Tên: Lý Xuân Lan

Giới tính: Nữ

Tuổi: 37

Địa chỉ: quận Thanh Hà, thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh

Nghề nghiệp: Chưa rõ

Ngày bị bắt gần nhất: tháng 10 năm 2006

Nơi bị bắt gần nhất: Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia (马三家教养院)

Thành phố: Thiết Lĩnh

Tỉnh: Liêu Ninh

Hình thức bức hại: Bị chích điện, lao động cưỡng bức, bị tẩy não, bị đánh đập, tra tấn, tống tiền, nhà bị lục soát, bị thẩm vấn, bị giam giữ.

[MINH HUỆ 27-10-2009] ( Theo phóng viên tại tỉnh Liêu Ninh) Bà Lý Xuân Lan là người Hàn Quốc. Bà đã bị giam ba lần ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Kết quả là, tinh thần của bà bị suy sụp và bà đã không thể tự chăm sóc cho bản thân.

2009-10-26-lichunlan-01--ss.jpg
Bà Lý Xuân Lan trước lúc bị bức hại

2009-10-26-lichunlan-02--ss.jpg
Bà Lý bị suy sụp tinh thần

Bà Lý và cha là ông Lý Trung Bân, cũng là một học viên, đều bị kết án một năm lao động cưỡng bức vào tháng 10 năm 1999. Bà Lý đã bị giam ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, nơi cai ngục đã dùng dùi cui điện để chích điện vào miệng bà, và bà cũng bị đánh đập tàn nhẫn. Ông Lý Trung Bân đã bị giam ở Trại lao động cưỡng bức thành phố Thiết Lĩnh, nơi ông đã bị buộc lao động cưỡng bức như phải đào các hố lớn và đập các ngôi nhà cũ.

Tháng 10 năm 2002, ông Lý đã lại bị bắt, ông đã bị tra tấn đến khi chỉ còn da bọc xương. Răng cửa của ông đã bị rụng mất và hai xương sườn của ông đã bị gãy. Dạ dày và ruột của ông đã bị tổn thương khiến ông không thể tự điều khiển được, thêm vào đó, hai chân của ông cũng bị thương. Tháng 4 năm 2004, ông đã được thả khi ông đang trong tình trạng hiểm nghèo. Những vết thương đã khiến ông vẫn chưa hoàn toàn bình phục. Bà Lý bị bắt giam, và được thả vào cuối năm 2003.

Vào một buổi chiều tháng 10 năm 2006, cảnh sát Triệu Bách Phong đã vào nhà bà Lý từ cửa sau. Bà Lý đã hỏi ông ta tại sao ông ta không mở cửa trước, và sau đó cảnh sát Triệu đã rời đi. Hai ngày sau, Lan Văn, đồn trưởng Đồn cảnh sát Hồng Kỳ, đã dẫn từ bảy đến tám cảnh sát đến nhà bà Lý, và lấy đi số tiền mặt là khoảng 500-600 đô-la Mỹ, và đã bắt bà Lý và cha của bà. Đây là lần thứ ba cả hai người đều bị bắt.

Cả hai người đều bị thẩm vấn và bị tra tấn. Cảnh sát đã dùng dùi cui điện để chích điện bà Lý trong hơn một giờ và đã nhốt bà trong một cái lồng sắt. Ngày hôm sau, cảnh sát đã đưa cả hai đến Nhà giam thành phố Khai Nguyên. Ông Lý đã phát hiện ra mặt của con gái ông bị biến dạng, miệng của bà Lý đã bị sưng tím. Cảnh sát đã đưa bà đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia sau khi giam bà 40 ngày tại Nhà giam thành phố Khai Nguyên.

Bà Lý đã bị giam tại Khu số một và Khu số ba trong 20 tháng. Không thể xác định được những kiểu tra tấn mà bà đã trải qua, bởi vì bà đã bị mất khả năng trong việc nghĩ và nói chuyện. Nhiều học viên khác đã bị giam trong cùng khu với bà nói rằng mặt của bà đã bị chấn thương.

Cuối tháng 7 năm 2008, gia đình bà Lý đã nhận được thông báo trả tự do của bà, nhưng khi họ đến để đưa bà về, cảnh sát địa phương đã đưa bà đi giám sát chặt chẽ trong kỳ Thế Vận Hội. Khi bà trở về nhà, gia đình bà đã phát hiện ra bà không thể tự chăm sóc cho bản thân, và bà đã bị bệnh tâm thần.

Ông Lý cũng bị tra tấn ở Nhà giam thành phố Khai Nguyên. Cảnh sát địa phương Lan Văn và Triệu Bách Phong đã cố lấy nhà của ông Lý bằng việc ép ông phải kí tên, nhưng ông Lý đã từ chối. Trại lao động thành phố Thiết Lĩnh đã từ chối nhận ông Lý vì tình trạng sức khỏe của ông, nên ông đã được thả tự do.

Ông Lý phải chăm sóc bà mẹ 90 tuổi và con gái bị bệnh tâm thần, ông đã phải rời khỏi nhà để tránh bị quấy nhiễu. Họ có một cuộc sống khó khăn.

Địa chỉ Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia: Thôn Mã Tam Gia, thị trấn Mã Tam Gia, quận Vu Hồng, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, mã vùng 110145.

Viên Dương Kiện, Quản lý của ĐCSTQ ở khu nữ trại lao động Mã Tam Gia: 86-24-89295000

Vương Nãi Dân, Quản lý nữ ở trại lao động Mã Tam Gia: 86-24-89295001

Lý Minh Ngọc, Trương Xuân Quang, Quản lý khu số một: 86-24-89295133

Trương Trác Tuệ, Vương Hiểu Phong, Quản lý khu số ba: 86-24-89295135


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/27/211177.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/31/111997.html
Đăng ngày 04-12-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share