thư, gọi điện, hoặc gặp người thân, thậm chí anh còn không được phép có một cái bút và một mẩu giấy. Anh đã hoàn toàn bị giam biệt lập với thế giới bên ngoài. Hàng ngày anh phải lau chùi toàn bộ khu nhà, gồm cả phòng vệ sinh. Anh đã hai lần cố chạy thoát. Ở lần thứ hai, anh đã bị bắt trên một chiếc xe buýt đường dài và bị đưa về.

Anh Lưu bị ép phải uống thuốc hàng ngày, và bác sĩ kiểm tra miệng anh để đảm bảo anh đã nuốt thuốc. Một bác sĩ đã nói với anh, “Tôi biết là anh không ốm, nhưng chúng tôi bị ép phải làm việc này.”

4. Bà Vương Tân Phượng

Tôi là Vương Tân Phượng, 45 tuổi. Tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1996. Vào một ngày năm 2001, nhiều người trong gia đình tôi, những người bị lừa dối bởi ĐCSTQ, đã lừa tôi đến bệnh viện tâm thần, nơi tôi đã bị cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

Tại nơi này, sau khi bị tiêm thuốc, họ đã ép tôi uống thuốc, và bác sĩ đã kéo lưỡi của tôi ra để chắc rằng tôi đã nuốt chúng. Một bác sĩ nữ nói với tôi, “Cô là người duy nhất bình thường ở đây. Cô có thể giúp nhân viên quét nhà và rửa bát.” Sau đó, bốn hay năm bác sĩ nam đã giữ chặt tôi trên giường và tiêm thuốc cho tôi. Trước đó, tôi đã bắt đầu cảm thấy lẫn lộn, và không thể ngồi hay nằm xuống. Tôi cảm thấy rất kích động và lo lắng, tôi đã đi vòng quanh nhiều lần, và tim tôi đập mạnh, hai tay tôi run rẩy, người tôi bị tê cứng, và sau đó tôi cảm thấy bị kiệt sức. Tôi đã chịu đựng trong mỗi phút, và mỗi giây phút đều trôi qua từ từ. Tệ hơn nữa, tôi bắt đầu bị co giật khi tôi nằm trên giường, khiến đầu tôi bị đập vào tường.

Vào đêm thứ 41 ở bệnh viện tâm thần, sau khi nhiều nhân viên ở bệnh viện bắt đầu lo lắng về việc làm của họ và các khoản thưởng có thể bị ảnh hưởng nếu như tôi qua đời ở trong bệnh viện, họ đã thông báo cho gia đình đến đưa tôi về. Ngày hôm sau, ngay sau khi gia đình tôi phát hiện ra trạng thái tinh thần không bình thường của tôi và nhìn tôi còn tồi tệ hơn cả chết, họ đã rất hối hận và ăn năn. Tôi bắt đầu tập lại Pháp Luân Công, và tinh thần và sức khỏe của tôi đã dần trở lại bình thường trong hơn một năm.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/18/221742.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/30/116564.html
Đăng ngày 19-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share