[MINH HUỆ 23-05-2019] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!
Trong một khoảng thời gian, với tư cách là một thành viên của hạng mục phát thanh Minh Huệ, tôi đã tham gia chương trình thu âm, nhưng gần đây tôi đã được chỉ định làm điều phối chương trình.
Thu âm tin nhắn thoại giảng chân tướng: Cần cẩn thận hơn
Khi lần đầu tiên tôi được chỉ định vào làm hạng mục, tôi đã đọc bản thảo mà không thực sự dụng tâm để hiểu được nội dung. Có một lần, bởi vì tôi không biết tên của kẻ tà ác bức hại Pháp Luân Công, nên tôi đã phát âm sai. Sau khi bản thu âm được đăng tải, tôi đã nhận được phản hồi từ các học viên Đại lục. Thật không may, bản thu âm đó đã được gửi đi. Tôi cảm thấy rất xấu hổ.
Một lần khác khi tôi đang thu âm một trường hợp bức hại, tôi đã đọc là học viên đó đã bị bức hại đến chết, nhưng thực ra cô ấy vẫn còn sống. Điều này khiến cho các học viên Đại lục lại gửi tiếp phản hồi khác. Do đó, một biên tập viên của Minh Huệ đã hỏi chúng tôi rằng liệu có người nào kiểm duyệt chương trình trước khi chúng được phát sóng không.
Kể từ đó, mỗi khi tôi thu âm các trường hợp bức hại, tôi sẽ tìm đọc các báo cáo trên trang web Minh Huệ, để biết một cách rõ ràng về thời gian, địa điểm, những người tham gia và nơi cuộc bức hại diễn ra. Tôi nhận ra sau khi mình thực sự hiểu về tình huống bức hại, tôi sẽ dễ dàng liễu giải khi tham gia thu âm. Tôi minh bạch rằng điều này cũng là phản ánh phương diện tu chân.
Sau đó, chúng tôi nhận được phản hồi rằng các bản thu âm sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn nếu chúng không chỉ là một bản tin phát sóng thông thường. Tôi đã nghĩ: “Làm sao tôi có thể đọc chúng như thể là tôi đang nói chuyện với người khác đây?”
Sư phụ giảng:
“Sách khí công hiện nay chỉ là sao chép của nhau”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi ngộ ra rằng mình nên gọi điện thoại giảng chân tướng. Tôi gọi hết lần này tới lần khác. Tôi đã tích luỹ được kinh nghiệm từ các học viên về cách gọi điện thoại, việc chuẩn bị nội dung cuộc gọi như thế nào, và biểu đạt bản thân ra sao. Tất cả những kinh nghiệm đó đều vô cùng hữu ích.
Sau khi tôi bắt đầu điều phối chương trình thu âm bản tin giảng chân tướng, nhóm chúng tôi đã phát sóng được khoảng 1,600 bản tin. Nhưng cho tới hiện tại, tôi vẫn đối đãi với các bản tin rất cẩn trọng và nghiêm túc. Chúng tôi sẽ không thu âm một bản thảo nào nếu không kiểm tra kỹ lưỡng thông tin sau khi nhận nó.
Tôi đã tìm ra một cách để cải thiện chất lượng bản thu trong suốt hai năm qua. Tôi sẽ đọc bản thảo và ghi âm lại bằng điện thoại của mình. Sau đó, tôi nghe lại nó giống như tôi là một người nghe cuộc điện thoại. Tôi muốn tìm hiểu xem nó nghe như thế nào nếu tôi là người nhận được cuộc gọi, và liệu nó có đủ hấp dẫn để tôi tiếp tục lắng nghe hay không. Phương thức này cho phép tôi tìm ra những điểm mà tôi cần cải thiện. Sau khi tôi thay đổi vài lần, bản thu cuối cùng đã được hoàn thiện.
Trong khi đó, tôi cũng nghe cả những bản thu âm của các thành viên khác trong nhóm. Để tránh việc lặp lại cùng lỗi sai trong tương lai, tôi đã ghi chú lại toàn bộ phản hồi mà chúng tôi nhận được từ ban biên tập và chuyển nó cho các thành viên trong nhóm của mình.
Khi trả lời câu hỏi về việc làm thế nào để tránh mang theo quan niệm hậu thiên khi dịch các sách Đại Pháp, tôi nhớ tới bài giảng của Sư phụ. Sư phụ giảng:
“Ngữ nghĩa bề mặt chư vị dịch chuẩn rồi, vậy thì nội hàm đằng sau đó tôi thêm Nó vào thì tự nhiên sẽ là Pháp, sẽ khởi tác dụng”.(Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 1999)
Tôi ngộ được rằng tất cả chương trình của chúng tôi muốn khởi được tác dụng cứu người, thì trên bề mặt, đó là nhờ vào bản thảo và việc thu âm, và nỗ lực của mỗi từng thành viên trong đó. Nhưng, uy lực thực sự là đến từ nội hàm được Sư Phụ thêm vào.
Mỗi lần khi tôi thu âm một tin nhắn thoại, đó cũng chính là một phần trong hành trình tu luyện của tôi. Nếu tôi không chịu trách nhiệm với nó, hoặc tôi muốn đi đường tắt, thì cách đơn giản nhất là tôi chỉ cần đọc bản thảo theo đúng như cách mà tôi nhận được. Tôi có thể hoàn thành nó trong một thời gian ngắn. Nhưng tôi sẽ không làm theo cách này, bởi tôi biết điều đó có nghĩa là tôi đã không làm tốt trách nhiệm của mình..
Thỉnh thoảng, tôi mất nhiều thời gian hơn để thu một tin nhắn thoại, điều này khiến tôi nhận được rất nhiều thư từ các học viên Đại lục. Họ nói với chúng tôi rằng họ đã hướng nội, và hỏi tôi liệu có phải do chất lượng bản thảo rất kém nên nó không được đăng tải không. Một vài người tiếp tục thay đổi bản thảo và đã gửi phiên bản mới cho chúng tôi.
Khi điều này xảy ra, tôi luôn luôn tự trách bản thân vì đã không hoàn thành công việc đúng thời hạn. Tôi nhớ tới một bài chia sẻ trên Minh Huệ kể rằng các học viên Đại lục đã đi xe buýt hoặc đi bộ ngoài trời, bất chấp thời tiết khắc nghiệt, để gọi điện thoại giảng chân tướng với những tập tin đã được chúng tôi thu âm sẵn. Họ sử dụng tiền tiết kiệm của bản thân để mua thẻ SIM hoặc điện thoại di động. Họ lắng nghe từng tin nhắn thoại của chúng sinh, những người biểu lộ ý chí muốn thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Một số người phải đi cả quãng đường dài để giúp các học viên khác cài đặt điện thoại. Tất cả họ đều phó xuất rất lớn. Mỗi khi tôi đọc được bài chia sẻ nào tương tự như vậy, tôi thực sự cảm thấy mình sẽ phạm tội nếu tôi không làm tốt trách nhiệm của mình.
Nắm bắt được trọng tâm của việc phát thanh
Tôi ngộ ra rằng có thể con người tương lai sẽ được trời phú cho khả năng nhận diện âm thanh. Vì vậy, trạng thái tu luyện của tôi có thể được phản ánh thông qua giọng nói. Khi một người có năng lực siêu thường lắng nghe giọng nói của tôi, anh ấy có thể nói ra được trông tôi như thế nào, cũng như biết được quá khứ và tương lai của tôi. Anh ấy cũng có thể nhìn thấy toà nhà mà tôi đang ở và các hoạt động hàng ngày mà tôi tham gia. Vì thế, duy trì tâm thái thuần tịnh khi làm một công việc thần thánh như vậy là hết sức quan trọng.
Các bài chia sẻ được đăng tải trên trang web Minh Huệ chính là nói về quá trình tu luyện của những vị Phật, Đạo, Thần khác nhau, những sinh mệnh sẽ tồn tại vĩnh hằng trong vũ trụ – và tôi đang kể về câu chuyện của họ. Điều này cũng giống với việc một hoạ sĩ đang vẽ bức tranh về một vị Phật. Trong quá trình này, học viên làm công tác thu âm sẽ được tẩy tịnh. Và trạng thái tu luyện của tác giả, biên tập viên, và tất cả những người liên quan sẽ được phản ánh thông qua chương trình. Và nó cũng giống như việc chúng ta làm tài liệu giảng chân tướng.
Trong nhiều năm qua, tôi đã ngộ ra được nhiều Pháp lý trong quá trình tham gia vào hạng mục phát thanh. Một trong số các thành viên của nhóm chúng tôi nói rằng cô ấy không muốn giọng nói của mình bị ô nhiễm. Tôi hoàn toàn đồng ý với cô ấy.
Sư phụ giảng:
“Chư vị ở đâu cũng cần phải làm người tốt, như vậy trong lĩnh vực nghệ thuật chư vị cũng phải làm người tốt, trong tác phẩm của chư vị cũng phải biểu hiện tốt đẹp, biểu hiện ‘chính’, biểu hiện thuần, biểu hiện Thiện, biểu hiện quang minh”(Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và nghiên cứu Mỹ thuật [2003])
Tôi ngộ được rằng trên bề mặt, thì đó là kỹ thuật của chúng tôi, nhưng nhìn xa hơn thì nó bao hàm những thứ vi quan hơn. Đó chính là công của chúng ta, là biểu hiện của công phu, và cũng là biểu hiện của tầng thứ tu luyện.
Trong bài giảng: “Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật”, Sư phụ nhiều lần nhắc tới cụm từ “chuẩn xác”. Những thứ liên quan tới phát thanh Minh Huệ, thì “sự chuẩn xác” là vô cùng trọng yếu.
Tôi cũng ngộ ra rằng việc tôi có thể chịu trách nhiệm với chương trình phát thanh Minh Huệ hay không chính là phản ánh của việc tôi có thể liên tục tìm ra chấp trước của mình hay không, và tôi có nguyện ý nỗ lực để cải thiện bản thân mình không.
Chẳng hạn, tôi đã từng nhận được phản hồi rằng bản thu âm của tôi như có âm thanh bị dội lại. Tôi đã cố gắng tìm hiểu vấn đề, và tôi phát hiện ra mình không nên thu âm trong một căn phòng trống. Bởi vậy tôi đã chuyển đến một phòng ngủ nhỏ hơn để tiếp tục thu âm, bởi vì bộ ga giường sẽ hấp thụ tiếng vang.
Một học viên có chuyên môn về phát thanh chuyên nghiệp đã dạy tôi cách thiết lập một phòng thu âm. Vì thế, tôi đã chuyển tới một căn phòng nhỏ, với những miếng đệm xốp hấp thụ âm thanh ở xung quanh tôi. Tôi mua một cặp tai nghe kiểm âm và học cách sử dụng phần mềm xử lý âm thanh chuyên nghiệp.
Sư phụ đã an bài cho một người có chuyên môn tới dạy tôi tất cả các kỹ thuật khác nhau. Điều này thực sự hữu ích, bởi vì nó đã cấp cho tôi những kỹ năng cần thiết để biết cách điều phối công việc cho toàn bộ chương trình phát thanh.
Điều phối các chương trình phát thanh
Tôi không dám chắc thể ngộ của bản thân là đúng, nhưng tôi cảm thấy thân thể mình là một phần của hạng mục Phát thanh Minh Huệ. Thể ngộ này vô cùng trọng yếu đối với tôi. Bởi vì Phát thanh Minh Huệ là một sinh mệnh. Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình đang làm việc cho Phát thanh Minh Huệ, mà chương trình này chính là thân thể của tôi. Nó giống như ví dụ về quả táo mà Sư phụ từng nhắc đến. Mỗi học viên làm trong hạng mục đều là một phần tử của quả táo. Mỗi chúng ta đều được tái sinh, vì thế quả táo cũng sẽ tươi mới trở lại.
Trong khi làm công tác điều phối, tôi nhận ra mình cần phải gánh vác trách nhiệm liên quan tới toàn bộ công việc mà bản thân đang làm. Một trong số đó là giúp từng học viên tham gia nhận thức được trách nhiệm của họ đối với phần việc của mỗi người.
Sư phụ giảng:
“Hồng vi thập phương”, phải nhìn được lớn nhất và còn phải nhìn được nhỏ nhất, đồng thời còn phải nhìn được rộng nhất”.(Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand [1999])
Đúng như những gì Sư phụ giảng cho chúng ta, việc điều phối cũng giống như Sư phụ đã nói. Ở mức vi quan mà nói, tôi cần phải đặc biệt chú ý vào từng việc chi tiết, cân nhắc xem mỗi từ đã là sự lựa chọn tốt nhất hay chưa. Còn từ cơ điểm rộng lớn hơn, tôi cần phải có cái nhìn tổng thể toàn bộ chương trình phát thanh và đảm bảo mọi người đang đảm nhiệm đúng vai trò mà họ nên làm. Và quan trọng nhất là, tôi phải đi theo an bài của Sư phụ.
Sư phụ giảng:
“Chư vị có tự mình làm được điều ấy không? Không làm được. Điều ấy là do sư phụ an bài, sư phụ làm cho; do đó mới nói là tu tại tự kỷ, công tại sư phụ. Chư vị chỉ cần tự mình có nguyện vọng như thế, mong muốn như vậy; [còn] sự việc chân thực là do sư phụ làm giúp“.(Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)
Tôi đã học thuộc đoạn Pháp trên vì “điều ấy là do sư phụ làm cho” và tôi vẫn cứ cho rằng mình đã làm đúng. Tôi luôn quên mất mọi thứ “là do sư phụ an bài”. Tôi bắt đầu suy nghĩ rằng liệu có phải mình luôn cảm thấy chính bản thân mình làm việc đó hay không, và tôi quên mất rằng tất cả đều là an bài của Sư phụ.
Trong khi bận rộn với việc điều phối, tôi cũng đạt được những thể ngộ mới về việc làm cách nào để nâng cao hiệu suất công việc. Nhiều người thường nói về cách quản lý thời gian, và làm thế nào để cải thiện hiệu quả công việc. Là một người tu luyện, thể ngộ của tôi về cách làm đơn giản nhất chính là bảo trì chính niệm.
Có nhiều lần tôi trở nên buồn bực hoặc bất ổn, phàn nàn trong tâm. Đó là khi tôi làm việc thiếu hiệu suất. Nếu tôi có thể bảo trì chính niệm, tâm trí tôi trở nên bình tĩnh và tôi sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ suy nghĩ tiêu cực nào. Tôi có thể làm mọi việc liền mạch, hết việc này tới việc khác. Tôi không cảm thấy mệt mỏi, tôi có trí nhớ tốt, và tỷ lệ lỗi sẽ giảm xuống. Nói một cách khác, tôi sẽ đạt được trạng thái hiệu suất cao.
Sư phụ giảng:
“Khi ngồi đả toạ chư vị mới có thể tĩnh lại được; có thể tĩnh lại được chính là công; định lực thâm sâu ngần nào [cũng] là thể hiện của tầng”.(Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Những lúc bận rộn, tôi dễ đánh mất tâm thái thuần tịnh của người tu luyện. Sau đó, tôi rất dễ phạm lỗi, hoặc không thể nhận ra lỗi sai của mình. Tôi đã có vài lần trải nghiệm như vậy.
Bởi vì tôi có một ngày làm việc bận rộn, nên tôi đã đề nghị một đồng tu giúp tôi thay đổi một số từ trên tài liệu quảng bá Thần Vận mà chúng tôi chuẩn bị in. Sau khi nhận được tài liệu, tôi nhìn thoáng qua và gửi nó đến một xưởng in. Nhưng sau khi nó được in ra, chúng tôi mới phát hiện ra có một lỗi chính tả.
Người học viên kia đã vô tình phát âm sai từ đó, nhưng tôi là người cuối cùng đọc và sửa nó, vì thế tôi phải chịu trách nhiệm trong việc này. Kể từ đó, tôi đã đặt yêu cầu cho bản thân rằng mọi tài liệu mà tôi nhận được, dù nó có được tôi tạo ra hay không, tôi sẽ phải kiểm tra nó một cách cẩn thận.
Có một việc rắc rối khác xảy ra khi tôi tham gia quảng bá Thần Vận. Tôi đang đi mua sắm trong khi nói chuyện với một điều phối viên trên điện thoại. Chúng tôi đang trao đổi về những tài liệu sẽ được in. Không ai trong chúng tôi nhận ra bất kỳ vấn đề nào và những tài liệu này đã được gửi đi in. Nhưng, không hiểu sao tôi cảm thấy có đôi chút không thoải mái. Bởi vì tâm trí tôi không đủ bình tĩnh khi ở trong cửa hàng nên tôi đã đợi tới khi trở về nhà, tôi mở máy tính lên và nhìn tệp tin một cách cẩn thận. Lần này, tôi nhận ra thời gian một buổi biểu diễn bị sai. Nhưng không ai trong chúng tôi có thể tìm thấy lỗi sai này sớm hơn.
Sư phụ giảng:
“Mọi người đều biết cuốn sách kia việc hiệu đính khi xuất bản là rất gian nan, vì đó là Pháp, còn có ma can nhiễu, tư tưởng của con người có nghiệp lực cũng sẽ đảo loạn, cho nên là vô cùng khó. Họ lại không phải là học viên, mà làm việc đó, nên rất có khả năng là họ không làm tốt được. Trước đây khi xuất bản tại nhà xuất bản chính quy ở Trung Quốc, việc hiệu đính đều do học viên chúng ta đến hiệu đính”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [1999])
Tôi cũng ngộ ra rằng những lỗi sai đó không hề đơn giản như chúng tôi nhìn thấy. Nó có liên quan tới nghiệp lực của chúng tôi và can nhiễu của tà ác. Vì thế, tôi cũng đối đãi rất nghiêm túc với những trích dẫn kinh văn của Sư phụ trong chương trình thu âm. Nếu chúng tôi đọc sai, chúng tôi sẽ phải tìm nguyên nhân dựa trên cơ điểm của tu luyện, và không nên nhầm lẫn với những lời biện hộ rằng tôi đã không cẩn thận.
Học Pháp
Sau khi tôi tham gia chương trình Phát thanh Minh Huệ, tôi đã chú ý hơn tới việc học Pháp. Tôi đọc một bài trong Chuyển Pháp Luân vào mỗi buổi sáng với các học viên khác, và vào buổi tối, chúng tôi dành 45 phút để đọc những bài giảng khác của Sư phụ. Đến giờ đã là hai năm rưỡi kể từ khi tôi bắt đầu học thuộc Pháp. Hiện tại, tôi đều học thuộc ba trang Chuyển Pháp Luân, một bài thơ Hồng Ngâm và Luận Ngữ mỗi ngày.
Tôi cũng tham gia nhóm học Pháp và luyện công tập thể vào cuối tuần. Khi tôi học Pháp, tôi ngồi thẳng lưng, và duy trì sự tập trung trong hầu hết thời gian. Nếu không thể nhập tâm khi học Pháp, tôi sẽ hướng nội tìm chấp trước, chứ không hướng ngoại để tìm hiểu xem điều mình đang nghĩ đến là gì.
Tôi bị đau ở xương hông trong hai ngày. Tôi không biết mình đã làm sai ở đâu. Đôi khi tôi gần như muốn hét lên vì đau đớn. Hôm đó trời đã tối và tôi vẫn chưa hoàn thành việc học thuộc Pháp hàng ngày của mình. Tôi ngồi xuống và bắt đầu học thuộc Pháp. Có một đoạn mà tôi phải đọc đến 15 lần mới có thể thuộc hoàn toàn. Trong quá trình này, tôi đã cố gắng buông bỏ tâm nóng vội, và tôi sẽ không dừng lại cho đến khi tôi thuộc nó làu làu. Sau đó, tôi đứng dậy và đi vệ sinh. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận thấy cơn đau đã hoàn toàn biến mất. Việc học thuộc Pháp của tôi giống như Sư phụ đã giảng: “Hãy nhớ kỹ: cần ‘vô sở cầu nhi tự đắc’”(“Học Pháp”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Cho dù có khó khăn đến đâu, tôi chỉ cần tập trung vào câu hoặc đoạn Pháp mà tôi đang học thuộc. Bất kể tôi đã ngộ được điều gì, tôi nên hoà tan mình vào trong Pháp và tiếp tục học thuộc Pháp mỗi ngày.
Cuối cùng, tôi muốn nói rằng là một lạp tử của Pháp, tôi cảm thấy vô cùng vinh dự vì đã được Sư phụ lựa chọn, tin tưởng, và cứu độ.
Con xin tạ ơn Sư phụ tôn kính!
(Bài chia sẻ được trình bày tại Pháp hội kỷ niệm 20 năm Minh Huệ – bài được chọn và đã chỉnh sửa)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/23/387623.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/24/177754.html
Đăng ngày 14-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.