[MINH HUỆ 12-6-2018] Một kỹ sư 77 tuổi đã bị bức hại nghiêm trọng trong suốt 19 năm vì kiên định niềm tin vào Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện đang bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại. Hiện ông Tào đang phải đối mặt với một phiên xét xử khác và có thể bị cầm tù. Liên tục bị bắt bớ, giam giữ và tra tấn đã khiến cho sức khỏe của người đàn ông ngoại thất tuần này bị tổn hại nghiêm trọng.
Ông Tào Hồng Như sinh sống ở khu Trường Ninh, Thượng Hải. Vụ việc bắt giữ phi pháp gần đây nhất xảy ra vào ngày 4 tháng 12 năm 2017, khi ông tặng lịch để bàn có thông tin của Pháp Luân Công cho hàng xóm của mình.
Ở trong Trại tạm giam khu Trường Ninh, ông Tào đã tuyệt thực và bị cảnh sát bức thực tàn bạo. Ngày 25 tháng 12 năm 2017, ông Tào được tại ngoại để điều trị y tế.
Ngày 5 tháng 3 năm 2018, hồ sơ vụ việc của ông Tào đã được chuyển tới Văn phòng Viện kiểm sát khu Trường Ninh và sau đó được chuyển tới Tòa án khu Phụng Hiền, Thượng Hải vào ngày 20 tháng 4.
Kể từ cuối tháng 5 năm nay, sức khỏe của ông Tào đã suy giảm nghiêm trọng.
Kỹ sư gương mẫu
Thời học đại học, ông Tào Hồng Như có thành tích học tập đặc biệt xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp, ông được Nhà máy Dệt Thượng Hải mời làm việc. Ông rất chăm chỉ và đã có nhiều phát minh sáng tạo và cải tiến kỹ thuật. Ông đã được trao thưởng Nhân viên Kiểu mẫu trong ngành công nghiệp dệt năm năm liền và là một trong những nhóm kỹ sư đầu tiên được Hội đồng Nhà nước của ngành công nghệ dệt may công nhận kể từ sau Cách mạng Văn hóa.
Năm 1989, ông Tào và hai đồng nghiệp khác được cử đến Nam Mỹ để thành lập một nhà máy may mặc để sản xuất quần áo với nguồn nguyên liệu của Trung Quốc để xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Sau khi nghiên cứu thị trường, họ quyết định xây dựng một nhà máy sản xuất ở Costa Rica.
Ông Tào ngày đêm miệt mài với khối lượng công việc khổng lồ đã khiến sức khỏe của ông sa sút nghiêm trọng, thân thể đầy rẫy bệnh tật, ông đành phải xin trở về Trung Quốc để điều trị bệnh tật.
Điều trị y tế không có tác dụng. Tháng 11 năm 1995, ông Tào bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Sau vài tuần tu luyện, tất cả bệnh tật của ông bao gồm loét dạ dày, tăng sản cột sống, lở loét tái phát trong khoang miệng, mất ngủ mãn tính và bệnh thấp khớp,… đã biến mất không còn dấu vết.
Ông chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công trong cuộc sống hàng ngày. Ở đơn vị công tác cũng như ngoài xã hội, ông Tào được mọi người kính trọng. Ngay cả truyền hình Trường Ninh cũng phỏng vấn ông để quảng bá rộng rãi sự gương mẫu và phẩm chất tốt đẹp của ông.
“Tôi không thể phản bội đức tin vào Pháp Luân Công”
Ngày 20 tháng 7 năm 1999, chính quyền Cộng sản Trung Quốc, khi ấy do Giang Trạch Dân lãnh đạo, đã phát động bức hại Pháp Luân Công trên phạm vi toàn quốc. Cuộc sống yên bình của ông Tào bị đảo lộn hoàn toàn.
Một ngày sau khi cuộc bức hại khai màn, ngày 21 tháng 7 năm 1999, ông Tào và nhiều học viên Pháp Luân Công khác đã tới Văn phòng Kháng cáo Thành phố Thượng Hải để thỉnh nguyện ôn hòa cho Pháp Luân Công, nhưng họ bị cảnh sát tấn công và xua đuổi. Ông Tào bị tống vào một chiếc xe cảnh sát và đưa trở về nhà. Về đến nhà, cảnh sát cố gắng buộc ông ký vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công với những lời đe dọa giam giữ.
Vì lo sợ cho sự an toàn của ông Tào, cấp trên và con rể của ông đã quỳ trước mặt ông cầu xin ông ký vào bản tuyên bố. Ông đỡ họ đứng dậy trong nước mắt, tâm ông kiên định nói: “Tôi không thể phản bội đức tin của mình và tôi không thể phản bội Sư phụ của tôi, người đã cho tôi cuộc sống thứ hai.” Ngày hôm đó, cảnh sát đã sách nhiễu ông Tào và gia đình ông tới tận 1 giờ sáng mới chịu rời đi.
Tháng 8 năm 1999, ông Tào đã tới Bắc Kinh. Ông gặp hai học viên trẻ tuổi khác trên tàu. Ba người họ đã giương một biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” trên Quảng trường Thiên An Môn. Chỉ trong chốc lát, họ bị cảnh sát bắt giữ phi pháp và bị đánh đập.
Các học viên này bị giam giữ nhiều ngày trong một trại giam, sau đó cảnh sát địa phương đưa trả ông Tào về Thượng Hải. Ông đã bị đưa tới một đồn cảnh sát, ở đó trưởng đồn cố gắng buộc ông viết một tuyên bố cam kết từ bỏ Pháp Luân Công, nhưng ông Tào đã từ chối.
Ông bị chuyển tới Trại giam Trường Ninh vào nửa đêm, ở đó ông bị tra tấn tàn khốc. Đầu tiên ông bị nhốt trong một căn phòng tối đen như mực, sau đó ông bị xích vào tường với tay chân căng ra từ 1 giờ sáng tới 3 hay 4 giờ chiều.
Ông Tào bị giam giữ mà không hề có lý do buộc tội nào. Ba mươi ngày sau ông mới được trả tự do.
Trường kỳ bị bức hại vì kiên định tín ngưỡng
Ngày 17 tháng 10 năm 2000, ông Tào đã bị bắt giữ phi pháp một lần nữa khi ông đang phân phát tài liệu giảng chân tướng cho người dân. Ông bị đưa tới trại tạm giam khu Mẫn Hành; ở đó ông bị cấm ngủ và bị buộc phải đứng nhiều giờ đồng hồ trong suốt thời gian diễn ra các phiên thẩm vấn. Chỉ cần ông nhúc nhích một chút trong phiên thẩm vấn, cảnh sát sẽ đấm và đá ông.
Một tháng sau, cảnh sát đã đưa ông Tào tới Bệnh viện Tâm thần Tổng hợp Thượng Hải để tiếp tục ngược đãi thêm nữa. Trong bệnh viên, ông bị ép buộc phải uống những thứ thuốc gây tổn hại hệ thần kinh trung ương. Khi ông Tào từ chối, những kẻ bức hại đã chỉ thị bệnh nhân tâm thần ép ông uống, sau đó tiêm vào người ông những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Ông Tào trở nên vô cùng yếu ớt và phải nằm trên giường cả ngày.
Vợ của ông Tào yêu cầu giám đốc bệnh viện trả ông về nhưng nhận được câu trả lời: “Chồng của bà sẽ không bao giờ được về nhà nếu không được phép từ sở công an.”
Một nữ bác sỹ trưởng đã viết trong bảng theo dõi bệnh án của mình: ”Bệnh nhân này sẽ không bao giờ từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.” Mặc dù bà đã biết rõ rằng ông Tào là người khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng bà ta tiếp tục cho ông Tào uống những loại thuốc gây tổn hại thần kinh nghiêm trọng.
Khi chị gái ông Tào hay tin về tình hình của ông, bà đã tới văn phòng giám đốc bệnh viện. Bà nói: “Em trai tôi là một người khỏe mạnh, tôi sẽ không bao giờ bỏ qua cho các vị nếu các vị đày đọa cậu ấy thành phế nhân hay rối loạn tinh thần. Cả ba con trai tôi đều làm việc cho công ty nước ngoài, và nếu em trai tôi có gì bất trắc, tôi sẽ bảo chúng phơi bày việc làm bẩn thỉu của các vị ra toàn thế giới.”
Sau cuộc gặp giám đốc bệnh viện đã giảm thuốc cho ông Tào.
Chị gái của ông Tào cũng phơi bày chân tướng việc em trai bà bị bức hại trong bệnh viện với người dân địa phương và tại hội nghị liên tịch của Phòng 610. Bà đã khuyến khích vợ của ông Tào nói về việc bản thân đã bị Phòng 610 đe dọa như thế nào và ép buộc bà ký vào một tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công ra sao.
Phòng 610 rất tức giận trả đũa và cố gắng buộc tội chị ông Tào với những bằng chứng giả hòng gán tội hãm hại bà. Nhưng họ bất lực vì chị gái ông Tào rất được tôn trọng ở cả ở đơn vị công tác lẫn cộng đồng địa phương.
Ông Tào tiếp tục bị bức hại tại bệnh viện. Một hôm, họ buộc ông phải nuốt một ít chất lỏng màu trắng sền sệt. Ngay sau đó, ông cảm thấy toàn thân khó chịu và ông không thể ra khỏi giường. Khi chị gái của ông tới thăm ông vào buổi chiều, bà đã phát hiện thấy ông Tào ngủ mê man và người trán nóng như lửa.
Bà đánh thức ông Tào và ông nói với bà những gì đã xảy ra với ông. Bà tức tốc chạy tới văn phòng giám đốc bệnh viện và nói nghiêm nghị: “Các vị muốn hại chết em trai tôi, tôi sẽ không bao giờ tha cho các vị. Nếu muốn tất cả các vị được bình an vô sự, thì hãy mau chóng thả em tôi ra và đưa cậu ấy đi cấp cứu ngay lập tức!”
Lo sợ chịu trách nhiệm, bệnh viện đã cử bác sỹ cấp cứu ông Tào. Quá trình cấp cứu mất rất nhiều thời gian, mãi đến rạng sáng hôm sau, ông Tào thoát khỏi nguy hiểm.
Nhờ sự giúp đỡ và giải cứu của chị gái, tháng 4 năm 2001, ông Tào đã được trả tự do.
Cuối năm đó, ông Tào đã hai lần bị giam giữ phi pháp trong một trung tâm tẩy não, ở đó ông bị buộc phải xem các chương trình truyền hình phỉ báng Pháp Luân Công, sau đó còn cưỡng ép ông viết ra cảm nghĩ và nhận thức của ông về các chương trình đó. Họ thường xuyên gọi ông tới văn phòng để sách nhiễu, đánh vào đầu và ngực ông.
Bị tra tấn tại Nhà tù Đề Lam Kiều
Năm 2004, ông Tào bị bắt giữ phi pháp một lần nữa vì phân phát tài liệu giảng chân tướng. Sau đó, ông đã bị kết án ba năm tù giam tại Nhà tù Đề Lam Kiều.
Ở đó, họ dùng nhục hình tra tấn ông Tào hòng ép ông viết giấy nhận tôi. Ông Tào đã tuyệt thực để phản đối. Lính canh đã bức thực ông tàn bạo bằng một cái ống, khiến ông bị nôn ra máu. Ông bị hành hạ như vậy liên tục trong ba tháng.
Cuối cùng, ông Tào đã ngừng tuyệt thực khi đại đội trưởng (Mã Đạt) đồng ý yêu cầu của ông rằng họ sẽ không ép buộc ông viết bất cứ giấy “nhận tội” nào và sẽ không bức hại các học viên ở trong vùng thuộc phạm vi quản lý của ông ta. Năm 2007, ông Tào được tại ngoại.
Tuy nhiên, ông Tào vẫn tiếp tục bị bức hại. Ông bị bắt một lần nữa vào ngày 27 tháng 3 năm 2010 khi ông đang phân phát đĩa CD giảng chân tướng. Vương Giác của Phòng 610 địa phương và thuộc cấp của ông ta đã lục soát nhà của ông Tào và tra tấn ông, khiến ông bị thương nghiêm trọng ở chân. Lần này ông bị kết án bốn năm tù giam và bị đưa đến Nhà tù Đề Lam Kiều một lần nữa.
Ông Tào tiếp tục bị bức hại nghiêm trọng và bị nhốt trong một phòng giam cùng với một tội phạm hình sự bị rối loạn tâm thần, nơi đây được gọi là “Khu kiểm soát nghiêm ngặt”.
Ông đã bị tước đoạt những khoản phụ cấp ít ỏi dành cho tù nhân, chẳng hạn như việc hạn chế mua nhu yếu phẩm hoặc đồ ăn, rửa mặt và giặt quần áo bên ngoài phòng giam của họ.
Ông bị buộc phải ngồi trên một vật nhỏ với bề mặt gồ ghề cả ngày ròng. Khi ông Tào đau đến mức không chịu nổi và đứng dậy thì các tù nhân được chỉ định giám sát ông sẽ đánh và đá ông tàn bạo. Ông bị buộc phải ngồi theo cách này hơn 10 giờ mỗi ngày. Mông của ông bị loét, mưng mủ và máu, khiến ông đau đớn khôn tả.
Buổi tối, ông bị ép phải ngủ gần cửa sắt của phòng giam để họ có thể giám sát ông qua một camera giám sát. Các tù nhân thay phiên nhau dùng chân đá vào đầu ông 15 phút một lần nhằm không cho ông ngủ.
Ông Tào không được phép tắm hoặc cắt tóc. Thân thể của ông bốc mùi nặng, tóc và râu của ông dài và rối bù vì không được chải chuốt.
Sau ba tháng bị bức hại, ông Tào trở nên rất yếu ớt. Ông không thể đứng thẳng và cánh tay của ông run rẩy không kiểm soát. Ông được chẩn đoán bị nhồi máu lỗ khuyết, tăng huyết áp cấp độ ba, và liệt cánh tay phải phía trên.
Sợ ông Tào có thể chết trong tù, lãnh đạo nhà tù đã gọi gia đình ông Tào tới đưa ông về nhà để điều trị y tế. Ông Tào trở về nhà ngày 26 tháng 3 năm 2014.
Lần bức hại gần đây nhất
Ngày 4 tháng 12 năm 2017, khi ông Tào đang phân phát lịch để bàn có thông tin Pháp Luân Công cho những người hàng xóm thì ông bị cảnh sát ở phân cục Trường Ninh bắt giữ một lần nữa. Ông được tại ngoại để trị bệnh vào ngày 25 tháng 12 sau khi tuyệt thực và bị bức thực tàn bạo. Hiện tại, hồ sơ của ông đã được chuyển tới Tòa án khu Phụng Hiền ở Thượng Hải và người đàn ông cao niên 77 tuổi này lại một lần nữa đối mặt với phiên xét xử phi pháp.
Từ ngày 31 tháng 5 năm 2018, ông Tào đã gặp các vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng. Ông bị nôn mửa và tiêu chảy, đồng thời không thể ăn uống trong suốt bốn ngày. Ông không kiểm soát được vấn đề đại tiểu tiện của mình. Cân nặng của ông sụt giảm từ 73kg xuống còn 66kg. Bác sĩ chẩn đoán ông bị tổn thương lỗ khuyết hạch nền hai bên liên quan tới teo não, vôi hóa liềm đại não và suy thận.
Hiện tại, ông Tào đi lại rất khó khăn và nếu đi ra ngoài thì ông không thể nhớ đường về nhà. Ông liên tục đau đầu và phải nằm trên giường mỗi ngày.
Chúng tôi kêu gọi cộng đồng thế giới quan tâm tới trường hợp của ông Tào và giúp đỡ chấm dứt cuộc bức hại lên các học viên Pháp Luân Công vô tội mà chính quyền cộng sản Trung Quốc đã và đang tiến hành.
Danh sách những người tham gia bức hại ông Tào:
Đồn Cảnh sát Tân Hoa Lộ: +86-23030008, +86-23020013
Trưởng đồn: +86-15601991082
Trác Quân, cảnh sát phụ trách vụ án: +86-13061996462
Phân cục Cảnh sát Trường Ninh: +86-20-162906290, +86-02-123039000
Viện kiểm sát khu Trường Ninh ở Thượng Hải: +86 02-162081100, +86-02-162521100
Tòa án khu Phụng Hiền
Trần Sĩ Long, chủ tọa phiên tòa: +86-02-37190666, máy lẻ 26051
Thịnh Thần, thư ký: +86-02-37190666, máy lẻ 26013, +86-18001682371(di động)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/12/368732.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/2/170971.html
Đăng ngày 11-7-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.