Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trùng Khánh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-08-2019] Tôi đã đọc bài giảng của Sư phụ về tâm thanh tịnh rất nhiều lần. Sư phụ giảng:

“Cũng nói, nguyên nhân căn bản làm người ta không tĩnh lại được, không phải là vấn đề thủ pháp, không phải vì có tuyệt chiêu nào đó, mà là vì tư tưởng của chư vị, cái tâm của chư vị không tịnh. Chư vị ở nơi xã hội người thường, ở trong mâu thuẫn giữa người với người, chỉ vì lợi ích cá nhân, thất tình lục dục cũng như các chủng chấp trước dục vọng, chư vị đấu tranh với người ta, những thứ ấy chư vị chưa vứt bỏ được, chưa có thể coi nhẹ chúng được, vậy mà chư vị muốn tĩnh lại ngay, nói sao dễ vậy?” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, dường như tôi đã quên những lời giảng này, điều đó có nghĩa là tôi chưa thực sự coi trọng những điều đó từ trong tâm. Khi đọc những lời giảng của Sư phụ về vấn đề này, tôi chỉ học Pháp nhưng không đắc Pháp. Gần đây, tôi có một số thể ngộ mới và muốn chia sẻ cùng các bạn đồng tu.

Tâm thanh tịnh có thể giúp chúng ta làm tốt ba việc

Khi học Pháp, tâm trí tôi thường bị lạc mất. Tư tưởng của tôi đầy những dục vọng chấp trước, tôi quên rằng học Pháp là một việc nghiêm túc và thần thánh. Mặc dù mắt đang đọc sách Chuyển Pháp Luân, miệng đang đọc từng từ từng từ, nhưng tâm trí tôi lại nghĩ về những điều khác. Kết quả là tôi bỏ sót từ hoặc thậm chí là thêm từ vào. Sau đó, tôi không thể nhớ được những gì mình đã đọc. Làm sao nội hàm thâm sâu hơn của Pháp có thể triển hiện cho tôi được?

Tôi nghĩ: “Tại sao mình lại cứ mãi mất tập trung như vậy?” Tôi tự nhủ: “Mình không muốn tất cả những chấp trước và tạp niệm này. Chúng không phải là của mình. Mình muốn học Pháp với tâm thanh tịnh và không điều gì được phép can nhiễu mình. Mình là một học viên, mình làm sao có thể để cảm xúc và những chấp trước vào tình trở ngại mình được?”

Sư phụ đã giảng cho chúng ta rất rõ ràng:

“Người ta nói: ‘Ta đến xã hội người thường, giống như đến khách sạn, tá túc vài ngày, rồi vội rời đi.’” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Là người tu luyện, chúng ta cần tu đạt đến tầng thứ cao hơn. Học Pháp là việc thần thánh và chúng ta phải kính Sư kính Pháp! Chúng ta cần bài trừ can nhiễu, buông bả tạp niệm nhân tâm. Chỉ khi đó nội hàm chân chính của Pháp mới triển hiện cho chúng ta. Khi tâm tính phù hợp với Pháp và chủ ý thức của tôi mạnh mẽ, can nhiễu tự nhiên bị loại bỏ. Vào những lúc đó, tôi cảm thấy có một trường năng lượng mạnh mẽ bao bọc, cơ thể tôi ấm áp, tư tưởng thuần tịnh và tôi chỉ mong được học Pháp.

Thi thoảng khi tôi học Pháp, nội hàm của Pháp đột nhiên triển hiện cho tôi. Những lúc tôi học Pháp và đối chiếu cách hành xử của mình với những yêu cầu của Pháp, tôi phát hiện ra mình có rất nhiều chấp trước, thậm chí những chấp trước được ẩn giấu rất sâu mà tôi không hề ý thức được. Tôi có cảm giác hạnh phúc vô cùng khi thực sự đắc Pháp. Tôi cảm thấy hối hận về những việc làm không đúng đắn của mình. Đôi khi tôi cảm thấy có trách nhiệm với sứ mệnh của chúng ta và sự cấp bách của việc cứu người.

Càng học Pháp tôi lại càng muốn học và thanh tỉnh hơn. Khi học Pháp, tôi cũng cảm thấy bất cứ điều gì đang can nhiễu tôi đều đang bị giải thể và những trở ngại, những lợi ích và những mối quan hệ nơi xã hội người thường chẳng có nghĩa lý gì với tôi. Khi có thể học Pháp với tâm thanh tịnh, tôi cảm thấy mình được đồng hóa với Pháp, cơ thể tôi bắt đầu cải biến và sinh mệnh của tôi đang được thăng hoa tới cảnh giới cao hơn.

Tôi đã trải nghiệm điều này khi luyện công. Khi tôi không nghĩ tưởng về những điều gì khác, không có những tạp niệm khác, lúc âm nhạc vang lên, tôi có thể bước vào trạng thái luyện công ngay lập tức. Cơ thể của tôi tự động di chuyển theo cơ chế. Sau khi hoàn thành cả năm bài công pháp, tôi cảm thấy vô cùng thoải mái và vui vẻ. Những khó khăn trong thế giới trần tục này, sự mệt mỏi và đau đớn trên thân thể tất cả đều biến mất. Đặc biệt khi luyện bài công pháp thứ năm. Khi tôi làm các thế thủ ấn và nghe hướng dẫn của Sư phụ, cả tâm và thân tôi dần tiến nhập vào trạng thái như được miêu tả trong bài giảng:

“Khi định xuống rồi thì sẽ xuất hiện cảm giác rất tuyệt diệu hệt như ngồi trong vỏ trứng gà, cảm giác thoải mái phi thường” (Chương III: Cơ lý của động tác, Đại Viên Mãn Pháp)

Tuy nhiên, trong thế giới đang suy đồi, nơi tiêu chuẩn đạo đức đang trượt dốc rất nhanh, rất nhiều cám dỗ ví như truyền thông cũng đang lôi kéo tâm trí người tu luyện. Nếu không có sự chỉ đạo của Đại Pháp, không có sự bảo hộ của Sư phụ và một ý chí mạnh mẽ, chúng ta rất khó tránh khỏi bị ảnh hưởng và bị ô nhiễm bởi những thứ trần tục này. Khi luyện công, chúng ta thường không thể đạt được trạng thái:

“thanh tịnh vô vi, không có bất cứ ý niệm nào.” (Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Quảng Châu, Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

Ví dụ, một lần khi luyện bài công pháp số hai, tâm tôi đầy những tạp niệm. Tình trạng tệ đến mức tôi không thể nghe được chỉ dẫn của Sư phụ để chuyển sang thế tay thứ ba. Mãi tới khi nghe tiếng Sư phụ yêu cầu chuyển sang thế tay thứ tư tôi mới nhận ra mình vẫn đang ở thế tay thứ hai.

Tôi cũng gặp điều tương tự khi ngồi đả tọa. Ngay sau khi bắt đầu đả tọa, tất cả các chủng tư tưởng nhảy vào tâm trí tôi. Như thế có được coi là luyện công hay không? Liệu tôi có thể luyện ra được điều tốt không khi tôi có tâm bất tịnh như vậy? Tôi còn được xem là một học viên nữa không? Tôi cảm thấy rất có lỗi với Sư phụ!

Điều đó cũng xảy ra khi tôi phát chính niệm hay giảng chân tướng. Nếu không có các loại tạp niệm như vậy, không có tâm sợ hãi mà thay vào đó là chính niệm mạnh mẽ, thì trường năng lượng của tôi sẽ thuần tịnh. Nếu tôi có thể đạt đến trạng thái thuần tịnh này, những sinh mệnh bất hảo sẽ sợ hãi và chúng tự nhiên sẽ bị giải thể. Hiệu quả của việc giảng chân tướng sẽ tốt và tôi có thể cứu nhiều người hơn nữa. Nếu không, tôi không chỉ không thể cứu người mà thậm chí còn có thể khiến bức hại xảy ra!

Hướng nội là Pháp bảo

Tuy nhiên, phần lớn thời gian tôi không thể đạt được tâm thanh tịnh. Đó là điều mà không phải chúng ta muốn có là có được. Bất cứ khi nào tôi làm ba việc, một số tư tưởng bất hảo nổi lên và tôi cảm thấy lo lắng. Đôi khi, khi những tư tưởng xấu ấy xuất hiện, tôi quên mất mình là một học viên và đã dùng những cách của người thường để đối đãi với nó. Nhưng dù tôi có cố gắng như thế nào thì việc ấy vẫn không có tác dụng. Khi đột nhiên nhớ ra mình là một học viên, tôi nhớ Sư phụ đã giảng:

“Hễ trong khi luyện công mà xuất hiện can nhiễu này, can nhiễu kia, [thì] chư vị phải tìm xem nguyên nhân [ở] bản thân mình, chư vị còn điều gì chưa vứt bỏ được không.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

“Là người tu luyện, ‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

Tôi sẽ dừng lại, hướng nội và xem xét bản thân mình.

Khi xem xét bản thân, tôi nhận ra rất nhiều chấp trước. Thi thoảng khi giảng chân tướng tôi sợ mình có thể bị bức hại; tâm sợ hãi của tôi vẫn còn rất mạnh mẽ.

Tôi cũng chấp trước vào vẻ bề ngoài, và tôi biết rằng đó cũng là tâm sắc dục. Tôi cũng phàn nàn rằng những người khác không biết tôi đã làm tốt như thế nào hay không cảm ơn tôi về những gì tôi đã làm cho họ. Đó là chấp trước vào muốn được khen ngợi, cũng như có tâm oán hận, tâm tật đố và tâm chứng thực bản thân. Tôi lo lắng danh tiếng của mình sẽ bị tổn hại. Tôi cảm thấy bất công khi thấy những người khác làm tốt hơn mình, những chấp trước vào lợi ích cá nhân, chấp trước vào danh và tâm tật đố. Tôi thích được mọi người khen ngợi và ngưỡng mộ, đó là tâm hiển thị.

Đôi lúc khi nói chuyện với người thường hoặc các học viên về những sự việc, tôi không tu khẩu. Tôi vẫn còn chấp trước vào tình thân quyến, lười biếng, muốn được thoải mái và sợ gặp rắc rối, v.v..

Thông qua việc liên tục học Pháp, dùng Pháp để chỉ đạo bản thân và không ngừng hướng nội, tôi nhớ ra mình là một học viên. Bất cứ khi nào gặp vấn đề, tôi cố gắng tuân theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để giải quyết. Tôi nhận ra rằng khi làm như vậy, tôi có thể buông bỏ những chấp trước của mình. Tôi cảm thấy tâm tính của mình cũng đang đề cao. Với ít chấp trước hơn, những can nhiễu và những tư tưởng bất hảo của tôi đang bị giải thể, trường năng lượng của tôi trở nên thuần tịnh hơn. Tôi có thể tập trung hơn khi học Pháp. Bây giờ tôi hiếm khi bỏ sót câu hoặc từ. Tốc độ học thuộc Pháp của tôi cũng tăng lên. Sư phụ cũng triển hiện cho tôi thấy những nội hàm thâm sâu hơn của Pháp. Khi luyện công, tôi cũng dễ dàng tiến vào trạng thái thanh tịnh hơn. Khi phát chính niệm, tôi cảm thấy dễ dàng tập trung hơn và những tư tưởng bất hảo giảm hẳn. Tôi hiếm khi bị mất tập trung hay đổ tay.

Trong suốt quá trình tu luyện, tôi thực sự trải nghiệm và thể ngộ rằng: Chỉ khi chúng ta ghi nhớ rằng chúng ta là các học viên, đồng hóa với Pháp, nghe theo những gì Sư phụ giảng và chiểu theo các bài giảng của Ngài, chúng ta sẽ có thể đạt được trạng thái tâm thanh tịnh và có thể làm tốt ba việc.

Xin các đồng tu hãy từ bi chỉ ra giúp tôi những điểm tôi cần đề cao. Hợp thập!


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/8-377544.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/12/179479.html

Đăng ngày 05-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share