Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ Trịnh Ngữ Yên và Hoàng Vũ Sinh tại Đài Bắc, Đài Loan
[MINH HUỆ 21-07-2019] 20 năm trước, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhà độc tài đương thời Trung Quốc Giang Trạch Dân đã tự ý phát động một chiến dịch bức hại trên phạm vi toàn quốc nhằm chống lại các học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện cải biến cả tâm lẫn thân được truyền ra công chúng ở Trung Quốc vào năm 1992.
Kể từ năm 1999, các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đã bền bỉ phổ biến thông tin cho mọi người biết tại sao cuộc bức hại là sai trái và phơi bày mức độ của sự tàn ác trong cuộc bức hại này.
Trong hai thập kỷ qua, sự thật về Pháp Luân Công đã được truyền rộng cả trong lẫn ngoài Trung Quốc và đã thu hút được sự chú ý của những người có lương tri ở khắp nơi. Cứ vào khoảng ngày 20 tháng 7 hàng năm, các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới lại tổ chức mít-tinh, diễu hành, và thắp nến cầu nguyện để nâng cao nhận thức về sự tàn bạo ở Trung Quốc, và tưởng nhớ đến những người đã qua đời trong cuộc bức hại vì không chịu từ bỏ đức tin của mình.
Dẫn đầu bởi Đoàn Nhạc Tian Guo, 2.000 học viên Pháp Luân Công đã diễu hành qua các con phố ở Đài Bắc vào ngày 20 tháng 7 năm 2019 để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Họ kêu gọi chính quyền cộng sản Trung Quốc ngay lập tức chấm dứt cuộc bức hại và đưa những kẻ phạm tội ác chống lại nhân loại ra công lý.
Đoàn diễu hành kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.
Năm nay, 2.000 học viên đã tụ họp tại Đài Bắc để chuẩn bị cho lễ diễu hành quy mô lớn vào chiều ngày 20 tháng 7 năm 2019. Dẫn đầu bởi Đoàn Nhạc Tian Guo, đoàn diễu hành của họ bao gồm nhóm trình diễn năm bài công pháp, đội trống lưng, đội cờ, và các thiên nữ. Nhiều học viên khác giương áp phích và biểu ngữ giới thiệu về lợi ích sức khỏe của môn tu luyện, phơi bày bản chất tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại, và đưa Giang Trạch Dân cùng những kẻ tòng phạm ra công lý.
Lễ diễu hành bắt đầu từ Quảng trường Tòa Thị chính Thành phố Đài Bắc và đi qua các quận sầm uất của thành phố này.
Sau khi đoàn diễu hành quay trở lại Quảng trường Tòa Thị chính thành phố vào buổi chiều, các học viên đã tổ chức một lễ mít-tinh vào 6 giờ 30 phút tối. Tiếp theo, các học viên đã tổ chức thắp nến cầu nguyện để tưởng nhớ những học viên can đảm đã thiệt mạng trong cuộc bức hại vì không từ bỏ đức tin của mình, cho dù họ bị tra tấn tàn bạo.
Du khách Trung Quốc: ĐCSTQ không đại diện cho người Trung Quốc
Du khách Trung Quốc theo dõi lễ diễu hành quy mô lớn của Pháp Luân Công
Một người đàn ông đến từ Trung Quốc chăm chú theo dõi lễ diễu hành. Khi ông nghe thấy khán giả xung quanh chỉ trích bản chất tà ác của ĐCSTQ và sự tàn khốc của cuộc bức hại, ông đã thoái xuất ĐCSTQ.
“Tôi sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc nhưng tôi không có gì giống với ĐCSTQ cả. Tôi không thể chịu được cái đảng này, cũng như nhiều người Trung Quốc khác vậy. Chúng tôi mong chờ nó sụp đổ. [Các bạn] hãy cố gắng phân biệt, người dân Trung Quốc chúng tôi là khác với ĐCSTQ. ĐCSTQ không đại diện cho người dân Trung Quốc.”
Cảnh các học viên tái hiện sự tàn bạo của nạn thu hoạch nội tạng đã thu hút sự chú ý của ông Trương đến từ Thượng Hải. Trong suốt cuộc bức hại này, ĐCSTQ đã thu hoạch tạng một cách có hệ thống từ những học viên không tự nguyện, những người đã bị cầm tù vì không từ bỏ đức tin của mình.
“Nếu điều đó thật sự xảy ra thì quả là khủng khiếp”, ông Trương nhận xét, và cho biết thêm rằng ông sẽ tìm hiểu về điều này khi ông ở Đài Loan, bởi vì “thông tin ở Trung Quốc bị kiểm duyệt rất gắt gao và có rất nhiều điều người dân không thể tiếp cận được.”
Một người mẹ và con gái đến từ Bắc Kinh đã dùng điện thoại di động để ghi hình lễ diễu hành. Người con gái nói: “Ở Đại lục, từ những năm 70 diễu hành đã không được phép nữa, và môn khoa học chính trị được dạy trong trường đều dựa theo hệ tư tưởng của ĐCSTQ.”
Khi cô gái trông thấy lễ diễu hành ôn hòa và các cảnh sát đang làm nhiệm vụ, cô đã ngạc nhiên khi biết diễu hành ở Đài Loan là hợp pháp sau khi tuân thủ đúng quy trình thủ tục.
Người mẹ cho biết thêm: “Tín ngưỡng là quyền cơ bản nhất của mỗi người.” Khi bà tìm hiểu về cách mà ĐCSTQ đã tiến hành cuộc bức hại và dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn để chụp mũ Pháp Luân Công vào năm 2001, bà đã rất sốc. Bà ghi hình lại toàn bộ lễ diễu hành và nói bà muốn cho những người quen của bà biết việc đối xử với các học viên khác nhau như thế nào ở hai bên [bờ eo biển Đài Loan].
Sự bền bỉ đáng khâm phục và kiên định truyền rộng sự thật
Bà Trần xem diễu hành cùng với em gái của bà. Bà có một người bạn là học viên, vì vậy bà biết về Pháp Luân Công và nguyên lý của môn tu luyện này.
“Các học viên đều là những người tốt, họ là những người không quan tâm đến chính trị. Thật đáng tiếc là ĐCSTQ lại không hiểu được điều đó và đã cố gắng trừ bỏ môn tu luyện”, bà nói. “Pháp Luân Công là nhóm duy nhất mà ĐCSTQ xác định phải tiêu diệt, nhưng họ không làm được điều này trong 20 năm qua. Sự bền bỉ và quyết tâm nói lên sự thật của các học viên thật đáng khâm phục.”
Thái độ khác đối với Pháp Luân Công ở bên ngoài Trung Quốc
Ông Trương là một nhân viên bảo hiểm ở Đài Loan và thường hay đi du lịch nước ngoài. Ông đã nhiều lần trông thấy các học viên ở Khu phố Tàu và biết rằng môn tu luyện này bị cấm ở Trung Quốc.
“Tôi không ngạc nhiên [về cuộc bức hại này] bởi vì ĐCSTQ không cho phép tự do tín ngưỡng”, ông nói.
Ông rất vui vì mọi người có những tiếng nói khác nhau, và những quyền tự do cơ bản và nhân quyền được tôn trọng ở Đài Loan.
Cứ một vài năm, ông La lại tới Trung Quốc và ông biết về cuộc bức hại này. Ông phấn khởi vì hàng năm có thể xem lễ diễu hành của Pháp Luân Công ở Đài Loan.
“Tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao ĐCSTQ lại bức hại Pháp Luân Công và không cho phép thực hành một môn thiện lương như vậy”, ông La nói. “Trung Quốc là đất nước duy nhất trên thế giới ngăn cấm Pháp Luân Công.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/21/390339.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/23/178546.html
Đăng ngày 25-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.