Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 09-09-2019] Gần đây, chồng tôi phải nhập viện trong 16 ngày, trong khoảng thời gian đó tôi phải chăm sóc cho ông ấy. Ông nằm cùng phòng với hai bệnh nhân khác: Anh A, 48 tuổi và ông B, 85 tuổi.
Nghĩ đến nhu cầu của người khác trước
Anh A là người độc thân. Ngày hôm sau anh phải làm phẫu thuật, nhưng không có ai đến chăm sóc, chỉ có một cô cháu gái vội vội vàng vàng đến ký giấy từ bỏ khiếu nại nếu có rủi ro phẫu thuật. Sau đó, cô ngẫu nhiên tìm được một số điện thoại của một y tá từ bảng thông báo. Cô nói rằng cô phải đi du lịch vào ngày hôm sau, và rồi chúng tôi không bao giờ gặp lại cô ấy.
Anh A bị điếc nhưng thích nói chuyện. Vì không nghe được, nên anh nói lớn tiếng. Anh cũng thích nghe ngóng chuyện của người khác. Không có gì ngạc nhiên khi mọi người không thích anh ấy. Tuy nhiên, là người tu luyện có nội tâm lương thiện từ bi, cho nên tình huống của anh khiến tôi nảy sinh đồng cảm.
Ông B cũng là người độc thân và có một cháu trai họ xa đến giúp. Ông chưa phẫu thuật nhưng có gắn ống thông tiểu. Cháu trai ông luôn có vẻ buồn chán. Việc di chuyển đối với ông B không dễ dàng. Ông cúi gập người và bước đi từng chút một, với một tay cầm túi nước tiểu một tay cầm nạng. Ngoài việc đồng cảm và thương hại ông, tôi cũng cảm thấy có phần kính trọng vì cảm thấy ông rất có nghị lực và kiên cường.
Vào đêm sau khi chồng tôi phẫu thuật, tôi không thể ngủ và chỉ nằm nghỉ trên ghế. Tôi nghe anh A lẩm bẩm rằng túi đựng nước tiểu của anh đã đầy, nhưng không có ai đổ. Hóa ra ban ngày anh đã đuổi y tá chăm sóc mình, vì vậy không có ai giúp anh đổ nước tiểu.
Nhìn xung quanh, tôi là người duy nhất trong phòng có thể giúp. Nhưng việc nhìn nước tiểu đỏ như máu không phải là một cảnh tượng dễ chịu. Nếu lần này tôi dọn, thế còn lần sau thì sao? Anh A đến bệnh viện để tán sỏi. Để đẩy cặn sỏi cần uống nhiều nước có nghĩa nước tiểu sẽ rất nhiều. Lúc này, trong lòng tôi cảm thấy oán hận, thầm nghĩ: “Sao anh ta dám đuổi y tá chăm sóc mình vậy chứ?!”
Tôi không thể quyết định phải làm gì. Là một đệ tử Đại Pháp, bản năng của tôi bảo tôi rằng cần nghĩ cho người khác. Vì vậy, tôi quyết định đổ nước tiểu cho anh ấy. Trong lúc tôi làm, A cảm động đến nỗi không nói nên lời. Túi đựng nước tiểu vừa hôi vừa tanh mùi thuốc. Cọ rửa xong mà tôi có cảm giác như vừa nuốt phải con sâu róm, muốn nôn mà không nôn được.
Khi đang nửa tỉnh nửa mơ, tôi nghe một y tá nói: “Ông đừng nói nữa, nói nhiều vô dụng. Chúng tôi không có cái nghĩa vụ này. Chính ông phải tự giải quyết.” Sau đó, tôi thấy ông B trở về phòng. Sau một lúc, dường như ông lại ra ngoài tìm y tá nhưng vấn đề vẫn không được giải quyết.
Thời gian trôi qua, nhưng tôi không biết bao lâu. Tôi nghe thấy ông B thở dài đau khổ. Tôi hỏi ông muốn gì và tôi có thể giúp không. Ông nói ống thông tiểu của ông bị vỡ và ông bị ướt quần. Ông muốn nhờ tôi mang cho ông một chiếc quần khô và giúp ông thay đồ.
Ôi trời ơi! Đúng như Sư phụ đã nói:
“Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi là một phụ nữ, sao có thể đi giúp thay quần cho một người đàn ông. Tôi cũng vốn là một phụ nữ nghiêm khắc và bảo thủ từ nhỏ, loại việc này sao tôi có thể làm được? Tuy nhiên, tôi vẫn quyết định giúp đỡ ông ấy.
Trong khoảnh khắc ngắn ngủi khi đang giúp ông ấy, tôi đã nghĩ đến một điều khác mà Sư phụ giảng:
“Từ nay trở đi chư vị gặp phải vấn đề gì thì đều không hề ngẫu nhiên, chư vị hãy có chuẩn bị tư tưởng như vậy. [Sẽ] khiến chư vị trải qua một số nạn, những thứ người thường không buông bỏ được thì toàn là khiến chư vị buông bỏ.” (Chương III • Tu luyện tâm tính, Pháp Luân Công)
Căn phòng vào lúc này là môi trường tu luyện của tôi. Những gì tôi phải đối mặt hiện tại là khổ nạn của tôi.
Sư phụ giảng:
“…bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến!” (Phật tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
“Phải nghĩ đến người khác trước!” Một niệm đầu mạnh mẽ lóe lên trong tâm trí tôi. Nghĩ đến người khác! Nghĩ đến người khác! Đúng vậy, ông ấy là một bệnh nhân, thân thể lại tàn tật, không có người thân để nương tựa. Ông ấy già hơn tôi 20 tuổi, có thể nói đối với tôi là bậc cha chú. Trong tình huống đặc thù này, tôi lại là người duy nhất có thể giúp đỡ. Nếu như bỏ mặc ông, tôi với những y tá kia có gì khác biệt chứ? Nếu như không giúp ông, ngày mai đến khi nào cháu ông mới đến?
Cảnh giới tư tưởng của người ta quyết định tâm thái và hành vi. Đệ tử Đại Pháp dùng Pháp quy chính cảnh giới tư tưởng của mình, tâm thái sẽ tường hòa và từ bi. Do đó, tôi bình tâm lại. Tôi bảo ông B giữ túi nước tiểu, còn tôi cẩn thận giúp ông thay quần.
Tôi nghĩ khổ nạn đã qua, nhưng không phải. Ông B năn nỉ tôi giúp ông giặt quần và phơi. Tôi nói ông có thể đợi cháu trai mình đến giúp nhưng ông không đồng ý. Vì lúc đó tâm tính của tôi đã được đề cao, nên tôi lại tiếp tục giúp ông. Mùi của chiếc quần còn khó ngửi hơn cả túi đựng nước tiểu kia nhiều. Nhưng không hiểu sao lúc đó trong tâm tôi cảm thấy nhẹ nhàng, tươi sáng.
Mọi việc theo yêu cầu của ông B được hoàn thành. Ông không nói cảm ơn, nhưng tôi thấy nước mắt lăn dài trên má ông. Tôi không biết ông khóc thay cho mình hay ông cảm động trước hành vi của tôi. Nhưng tôi cảm thấy rằng mình đã vượt qua khổ nạn.
Từ hôm đó, trong 13 ngày tiếp theo, ông B không làm dây bẩn quần của mình nữa. Về phần A, anh chưa đẩy xong cặn sỏi, nhưng bác sĩ đã rút ống thông tiểu vào ngày hôm sau, nên anh ấy có thể tự mình đi vệ sinh.
Sau những sự việc này, tôi hiểu Sư phụ đã an bài cho tôi buông bỏ tâm sợ bẩn. Trước đó, ngay khi nhìn thấy nước tiểu có màu máu, tôi sẽ nôn mửa. Việc đổ túi nước tiểu được an bài cho tôi và tôi đã vượt qua. Nhưng tôi vẫn bị chấp trước vào việc tránh những thứ bẩn thỉu, phản ánh bởi cảm giác muốn nôn như ăn phải côn trùng.
Quan niệm người thường của tôi nghĩ rằng tôi bị hạ thấp và xúc phạm lòng tự tôn khi là một phụ nữ ngoài 60 mà phải dọn bồn tiểu cho một người đàn ông ngoài 40.
Do đó, liền xuất hiện việc ông B cần thay quần là để khảo nghiệm lại tôi một lần nữa. Những việc này khiến tôi thấy được tính nghiêm túc của tu luyện. Mỗi tầng thứ tu luyện có một bộ tiêu chuẩn và sẽ không được tính nếu các tiêu chuẩn này không đạt được.
Tôi cũng thấy những chấp trước khác ở bản thân, như chấp trước vào tự ngã, xem thường người khác, v.v..
Sư phụ an bài một môi trường tu luyện thật sự
Những khổ nạn này là để khảo nghiệm tôi và xem tôi làm việc đó vì bản thân hay là cân nhắc cho người khác. Tôi đã bước qua một ranh giới giữa người và thần. Đây là những khảo nghiệm mà Sư phụ an bài để tôi có thể đề cao tâm tính.
Thực ra, bản thân những việc này không khó. Khó ở chỗ tôi đứng ở cơ điểm nào xem xét vấn đề. Khi dùng quan niệm người thường để nhận thức vấn đề, tâm trí tôi tràn ngập “tự ngã” – Tôi là phụ nữ, tôi cao hơn người khác, v.v.. Sử dụng quan niệm người thường để loại bỏ chấp trước cũng giống như một con lạc đà cố gắng chui qua lỗ kim. Đơn giản là không thể!
Do đó, tôi cần tu vững chắc. Khi dùng chính niệm nhận thức các việc từ Pháp, tôi từ bi và tốt bụng, tôi quan tâm đến chúng sinh. Mọi việc tôi làm là cho người khác. Trong trường hợp này, tôi thấy A tàn tật và không có người thân để nương tựa.
Khi một người tu luyện trải qua khổ nạn và đạt tiêu chuẩn, nó giống như nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Các khảo nghiệm tương tự sẽ không lặp lại. Hướng nội tìm thiếu sót là việc quan trọng. Tôi tự trách bản thân vì đã không học Pháp tinh tấn và tu vững chắc. Nếu ngay từ đầu tôi đặt mình vào vị trí của một sinh mệnh vô ngã, thì việc vượt qua khổ nạn thật dễ dàng. Thật đơn giản khi chúng ta tu dựa trên Pháp.
Khi nhìn lại, tôi cảm thấy biết ơn vì những cơ hội mà anh A và ông B đã tạo ra cho mình. Con xin cảm tạ Sư phụ vì đã an bài cho con môi trường tu luyện này.
Giảng chân tướng về Đại Pháp
Tôi muốn giảng chân tướng về Đại Pháp cho anh A và ông B. Lần đầu tiên A nghe tôi nói về chủ đề này, anh căng thẳng và liên tục nhìn quanh với vẻ lo lắng.
Cô y tá thích nói chuyện với tôi. Khi tôi nói với cô rằng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô lùi lại sợ hãi và dựa vào tường. Cô nhìn tôi một lúc lâu và không dám nói câu nào.
Tôi chia sẻ với cô ấy trải nghiệm của mình: Tôi từng bị tai nạn xe hơi và bị gãy tay, cánh tay lúc đó dường như buông thõng đung đưa trên cơ thể. Tôi cũng bị gãy bảy xương sườn ở bên phải ngực. Bác sĩ nói rằng tôi sẽ không thể cử động được trong ít nhất 100 ngày, nhưng tôi đã có thể tự chăm sóc bản thân chỉ sau 37 ngày.
Cô y tá bàng hoàng. Cô nói trong những năm làm công việc chuyên môn của mình, cô chưa từng nghe về trường hợp nào phục hồi nhanh như vậy. Cuối cùng, cô đã đồng ý thoái xuất khỏi Đội Thiếu niên Tiền phong bằng tên thật của mình.
Cháu trai của ông B là Tiểu Từ. Có lần tôi tặng anh tài liệu Đại Pháp, nhưng anh lắc đầu. Anh lạnh lùng nhìn tôi và nói với vẻ khinh thường: “Tôi không đọc những thứ này.” Anh ta ngụ ý rằng anh ta thuộc tầng lớp cao. Sau khi tôi kể cho anh nghe một câu chuyện về bản thân và anh thấy tôi ước thúc bản thân mình như thế nào, anh nảy sinh tâm kính trọng. Anh cũng đã dùng tên thật của mình thoái xuất khỏi Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên Tiền Phong. Khi chúng tôi tạm biệt, tôi tặng anh tài liệu và một lá bùa hộ mệnh. Anh cẩn thật gói lại và cất đi. Anh nói anh sẽ chia sẻ câu chuyện với vợ mình và cho cô ấy xem tài liệu.
Sau khi A xuất viện, tôi đã gặp bà C, một bệnh nhân mới. Bà phải phẫu thuật vào ngày hôm đó và cảm thấy sợ hãi. Tôi bảo bà đừng lo lắng. Sau đó, tôi tặng bà một lá bùa hộ mệnh và khuyên bà niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” khi được phẫu thuật. Tôi nói rằng Sư phụ sẽ bảo hộ bà. Tôi lấy ra hai lá bùa hộ mệnh, nghĩ sẽ tặng bà một lá và giữ lại một lá cho người khác. Nhưng bà muốn cả hai, vì vậy tôi đã tặng cả hai lá bùa cho bà.
Hai giờ sau, ca phẫu thuật kết thúc, và bà trở về phòng. Tôi hỏi xem bà có niệm những từ đó không. Bà nói: “Vâng, tôi có niệm. Tôi sẽ niệm những từ đó mỗi ngày khi trở về nhà.”
Câu chuyện này đã chứng thực rằng Sư phụ của chúng ta vô cùng từ bi. Nếu không có những an bài này, có lẽ tôi đã không gặp những người này, và có lẽ họ cũng sẽ không có cơ hội nghe chân tướng về Đại Pháp. Vẫn còn nhiều người ở Trung Quốc tái mặt sợ hãi khi nhắc đến Pháp Luân Đại Pháp. Cứu người quả thật rất khó!
Hôm nay, khi tôi nhớ đến anh A, ông B và bà C, trong lòng tôi cảm giác vui mừng đã thay thế cho cảm giác thương hại họ lúc mới bắt đầu gặp. Tôi mừng cho họ vì họ đã lựa chọn tiếp duyên với Đại Pháp và lựa chọn một tương lai tươi sáng. Họ là những người hạnh phúc nhất!
Con xin cảm tạ ân cứu độ của Sư tôn!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/9/392400.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/25/181222.html
Đăng ngày 14-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.