Bài viết của các học viên Pháp Luân Công tại Hà Lan, Nhật Bản và New Zealand

[MINH HUỆ 20-07-2019] Các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đã tổ chức các buổi mít tinh ôn hòa, diễu hành và thắp nến để ghi dấu kỷ niệm năm thứ 20 của cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang web Minh Huệ đã xác nhận cái chết của hàng nghìn học viên Pháp Luân Công do cuộc bức hại trong 20 năm qua. Tuy nhiên, con số thực tế được cho là còn cao hơn rất nhiều. Số lượng học viên đã bị tống giam và tra tấn vì đức tin cũng nhiều hơn. Bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ đã hậu thuẫn cho việc thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam giữ, những người đã bị sát hại để cung cấp cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng.

Hague, Hà Lan: Mít-tinh và thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc

Ngày 17 tháng 7 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức lễ mít-tinh và thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Hague. Họ lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ và yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt ngay hành vi thu hoạch tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công.

ca2145ddcc36d15dfda3f98679b7fcb6.jpg

27b7c00806ea0f6bc0a045cd2913256c.jpg

d319592190a07ed9eaf552c0e2d97d83.jpg

Mít-tinh và thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Hague, Hà Lan, ngày 17 tháng 7 năm 2019

Tổ chức Ân xá Quốc tế Hà Lan yêu cầu chính quyền cộng sản Trung Quốc ngay lập tức thả tất cả các tù nhân lương tâm vô điều kiện.

Học viên Hoàng Cương đã phát biểu trong buổi mít-tinh về những cực hình trong tù chỉ vì đức tin của ông. Ông bị cầm tù 14 năm ở Trung Quốc và phải chịu nhiều hình thức tra tấn.

Ông nói: “Tôi đã bị giam trong các trại tập trung và nhà tù. Tôi đã chứng kiến rất nhiều học viên trở nên tàn tật và bị tra tấn đến chết. Tôi phải chịu đựng hơn mười thủ đoạn tra tấn khác nhau bao gồm cấm ngủ, đánh đập, sốc điện, bỏ đói .v.v.”, Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ chấm dứt cuộc bức hại này.

Sau lễ mít-tinh, các học viên tiến hành nâng cao nhận thức tại khu vực thương mại trung tâm của Hague. Họ đã phát các tờ rơi, trình diễn các bài công pháp và thu thập chữ ký thỉnh nguyện nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

b50c74445075e59ccef9f23a257463a0.jpg

555a90276a2cbeeb78f8e165e8e109b3.jpg

2a7b44b4a0e4737866707ec055549985.jpg

Người dân ký đơn thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại

Diễu hành ở Kyoto, Nhật Bản

Ngày 14 tháng 7 năm 2019, các học viên đã tổ chức luyện công tập thể, mít-tinh và diễu hành tại Kyoto, Nhật Bản.

a742a8f24f899e5cc0fee901248ec98d.jpg

2f9e3dfd9f9a04fcb1615649d56cd64d.jpg

Luyện công tập thể dưới cầu Oike-ohashi, gần Tòa Thị chính Thành phố Kyoto, ngày 14 tháng 7 năm 2019

3a9e867ad85e83fe7be4a31d2d5157c8.jpg

866c0b16bfea311b2994007b0508877e.jpg

42812769c8df7274c24e39d15b020811.jpg

Diễu hành ở Kyoto, Nhật Bản

Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Nhật Bản đọc thư ủng hộ của các quan chức đắc cử tại lễ mít-tinh.

1fe74e0944b75e3f69809065d55e3547.jpg

9e5fdd2f8d2d225e73a771cbe96959cf.jpg

Nhiều người qua đường theo dõi cuộc diễu hành ở Kyoto

Cuộc diễu hành bắt đầu lúc 3 giờ chiều, kéo dài trong 2,5 giờ và được nhiều người dân theo dõi.

2271f7181748e8bbc870522140c5ae3b.jpg

Người dân đọc tờ rơi Pháp Luân Công

e544e178f967b45a7eb60d178adb33a6.jpg

Ông Nishimura khích lệ các học viên tiếp tục phản đối cuộc bức hại

89d6307e97ff110ecd09e66dcf28283e.jpg

Một phụ nữ ủng hộ những nỗ lực phản bức hại của các học viên

Mít-tinh ở Wellington, New Zealand

Ngày 17 tháng 7 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức lễ mít-tinh và diễu hành tại Wellington, New Zealand. Cuộc diễu hành bắt đầu từ phố Cuba và kết thúc tại Công viên Midland.

fa28531dc10bbecf24e0e76ad25fc8bc.jpg

05995b078c309d5f2288bd2cd0a94cf6.jpg

14f0a3d54f8309b437f41dce39349a9d.jpg

d7f3f16d5a49c67d0c6eb13cbd174640.jpg

6d4856c4c80e58738b42f33262f81475.jpg

fe518364f95dfcd54c860cf4eb193edc.jpg

90ff95ffcb1be71d9f5693ca4f2bc84a.jpg

Cuộc diễu hành ở Wellington, New Zealand hôm 17 tháng 7 năm 2019

Lễ mít-tinh đã được tổ chức tại trung tâm Công viên Midland sau cuộc diễu hành. Một số học viên đã kể về những trải nghiệm của họ trong cuộc bức hại ở Trung Quốc.

ba3b51c2e11c52c5388e21775aa4f657.jpg

Bà Ellen Blake của nhóm Những người bạn Tây Tạng cho hay chúng ta phải bảo vệ tự do tín ngưỡng của người dân

4090309186a7683a3ef2c817f35ef92d.jpg

Một nhiếp ảnh gia của Đài Truyền hình New Zealand khích lệ các học viên tiếp tục nỗ lực

ed56456378ecaca0c1f118e356caa8ee.jpg

Anh Clinton đến từ Ấn Độ nói anh hy vọng các nước sẽ coi trọng nhân quyền và cùng nhau chấm dứt cuộc bức hại

6a76cbd09b8d2ee20783bfeb63e236c8.jpg

Ông Peter Black lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ

d33f0d74dc9d2676a8a0f05e9b342e75.jpg

Bác sỹ Elizabeth Johnson khích lệ các học viên nâng cao nhận thức về nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ

f94807944b187d79a960c2e69e74d525.jpg

Anh Jacob khâm phục nỗ lực phản bức hại của các học viên

Bài viết liên quan bằng tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/20/390307.html và https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/19/390220.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/20/390294.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/23/178554.html

Đăng ngày 25-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share