Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 27-11-2018] Uông Trang là một thị trấn nhỏ của thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc. Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), lúc đó do Giang Trạch Dân lãnh đạo, bắt đầu một chiến dịch tàn bạo đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, các học viên ở tỉnh Hà Bắc bị bức hại vô cùng khủng khiếp.

Bà Từ Tố Hà, là cư dân Uông Trang, và là một trong số những học viên bị bức hại. Gần đây bà đã gửi một bài viết tới Minh Huệ Net, thuật lại những tra tấn mà bà đã trải qua khi bị giam giữ trong trại lao động và trại tẩy não.

Bà Từ Tố Hà tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn vào tháng 7 năm 1998. Mặc dù thân thể bà vốn đẫy rẫy bệnh tật, nhưng từ khi bắt đầu tu luyện, sức khỏe thể chất của bà nhanh chóng được cải thiện, đồng thời tâm trí bà rộng mở hơn.

Sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công xảy ra, bà Từ bị bắt và giam giữ phi pháp bốn lần, một lần bị giam 18 tháng trong trại lao động cưỡng bức, một lần bị giam bốn tháng trong trại tẩy não của ĐCSTQ. Trong gần 20 năm qua, bà không ngừng bị cảnh sát, chính quyền địa phương sách nhiễu vì bà kiên định đức tin vào Pháp Luân Công.

Dưới đây là câu chuyện của bà.

Ba lần bắt giữ trong hai năm

Lần đầu tôi bị bắt là vào ngày 20 tháng 7 năm 2000, và bị cưỡng bức tham gia phiên tẩy não do chính quyền địa phương tổ chức. Họ giữ tôi và các học viên khác trong một tầng hầm ẩm ướt, ở đó chúng tôi bị ép phải ngủ trên sàn nhà. Nhìn thấy mạng nhện giăng kín tường, và những con bọ bò lổm ngổm trên sàn nhà, nên tôi đề nghị rằng chúng tôi sẽ ngồi đả tọa cùng nhau. Chỉ một thời gian ngắn sau khi chúng tôi đả tọa, thì bị báo cáo với chủ tịch thị trấn. Ông ta chuyển chúng tôi tới một trại tạm giam địa phương và giam giữ chúng tôi 15 ngày.

Sau khi được thả ra, tôi tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công, và tháng 12, tôi cùng với hai học viên khác đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện lên chính phủ. Ở đó, tôi bị bắt giữ lần hai.

Đầu tiên họ đưa tôi về quê nhà và giam tôi bảy ngày, sau đó chuyển tôi tới trại tạm giam Thừa Đức. Tại Thừa Đức, tôi bị bắt phải đứng bằng một chân trong tuyết, trong khi cảnh sát trại giam tát vào mặt tôi, đánh tôi bằng gậy cao su, và dội nước lạnh lên toàn thân tôi. Sau đó, họ trói và bức thực tôi bằng một chiếc ống.

Sau khi giam tôi hơn 50 ngày, và tống tiền 3.000 tệ, họ trả tự do cho tôi vào ngày 6 tháng 2 năm 2001.

Tôi bị bắt giữ lần ba vào ngày 5 tháng 4 năm 2002. Người của Cục Công an Anh Tử và cảnh sát địa phương lục soát nhà tôi, lấy đi các tài liệu Pháp Luân Công của tôi. Tôi bị đưa về đồn công an thẩm vấn.

Tôi từ chối nói với họ nơi tôi lấy số tài liệu đó, nên họ đưa tôi trở lại Thừa Đức. Sau khi chứng kiến bốn học viên bị tra tấn tàn bạo, tôi đã tuyệt thực đế phản đối việc bốn học viên bị ngược đãi. Cảnh sát trại giam đã khống chế và bức thực tôi bằng một chiếc ống trong 10 ngày.

Hai tháng sau, tôi bị kết án lao động cưỡng bức vì tôi từ chối từ bỏ đức tin của mình.

Tra tấn tàn bạo trong trại lao động

Ngày 6 tháng 6 năm 2002, tôi bị đưa tới Trại lao động Cao Dương. Đã có một báo cáo trước đó mô tả chi tiết việc tôi bị tra tấn ra sao. Ở đây tôi sẽ nêu một vài phương pháp tra tấn điển hình mà họ sử dụng với tôi và các học viên khác.

Tại Cao Dương, lính canh thường xuyên đánh đập các học viên, và bắt đầu với tôi ngay khi tôi đến. Đội trưởng đội lính canh đã đưa tôi vào một căn phòng nhỏ. Tôi nhớ rõ tên cô ta: Diệp Thục Hiền.

Khi cô ta thấy tôi không từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công, cô ta liền tát vào mặt tôi và dùng giầy đánh tôi. Cô ta dẫm mạnh lên đôi chân trần của tôi bằng bốt da. Vài lính canh khác véo, đá, và đánh tôi. Họ liên tục tra tấn tôi như vậy cho đến tối. Mặt tôi sưng vù đến biến dạng, tôi không thể nhìn thấy gì.

Lính canh còn tra tấn tôi bằng cách sốc điện. Ngày tôi đến trại, một lính canh (họ Lý) đã áp dụng cách tra tấn này với tôi. Ngày 22 tháng 6, một lính canh khác (họ Lương) còng tay tôi và yêu cầu một tù nhân khác dùng dùi cui sốc điện tôi. Họ tra tấn tôi như vậy trong một giờ. Cuối cùng, khi họ dừng lại, hay tay và chân của tôi cháy xém và rỉ ra một thứ chất lỏng màu vàng.

Tháng 11 năm 2002, khi ĐCSTQ tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16, hai lính canh, mỗi người cầm một chiếc dùi cui điện, đã sốc điện tôi liên tục trong hơn hai giờ. Vài ngày sau, ba lính canh lại đồng thời sốc điện tôi cho tới khi tôi gục xuống sàn, người tôi run rẩy và rung lắc dữ dội. Nhưng tôi vẫn không từ bỏ đức tin của mình.

Một buổi tối mùa đông các lính canh đưa tôi ra gần bờ sông, và còng tay tôi vào một cái cây. Họ hỏi: “Bà sẽ vẫn tu luyện Pháp Luân Công chứ? Tôi nói: “Tất nhiên”. Vì vậy họ để tôi ở đó trong hơn năm tiếng. Trời rất lạnh. Cuối cùng khi họ quay lại, tôi đã không thể bước đi được bởi tôi vừa lạnh và vừa bị đứng và cong vào cây nhiều giờ đồng hồ. Sau đó tôi biết rằng các học viên khác trong trại cũng bị ngược đãi như vậy trong ngày hôm đó.

Cấm ngủ cũng là một biện pháp tra tấn mà họ áp dụng với tôi. Ngày 4 tháng 5 năm 2003, lính canh đưa tôi vào một căn phòng, họ thay phiên nhau hỏi tôi có ngừng tu luyện không, và không cho phép tôi ngủ. Chỉ cần tôi nhắm mắt là lính canh liền đánh tôi.

Để phản đối việc bị tra tấn thể xác và tinh thần tàn bạo, thỉnh thoảng tôi hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Một buổi sáng trong tháng 4 năm 2003, khi tôi hô như vậy thì một tù nhân đến và bịt miệng tôi, còn lính canh thì đánh tôi. Khi đội trưởng Diệp đến và còng tay tôi vào một đường ống, cô ta cùng một lính canh khác đánh và đá tôi trong suốt buổi sáng. Trong một thời gian, ngày nào tôi cũng bị tra tấn như vậy.

Một hôm, quan chức ở thành phố khác đến thị sát trại lao động. Vừa thấy họ tôi liền hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Một lính canh đã phản ứng dữ dội và sốc điện tôi bằng dùi cui, còn một lính canh khác đá vào mặt và đánh đập tôi. Sự tàn bạo này kéo dài sáu giờ đồng hồ, khiến toàn bộ gương mặt tôi sừng vù.

Mặc dù theo lịch là tôi phải được thả ra vào cuối tháng 12 năm 2003, nhưng tôi bị giam thêm 15 ngày, và cuối cùng, ngày 14 tháng 1 năm 2004, tôi được trả tự do.

Bốn tháng trong trại tẩy não

Sau khi tôi được thả khỏi Cao Dương, công an địa phương liên tục sách nhiễu tôi, và ngày 16 tháng 5 năm 2004, tôi lại bị bắt giữ một lần nữa. Lần này họ đưa tôi đến một trại tẩy não ở thành phố Thừa Đức và tôi bị giam ở đây trong bốn tháng. Lính canh bức thực và đánh đập tôi một cách tàn độc.

Sau khi tôi được thả khỏi trại tẩy não, công an và quan chức địa phương tiếp tục sách nhiễu tôi. Trước thềm Thế vận hội Olympic 2008 được tổ chức ở Trung Quốc, hai cảnh sát đã đến nhà tôi và lấy chứng minh thư của tôi, để phòng việc tôi đi Bắc Kinh thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại.

Trong tháng 1 năm 2010, cảnh sát đến nhà tôi vài lần và lấy một cuốn sách Pháp Luân Đại Pháp của tôi (sau đó tôi đã tìm cách lấy được lại). Người của Phòng 610 đã đến nhà tôi vào tháng 6 năm 2012 và cố gắng ép tôi phải viết tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, nhưng họ không đạt được mục đích của mình.

Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/27/377645.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/24/173745.html

Đăng ngày 29-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share