Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.

[MINH HUỆ 15-09-2019] Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ trước ngày 20 tháng 7 năm 1999. Mặc dù hàng ngày đều làm ba việc, nhưng tôi thường quên việc dùng tiêu chuẩn của người tu luyện để ước thúc bản thân. Tôi vẫn còn nhiều chấp trước, đặc biệt là vấn đề tu khẩu.

Thời gian trước, khi tôi đang trông cháu ngoại học bài, con bé không tập trung và chỉ muốn chơi. Tôi nói với cháu: “Nếu cháu không học cho tốt, sau này thì cũng chỉ như bố cháu, lái xe kiếm sống thôi.” Con bé nói lại những lời đó với bố, vì chuyện này mà con gái và con rể tôi cãi nhau. Tôi đã không nhớ rằng mình nên tu khẩu, khi sự việc xảy ra cũng không hướng nội tìm thiếu sót.

Vài ngày sau, tôi đột nhiên cảm thấy buồn nôn và đau ngực, cơn đau càng ngày càng nghiêm trọng. Sau một giờ, tôi tứ chi vô lực và người bắt đầu vã mồ hôi. Tôi không thể đứng dậy và muốn nôn mửa. Tôi nhận ra cựu thế lực đã thấy tôi không giữ vững tâm tính, muốn lợi dụng những thiếu sót của tôi để bức hại. Tôi ngay lập tức phát chính niệm. Tôi tự nhắc nhở tôi là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp và cầu xin Sư phụ bảo hộ. Cho dù tôi có thiếu sót, tôi sẽ chính lại bản thân, không cho phép cựu thế lực dùng cớ gì để bức hại. Sau một lúc, tôi cảm thấy tốt hơn.

Khi hướng nội tìm, tôi nhận ra bản thân có tâm không thiện và coi thường người khác. Một thời gian dài, tôi coi thường chồng và luôn chú ý tới những khuyết điểm của ông ấy. Thậm chí đối với con rể tôi còn xem thường hơn. Lý do tôi luôn chỉ trích con rể trước mặt cháu gái là vì tôi rất không thích con rể. Con rể tôi thường đi nhà hàng, uống rượu, hút thuốc và say xỉn với bạn bè. Ở nhà thì không làm việc gì, tính cách lại nóng nảy. Cả hai vợ chồng tôi đều không ưa con rể và cảm thấy tiếc cho con gái. Nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, có lẽ tôi đã can thiệp vào cuộc hôn nhân của chúng và khiến chúng ly hôn.

Từ khi tu luyện, tôi nhận thức ra có lẽ đó là quan hệ nhân duyên để giải quyết món nợ từ kiếp trước. Mặc dù hiểu được Pháp lý, nhưng tôi vẫn không thật sự đề cao bản thân trong Pháp, suy nghĩ của tôi vẫn ở tầng thứ người thường. Trong tâm tôi vẫn coi thường con rể. Tôi biết tôi nên hướng nội, nhưng chỉ cần nghĩ tới anh ta, trong tâm lại không thoải mái, thân thể mất hết sức lực, không thể nói chuyện. Tôi nhận ra nếu không thật sự hướng nội, những tư tưởng phụ diện sẽ lại đến can nhiễu tôi.

Chính lại bản thân

Tôi bắt đầu phát chính niệm nhiều lần. Tôi không thừa nhận đó là “bệnh.” Tôi xin Sư phụ gia trì và tự nhắc nhở: “Ta là đệ tử Đại Pháp. Không ai được phép khảo nghiệm ta. Ta ở đây là để trợ Sư cứu độ chúng sinh.”

Phát chính niệm xong, tôi liên tục hướng nội tìm. Tôi đã không coi con rể như một thành viên trong gia đình. Mỗi khi nghĩ về con rể, phản ứng đầu tiên của tôi là coi thường, ngoài mặt thì có vẻ đối tốt với con rể nhưng thực ra chỉ để cho con gái được an lòng. Thái độ đó không những ích kỷ, mà còn là phân biệt đối xử. Tôi đã không tu Chân. Tôi là kẻ đạo đức giả. Đây là biểu hiện của văn hóa Đảng ẩn sâu trong con người mà tôi không nhận thấy, không cảm giác được, nhưng lúc nào cũng biểu hiện ra.

Tôi nhớ Sư phụ đã giảng:

“người ta chỉ coi trọng chữ ‘luyện’ mà chẳng coi trọng chữ ‘tu’.” (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhắc nhở bản thân cần chú ý đến việc chính lại bản thân và thật sự bỏ đi những chấp trước như tâm oán hận, tâm phân biệt, và không chú ý tu khẩu. Vì con rể cưới con gái tôi, chắc chắn anh ta cũng có nhân duyên với tôi. Tôi nên thật lòng coi con rể như con trai, chăm sóc và thiện tâm giúp đỡ. Đó là cách mà một người tu luyện nên làm. Khi suy nghĩ thông suốt, tâm tôi rộng mở và mọi cảm giác bế tắc hoàn toàn biến mất. Tất cả mọi triệu chứng bệnh cũng không còn. Tôi nhận ra rằng khi tôi hướng nội tìm chấp trước, Sư phụ đã hoá giải khổ nạn cho tôi.

Khổ nạn này khiến tôi nhận thức ra việc tu luyện là vô cùng nghiêm túc. Không chỉ là làm ba việc của đệ tử Đại Pháp, trong cuộc sống hàng ngày cũng phải dùng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để đối chiếu và hành xử. Chúng ta không nên gây mâu thuẫn với người thường. Trong giai đoạn cuối cùng của tu luyện này, chúng ta nên thực tu bản thân trong Pháp, hướng nội vô điều kiện và bắt kịp tiến trình Chính Pháp. Chúng ta phải thật sự xứng đáng với sự từ bi cứu độ của Sư phụ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/15/393006.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/5/180188.html

Đăng ngày 15-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share